Lấy cớ trời rét dịp Tết Nguyên đán, vợ tôi không chịu về quê chồng
Vợ từ chối về quê chồng với lý do Tết này trời rét, cô ấy không chịu nổi cái rét nhói buốt của miền Bắc, nhưng tôi hiểu thật ra cô ấy sợ lễ nghi, phong tục quê tôi.
Năm nay, tôi đã lên kế hoạch rất kỹ lưỡng cho chuyến về quê ăn Tết cùng gia đình. Mọi thứ đã được chuẩn bị sớm, từ vé xe đến lịch trình, thậm chí tôi còn dự định dành nhiều thời gian để thăm bà con, bạn bè sau một năm làm việc vất vả.
Nhưng chỉ một ngày trước khi xuất phát, vợ tôi bất ngờ đưa ra một lý do khiến tôi phải đứng hình: “Quê anh rét mướt, em không về đâu!”. Vợ còn giơ điện thoại, mở cho tôi xem tin dự báo thời tiết, miền Bắc dịp Tết Nguyên đán có mưa rét vì đón đợt không khí lạnh mạnh. Vợ nói cô ấy không chịu được kiểu rét nhói buốt của quê tôi, nó làm cô ấy bị ốm sụt sùi không khỏi.
Ban đầu tôi chỉ nghĩ vợ mình đang đùa. Ai lại có lý do rét mướt để không về quê ăn Tết? Nhưng sau một lúc, nhìn vẻ mặt nghiêm túc của cô ấy, tôi nhận ra, đó không phải là một câu đùa.
Mỗi năm, tôi đều mong chờ những khoảnh khắc đầm ấm bên gia đình, thưởng thức những món ăn Tết đặc trưng của quê hương và chia sẻ niềm vui cùng những người thân yêu. Nhưng năm nay, có vẻ như mọi thứ sẽ không diễn ra như dự định.
Tuy vợ nói lý do là thời tiết miền Bắc quá rét, sợ sẽ bị cảm lạnh, mệt mỏi, nhưng sau một lúc suy nghĩ, tôi nhận ra có thể đây chỉ là một cái cớ để cô ấy tránh những chuyến về quê chồng. Từ lâu rồi, tôi nhận thấy vợ luôn tìm cách né tránh việc ăn Tết nhà nội.
Video đang HOT
(Hình minh họa)
Tôi thầm nhận ra lý do sâu xa hơn mà vợ không muốn nói ra: Cô ấy sợ những lễ nghi, phong tục trong gia đình chồng.
Vợ tôi là người miền Nam, nơi mà ngày Tết không có nhiều lễ nghi phức tạp như ở miền Bắc. Những buổi cúng bái, thăm hỏi bà con, các nghi thức truyền thống của gia đình chồng luôn khiến cô ấy cảm thấy không thoải mái. Mỗi năm về quê, tôi nhận thấy cô ấy luôn ngượng ngùng, khó hòa đồng khi phải tham gia những hoạt động đó. Vì không quen, cô ấy hành xử hoặc nói năng không được như mong đợi của người quê tôi nên đôi khi phải nghe những lời trách móc bóng gió, điều đó làm vợ cảm thấy tổn thương và khó chịu.
Vợ không nói ra, nhưng tôi hiểu rằng những nghi thức trong gia đình tôi, dù chỉ là những buổi cúng Tết, hay việc phải gặp mặt, thăm hỏi những người trong họ hàng mà vợ không quen biết, luôn làm cô ấy cảm thấy ngột ngạt. Những nghi thức đòi hỏi sự tham gia đầy đủ con cháu đó có vẻ như thành gánh nặng đối với vợ tôi, người không quen thuộc với những phong tục tập quán quê chồng.
Và rồi, trời rét trở thành một cái cớ để cô ấy không phải đối mặt với những điều mà mình không thích.
Tôi không trách vợ vì hiểu rằng không phải ai cũng có thể dễ dàng hòa nhập với phong tục của một vùng đất mà mình rất ít khi đến, nhất là vùng đất có sự khác biệt lớn về văn hóa. Nhưng tôi vẫn rất buồn, vì Tết là dịp hiếm hoi để gia đình tôi quây quần, để tôi có thể giới thiệu vợ với những người quen, để cả gia đình cùng nhau trải qua những khoảnh khắc sum vầy.
Dù cố gắng, cuối cùng tôi vẫn không thuyết phục được vợ. Cô ấy nhất quyết ở lại TP.HCM, một mình tôi về quê. Thôi thì đành chấp nhận, vì tôi biết mình phải tôn trọng quyết định và cảm xúc của vợ. Dù vậy, tôi vẫn không thể không cảm thấy thất vọng, cảm thấy vợ hơi ích kỷ, mỗi năm chỉ vài ngày mà vẫn không thể chấp nhận vì chồng và nhà chồng.
Nghĩ đến cảnh về quê chồng dịp Tết, tôi lại rùng mình sợ hãi trước yêu cầu oái oăm của mẹ chồng
Mẹ chồng gọi điện thúc giục con dâu phải mua nhiều quà, chuẩn bị số tiền lớn để về đưa cho bà tiêu dịp Tết.
Chúng tôi lấy nhau được tròn 9 năm hòa thuận với một trai đầu lòng 7 tuổi và gái út cũng vừa đón sinh nhật 2 tuổi. Nhìn bề ngoài, ai cũng bảo gia đình tôi thật hạnh phúc đong đầy, cuộc sống viên mãn. "Có nếp có tẻ" về đường con cái, công ăn việc làm thu nhập của cả hai vợ chồng đều ổn định...
Năm ngoái, cũng dịp này vui mừng lắm vì làm ăn tốt cả năm, cuối năm có khoản tiền lớn để sắm Tết. Nhưng năm nay việc làm ăn không thuận lợi, tôi tự an ủi bản thân là các con khỏe mạnh, gia đình êm ấm là chấp nhận được rồi. Cũng may là chưa thua lỗ, nợ nần nên mong năm tới sẽ làm ăn phát đạt trở lại.
Cũng chính vì không có tiền mà tôi quên luôn cả nghĩ đến Tết trong khi nhà nhà đang tất bật dọn dẹp, mua sắm. Nhất là nghĩ đến cảnh về quê chồng dịp Tết mà tôi lo lắng bất an. Tết tôi không muốn về quê, không phải vì tôi không có hiếu, không nhớ đến quê quán nhà chồng, mà là vì tiền không có. Dịp Tết, biết bao khoản dồn dập, chưa kể còn phải đi ngoại giao, cảm ơn nhiều nơi. Tốn kém không biết bao nhiêu là tiền.
Hai vợ chồng tôi sống ở thành phố, thu nhập năm vừa rồi cũng chỉ đủ ăn, lo sinh hoạt phí, tiền học cho con. Cả năm làm vất vả như vậy mà không dư ra ít tiền mà lo tiêu dip Tết. Các tháng bình thường đã phải khéo chi lắm mới đủ, hầu như tiền dư thừa cũng chỉ để sắm sửa cái nọ cái kia, chứ không có khoản tiết kiệm. Tôi làm ở công ty nên cũng có lương, thưởng Tết, nhưng cũng không đáng là bao. Cái chính là việc làm ăn thêm của tôi lại không thuận lợi.
Dịp Tết đóng nhiều khoản hơn bình thường, nhất là tiền học của con ở trương tư thục, tiền phí dịch vụ, gửi xe... các nơi đều yêu cầu đóng gộp 2 tháng. Vậy nên tiền thưởng Tết của hai vợ chồng coi như vừa đủ. Tôi cố gắng không tiêu gì để ít ra nhà cũng có càng đào, chậu quất nhỏ bày Tết. Mua đồ để làm mâm cỗ thắp hương... chứ không dám mua quần áo mới cho bản thân mình và hai con.
Con dâu lo lắng khi mẹ chồng yêu cầu quà dịp Tết. Ảnh minh họa
Khó khăn là thế nhưng mẹ chồng tôi nào đâu biết, bà cả tháng nay thường xuyên gọi điện thúc giục con dâu mua quà. Mẹ chồng dặn: "Năm ngoái con về biếu bố mẹ mấy chai rượu ngoại, Tết mở ra mời họ hàng nhà nội, nhà ngoại ai cũng khen ngon và sang trọng. Tết này con chuẩn bị cho mẹ quà biếu từng nhà, mỗi nhà một chai rượu ngoại, hộp bánh, kẹo ngoại nhé. Cả năm mới có một lần, con giúp mẹ để được lòng anh em, họ hàng nhé".
Chưa hết, mẹ chồng còn đòi con dâu mua thêm quần áo, giày dép mới cho cả nhà. Hôm trước, mẹ chồng tôi gọi điện nói khó con dâu: "Tết này mẹ hết tiền rồi, con có tiền mang về cho mẹ vài chục tiệu để tiêu Tết nhé. Không là mất Tết, khách đến chơi không có gì họ cười vào mặt cho. Con làm ăn được, thôi thì bớt chút tiền giúp mẹ nhé".
Tôi cảm thấy buồn và chạnh lòng, khi nghĩ đến bố mẹ đẻ đã lâu rồi chưa mua quà gì đáng giá, bởi có mua ông bà nhất quyết không nhận vì không quan trọng chuyện quà cáp. Bản tính tôi rất quý trọng nhà chồng, không có tính keo kiệt gì nhưng chúng tôi cũng rất khó khăn nên ngày Tết sắp cận kề mà biết bao khoản tiền tiêu Tết cứ treo lơ lửng trên đầu. Chồng tôi phần thì vì sĩ diện, phần lại ngại mình là con trưởng nên về quê là dịp để ra oai, khoe mẽ bản thân.
Tôi cũng đã chia sẻ thật với chồng, anh ấy không chịu còn mắng vợ: "Tôi không biết, cả năm làm vất vả, cuối năm cũng phải có tiền mà về quê chứ. Cô phải chuẩn bị ít nhất vài chục triệu để tôi mang về quê biếu mẹ. Cô về nhà ngoại xin hay đi vay cũng được, ra Tết tiết kiệm tiền trả sau".
Không muốn gia đình xảy ra tranh cãi nên tôi đành phải nín nhịn. Tôi phải làm gì để chồng và mẹ chồng hiểu cho tình cảnh của tôi hiện nay? Tôi chịu làm theo yêu cầu của mẹ chồng hay thẳng thắn từ chối? Hãy cho tôi lời khuyên!
Tết nào cũng đau đầu vì mẹ chồng bắt nghỉ học, nghỉ làm từ 23 âm lịch để về quê phục vụ cả họ ăn Tết sớm Cuộc sống đã đủ thứ áp lực rồi, có mỗi dịp nghỉ Tết thì làm ơn đừng mặt nặng mày nhẹ với nhau nữa được không? Tôi với chồng hay đùa nhau là may mà ông bà nội thì ở quê còn mình thì làm ăn ở thành phố là chính, năm về gặp nhau được đôi ba lần thôi chứ giả dụ...