Lấy chồng xa trăm nỗi tủi hờn…
Đàn bà, có ai lấy chồng xa, có ai từng tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu của mình mà sau rồi chả có đôi lần thất vọng.
“Có con thì gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng mang cho”
Khi yêu nhau thời hiện đại, có ai nghĩ lấy chồng xa là khổ, khi mà người ta chỉ trong vòng hơn một tiếng đồng hồ có thể đi được cả đôi nghìn km, từ đầu này đất nước tới đầu kia đất nước. Vậy thì cái lí thuyết lấy chồng xa là khổ còn ai nghĩ tới nữa.
Nhưng tại sao các bà mẹ vẫn một mực muốn con gái lấy người gần gũi mình về mặt địa lý. Nhưng con gái thì nghĩ, bây giờ lấy chồng nghèo mới khổ, chứ lấy chồng xa đâu có khổ gì?
Ngày học đại học, có lẽ ít người không có người yêu lắm. Mà tình yêu sinh viên thì trong sáng vô cùng, không có tính toán thiệt hơn, yêu chỉ là vì yêu thôi. Thục cũng vậy, cô đem lòng yêu anh chàng cùng ở kí túc xa Kiên. Thục là con gái, sinh ra ở một thành phố lớn, tuy không phải ở trung tâm, chỉ là ngoại thành, nhưng cuộc sống của Thục vẫn khác xa cuộc sống của một chàng trai nơi miền núi phía bắc xa xôi.
Thục yêu Kiên vì tính hiền lành, chu đáo của anh, yêu anh vì vẻ ngoài thư xinh, đẹp trai ấy. Họ quấn quýt nhau suốt. Tình yêu đẹp đó khiến mọi người trong phòng đều ủng hộ.
Họ yêu nhau suốt hai năm đại học. Nhưng khi ra trường, đưa Kiên về ra mắt bố mẹ, cả nhà Thục phản đối, người phản đối nhiều nhất, kịch liệt nhất không ai khác là mẹ Thục. Bà khóc lên khoc xuống khuyên con gái bỏ Kiên. Nhưng cả hai vẫn tiếp tục yêu nhau và họ tin sẽ thuyết phục được bố mẹ Thục. Bởi về phía gia đình Kiên thì không ai phản đối cả. Mà lí do mẹ Thục phản đối Kiên không phải vì con người anh, chỉ vì một lí do duy nhất, Kiên quá xa Thục về mặt địa lý.
Đàn bà, có ai lấy chồng xa, có ai từng tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu của mình mà sau rồi chả có đôi lần thất vọng. (ảnh minh họa)
Mẹ Thục cũng là một cô gái ở quê của một tỉnh khác về làm dâu ở đây. Bà hiểu được nỗi tủi hờn khi lấy chồng xa là như thế nào? Khi ốm đau thui thủi một mình, khi cô đơn cũng chỉ một mình, khi muốn được chạy về bên mẹ, được ăn bữa cơm ngon mà không phải nấu, được chia xẻ buồn vui và được an ủi vỗ về từ mẹ… đều không thể được. Thậm chí, lúc sinh con, cũng không được kiêng cữ cẩn thận, không được chăm sóc tử tế. Một mình bơ vơ nơi xứ người, trăm ngàn nỗi tủi hờn bà đã phải trải qua… Những nỗi ám ảnh đó khiến cho bà nhất định không cho cô con gái duy nhất lấy chồng xa, cho dù Thục có khóc lóc lăn lên lộn xuống, cho dù Kiên vì yêu thục mà đã quỳ gối xin bà.
Video đang HOT
Tốt nghiệp đại học, họ ngậm ngùi tạm chia tay, Thục hứa, nhất định sẽ thuyết phục mẹ cho hai đứa ở bên nhau. Nhưng rồi khoảng cách địa lý,cùng áp lực công việc khiến cả hai không còn thời gian nghĩ về nhau quá nhiều. Tình cảm vì thế cũng không được như ngày xưa. Cuối cùng vì mẹ Thục quá kiên định, công việc của Thục cũng không được thuần lợi nên họ chia tay nhau. Khi nghe tin hai người chia tay, bạn bè cùng ở với Thục đều tiếc rẻ cho hai người. Và cũng không hiểu sao mẹ Thục lại có thể kiên định tới vậy.
Hai năm sau, Thục lấy một người ở xã gần bên. Chồng đi làm xa, vì thế thời gian Thục ở nhà chồng thì ít mà về nhà mẹ thì nhiều. Được ăn cơm mẹ nấu, được chơi với chị em, được ngủ dậy muộn, chỉ khi nào ở nhà chồng Thục mới phải giữ ý. Nhưng thời gian lấy chồng, đôi bàn tay Thục bắt đầu có những vết nứt tới chảy máu. Thục không làm được gì ngoài những việc nhẹ và khô khan. Còn làm gì liên quan tới nước là Thục phải đeo gang tay. Khi ấy, Thục mới thấy thấm thía việc lấy chồng gần tốt như thế nào.
Có gì cũng có thể chạy qua nhờ mẹ giúp, ốm đau có mẹ thuốc thang lo cho, buồn tủi ấm ức có mẹ khuyên giả an ủi. Lấy chồng đâu phải đơn giản như Thục nghĩ, đâu phải chỉ lấy mỗi người mình yêu, mà là phải lấy cả gia đình nhà chồng. Mà có mẹ chồng nào lại thương con dâu khác máu tanh lòng bằng người mẹ rứt ruột đẻ con ra. Lúc ấy, Thục mới nghẹn ngào ôm mẹ mà cảm ơn bà. Cảm ơn mẹ vì đã ngăn cản ý định cuồng nhiệt của tuổi trẻ.
Quả thật, tuổi trẻ có mọi thứ, nhan sắc, trí thông minh, tài năng, nhiệt huyết… thứ mà họ thiếu duy nhất, chính là những trải nghiệm của cuộc đời mà thôi. Những thứ đó, chỉ chính bản thân trải qua họ mới tin, mới thấm thía.
Nhưng chính nhờ có mẹ, mà Thục không rơi vào cái cảnh: “chiều chiều ra đứng ngõ sau, ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Hay: “Mẹ ơi đừng gả con xa, chim kêu vượn hú biết nhà má đâu?”… (ảnh minh họa)
Ngày Thục sinh con gái, mẹ chồng thì thích cháu trai vì là con một trong nhà, thế là chỉ có một mình mẹ Thục chăm lo thục ở bệnh viện, rồi lại xin phép nhà chồng đón Thục về chăm sóc suốt ba tháng ở cữ. Đôi tay thục bị bệnh nứt cơ địa nên hầu như mẹ Thục làm tất cả. Nhìn mẹ vất vả sơm khuya, đêm còn thức bế con cho Thục ngủ. Thục chỉ biết nén giấu giọt nước mắt sau lưng mẹ. Ai bảo là gả con gần để mong được bát canh cần con cho chứ, mẹ mong gả con gần để còn được bao bọc con đến hơi thở cuối cùng mà thôi.
Bây giờ thì Thục mới cảm ơn mẹ ngàn lần vì ngày xưa mẹ nhất định không gả nàng cho Kiên. Nếu không, bây giờ trên cái tỉnh miền núi xa xôi cả nghìn km ấy, không biết nàng sẽ sống như thế nào khi chỉ có một thân một mình đơn độc. Bây giờ nàng khóc, không phải vì tiếc nuối mà vì nàng đã không thể hiểu được nỗi lòng của mẹ, không thể hiểu được tình yêu mà mẹ dành cho mình. Thậm chí, có thời gian, Thục còn có ý nghĩ căm hận sự lạnh lùng và tàn nhẫn của mẹ đối với nàng và Kiên.
Nhưng chính nhờ có mẹ, mà Thục không rơi vào cái cảnh: “chiều chiều ra đứng ngõ sau, ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Hay: “Mẹ ơi đừng gả con xa, chim kêu vượn hú biết nhà má đâu?”…
Đàn bà, có ai lấy chồng xa, có ai từng tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu của mình mà sau rồi chả có đôi lần thất vọng. Quả thật tình yêu không có lỗi, chỉ có điều vì thời gian, ngay cả thứ tình yêu sâu đậm nhất cũng có thể nhạt phai, người phụ nữ trong những phút trống trải cô đơn, trong những nối ấm ức tủi hơn… không thể tìm kiếm được tất cả những sự ấm áp, bao dung bên người bạn đời của mình. Trên đời này chỉ có một người duy nhất có thể khỏa lấp được tất cả những điều đó, là những người mẹ mà thôi.
Và chỉ khi chúng ta làm mẹ, chúng ta nhìn con lớn lên, chúng ta mới biết, những gì mẹ nói luôn là những trải nghiệm quý báu, đã được đúc kết, chắt chiu từ chính nhưng đớn đau có thực trong đời…
Theo VNE
Nghỉ dài mà chồng không cho về nhà mẹ đẻ
Chuyện 1 năm không được về nhà từ ngày lấy chồng thì âu cũng là do hoàn cảnh nhưng phần nhiều là do chồng không tâm lý.
Lấy chồng 1 năm chưa được về nhà
Cái chuyện 1 năm không được về nhà từ ngày lấy chồng thì âu cũng là do hoàn cảnh. Ngày mới cưới, vợ chồng còn khó khăn, hơn nữa, dù là lấy chồng ở tỉnh khác nhưng lại là hai tỉnh của hai đầu tổ quốc nên xa xôi cách trở, việc đi lại cực kì khó khăn. Tôi đã cố nén nỗi nhớ thương cha mẹ trong lòng, nghĩ là tiết kiệm tiền nong để khi nào Tết về một thể. Lòng buồn lắm nhưng biết làm sao được, trái tim đâu đớn vô cùng. Chỉ là chồng không khá giả gì, vợ chồng cũng không có tiền nhiều nên đành chấp nhận.
Cố gắng làm ăn để hi vọng cái Tết được về sum họp với gia đình. Thế mà đùng một cái, ngày Tết gần đến, chồng nói không đặt được vé tàu. Gia đình nghèo chỉ đi tàu thôi chứ làm gì có tiền đi máy bay. Nhưng mà chồng lại không báo trước cho tôi chuyện đó, khiến lỡ hẹn với bố mẹ. Tôi buồn mấy ngày, cái Tết ấy với tôi không vui chút nào. Năm đầu tiên không có điều kiện về quê, bố mẹ cũng thương con gái nhưng vì con rể gọi nói là lý do chính đáng nên bố mẹ cũng đành thôi. Biết sao được, con gái mình đã đi lấy chồng, lại lấy chồng xa, bố mẹ nào trách cứ được ai.
Nghĩ lại, làm thân con gái cực khổ. Suốt mấy năm bố mẹ nuôi lớn, cho đi ăn học rồi cuối cùng yêu một người, quyết lấy chồng vì tình yêu. Nhưng bây giờ người ấy khó khăn, chuyện về nhà thăm mẹ đẻ của mình cũng không thành, cũng không suôn sẻ. Thôi thì lại tự an ủi mình, cố gắng làm ăn, có nhiều tiền rồi đi lại cho thư thả rồi còn về biếu bố mẹ, cho bố mẹ an tâm.
Nghĩ lại, làm thân con gái cực khổ. Suốt mấy năm bố mẹ nuôi lớn, cho đi ăn học rồi cuối cùng yêu một người, quyết lấy chồng vì tình yêu. (ảnh minh họa)
Hai vợ chồng làm ăn cũng không có nhiều của cải, tiết kiệm được vài đồng nhưng lại chi tiết hết. Nhất là khi tôi sinh đứa con gái đầu lòng, khoản tiền bỏ vào sinh nở và nuôi con đã quá nhiều, thế nên, tiền tiết kiệm chẳng còn là bao. Nhà xa lại lâu ngày không về, hạch toán một chuyến đi lại cũng mất nhiều lắm! Thương bố mẹ đó nhưng đâu phải lúc nào muốn cũng về được. Công việc còn vướng, ai người ta cho nghỉ nhiều mà về quê. Với lại, cứ mỗi lần nói tới chuyện về là chồng tôi lại nói lảng đi chuyện khác. Có vẻ anh chẳng thích thú gì chuyện về quê vợ...
Hơn 1 năm trời, tôi chưa được về thăm bố mẹ. Gọi điện hỏi thăm bố mẹ liên tục nhưng cũng chỉ nói được một lúc, không thể được gặp, lòng vẫn buồn vô hạn. Chồng tôi không hiểu là vô tâm hay tính tình nhút nhát ngại ngần, mà lần nào tôi giục anh gọi về hỏi thăm bố mẹ vợ, anh cũng ngại bảo tôi gọi là được rồi. Tôi gọi thì thoải mái nhưng ít ra, con rể cũng nên thể hiện tấm lòng hiếu kính. Nói mãi anh cũng không nghe. Anh còn không hào hứng gì về chuyện về quê vợ. Thật sự tôi quá nản lòng. Vì anh chẳng phải con ruột, lại là người hay ngại nên khoảng cách ở xa đã khiến anh không có tình cảm với bố mẹ tôi nên anh không thể hiểu được sự mong mỏi được về quê của tôi là thế nào...
Yêu nhau thì thế, lấy nhau về mới hiểu hết lòng nhau. Tưởng 'xa thơm', hóa ra ở xa, chồng tôi càng kiếm cớ để xa lánh nhà vợ. Chưa bao giờ anh có ý gửi quà hay gì đó về biếu bố mẹ trong khi tôi phải chu toàn với gia đình anh. Nghĩ đúng là bố mẹ nuôi con gái quá thiệt thòi. Chẳng được gì cả rồi lại để con đi lấy chồng, phục vụ nhà khác. Chồng tôi không biết điều chứ thật ra tôi chẳng oán thán gì anh cả. Tôi muốn anh cố gắng làm ăn, tu chí, rồi lo lắng cho gia đình con cái, sau này sẽ bớt được phần khó khăn. Tuy nhiên, trách nhiệm làm chồng, làm con rể của gia đình tôi thì phải chu toàn. Đâu có yêu cầu anh phải liên tục gọi điện hỏi thăm hay mua quà, nhưng mà hơn 1 năm nay rồi, từ ngày tôi cưới, chỉ cái lần về lại mặt, còn lại thì chưa bao giờ anh gọi hỏi thăm bố mẹ vợ, thậm chí cũng không hề có ý cho vợ về thăm bố mẹ.
Yêu nhau thì thế, lấy nhau về mới hiểu hết lòng nhau. Tưởng 'xa thơm', hóa ra ở xa, chồng tôi càng kiếm cớ để xa lánh nhà vợ. (ảnh minh họa)
Nghỉ dài, chồng cấm về vì sợ tốn tiền
Hôm rồi, chỉ còn 1 tháng nữa là tới ngày 2-9, tôi muốn được về thăm bố mẹ và bàn với chồng. Từ ngày lấy chồng, đây là lần nghỉ dài sau Tết, tôi muốn được nghỉ ngơi bên gia đình mình, đưa cháu về cho ông bà ngoại biết mặt cháu. Thế mà chồng tôi nhất định không đồng ý. Anh ấy nói, để Tết hãy về, vì về như thế này tốn kém, Tết lại về thì thật sự không có kinh phí. Anh bảo, đi lại tốn lại còn thêm tiền quà cáp, lâu không về quà còn tốn hơn nhiều. Anh cấm tôi không được về. Tôi giận thì anh bảo, nếu về thì Tết nghỉ hết, không về gì nữa... Tết không về cũng không được, vì cả năm mới được một lần sum họp gia đình, năm ngoái đã không về, năm nay lại không về thì quá hổ thẹn với bố mẹ.
Chồng vốn không phải là người xấu, chuyện anh tiết kiệm tôi cũng hiểu. Tôi cũng có ý thức tiết kiệm. Nhưng quà cáp đâu cần sang trọng. Bố mẹ chỉ mong con cháu về thăm. Lần này mua ít thì lần sau Tết về mua thêm chút ít. Anh ích kỉ khi không nghĩ, tôi đã phục vụ nhà anh, lo cho bố mẹ anh, Tết nhất, ngày lễ, giỗ chạp không thiếu một xu, không bao giờ tính toán. Vậy mà anh lại tính toán từng đồng với người vợ từ ngày lấy chồng chưa được về quê sao?
Gọi điện về cho mẹ mà lòng tôi đau lắm, nước mắt rưng rưng. Tôi buộc phải từ chối lần này, hi vọng vào cái Tết đoàn viên. (ảnh minh họa)
Đã thế, bố mẹ chồng cũng không đồng tình khi tôi xin về lần này. Lấy chồng xa xót xa quá, tôi ân hận vì mình đã vì tình yêu mà chọn lấy chồng ở mãi tận đâu đâu, cách xa nghìn trùng, để rồi, tiền không có mà về quê. Rồi tôi lại trách phận mình nghèo khó, giá như tôi giàu một tí thì chỉ cần đáp chuyến máy bay là có thể đến nơi rồi. Nhưng mà, đi máy bay khứ hồi, lại cả chồng, cả con, thêm các chi phí khác thì chắc tốn lắm, tôi không kham nổi.
Gọi điện về cho mẹ mà lòng tôi đau lắm, nước mắt rưng rưng. Tôi buộc phải từ chối lần này, hi vọng vào cái Tết đoàn viên. Có muốn về thì chồng tôi cũng nhất định không về. Anh quyết định đến Tết, anh cũng không lo vé tàu cho mẹ con tôi, đi một mình thì tôi lại sợ mang tiếng với họ hàng là sao chồng không về cùng, hay có vấn đề gì. Như vậy sẽ làm mất mặt bố mẹ tôi. Muốn giữ thể diện cho ố mẹ và cả bản thân mình, tôi quyết định chọn Tết, và lần này, tôi ngậm ngùi ở lại. Cầu chúc bố mẹ sức khỏe tốt, đợi con cái về sum vầy. Chẳng biết còn được bao nhiêu lần nữa tôi lại được về thăm ba mẹ. Đúng là, cám cảnh lấy chồng xa, nhất là lấy phải người chồng không tâm lý...
Theo Khampha
Chia tay vì bạn gái không muốn lấy chồng xa Tôi cũng từ Bắc vào Nam học tập, nếu lấy nhau em không muốn xa gia đình. Em đến với tôi bất ngờ và quyết định chia tay cũng bất ngờ. ảnh minh họa Tôi quen em tình cờ qua mạng giống như một sự sắp đặt của tạo hoá. Ban đầu chỉ là qua những dòng chat hỏi thăm, rồi nói chuyện...