Lấy chồng nước ngoài vẫn nặng nợ với gia đình ở Việt Nam
Sau vài tháng tôi ra đi, em dâu không muốn ở cùng em trai tôi bị chấn thương sọ nào nữa. Mẹ tôi 65 tuổi, không biết còn phục vụ em trai tôi bao lâu.
ảnh minh họa
Sau khi ra trường và nhận công tác tại công ty, tôi quen một người làm chung và kết hôn sau khoảng hơn một năm tìm hiểu, lấy về rồi mới hiểu hết nhau. Chồng tôi là người quá gia trưởng, độc đoán và ích kỷ. Khi đứa con đầu lòng ra đời vợ chồng bắt đầu lục đục. Tôi đệ đơn ly hôn đơn phương khi con trai mới tròn 3 tuổi. Tòa án gọi lên hòa giải thì anh lại xuống nước xin cơ hội hàn gắn, hứa sẽ sửa đổi nhưng rồi vẫn đâu vào đấy.
Tôi tìm đủ mọi cách để anh hiểu vấn đề, nói chuyện trực tiếp không được tôi viết rất nhiều thư cho anh nhưng chẳng khi nào anh trả lời. Đến lần thứ 4 ra tòa tôi quyết định ly hôn đơn phương sau nhiều năm sống ly thân. Chúng tôi chấm dứt cuộc hôn nhân sau 12 năm là vợ chồng trên giấy tờ. Tòa chia con mỗi người một đứa, không ai cấp dưỡng ai, phân chia tài sản để sang vụ án riêng (giờ vẫn chưa xong).
Tưởng vậy là đã yên thân để sống, nhưng anh vẫn kiếm cớ gây sự. Hai lần anh ghen tuông, đến nhà bạn tôi (cũng là bạn anh) mượn rượu đập phá, phải mời công an làm việc. Tôi sống cùng con trai nhỏ, ở nhờ nhà cha mẹ ruột, đi làm về muộn nên nhờ cô giáo đón con về nhà tắm rửa, ăn chiều rồi mẹ đi làm về đón. Vậy mà anh đến nhà hăm dọa cô giáo không cho đón bé nữa. Rồi nhiều lần anh đi nhậu nửa đêm về, đến đòi con (có lần 3 cha con cùng té xe).
Tôi chán nản, không biết phải làm sao cho yên thân, một phần vì thằng bé nhớ anh nó cứ đòi về anh Hai, tôi chở con về bảo nếu anh lo được cho cả hai thì tôi để chúng ở với anh, còn không để tôi nuôi cả hai. Anh chấp nhận nuôi cả hai. Giờ đây hai con tôi ở với anh và một người phụ nữ mà chúng gọi là cô giúp việc của ba. Một tuần tôi đến thăm con một lần, thấy chúng cũng khỏe mạnh, chơi với nhau vui vẻ nên yên tâm, anh ta không có cớ gì phá tôi nữa.
Nghĩ số mình chẳng ra gì, tôi cũng chẳng màng đến chuyện lấy chồng lần nữa. Vậy mà một thời gian sau phải lòng người đàn ông khác, anh là người Bỉ, đối tác trong công việc. Sự ân cần chăm sóc của anh làm trái tim tôi thổn thức loạn nhịp như đứa con gái mới lớn lần đầu biết yêu. Rồi anh hết nhiệm vụ ở Việt Nam và phải về nước. Những tháng ngày xa cách làm chúng tôi nhớ nhau vô cùng. Giờ chúng tôi đã thành vợ chồng và đang sống giữa trái tim châu Âu.
Nếu đến đây cuộc đời tôi suôn sẻ thì cũng không phải viết những dòng tâm sự này hỏi ý kiến các bạn, tôi lại gặp trở ngại khác trong cuộc sống. Không nói đến những khó khăn chung đối với những người nhập cư đó là ngôn ngữ, khí hậu, văn hóa, công việc…tất cả cần phải có lộ trình để làm quen và thích nghi, tôi muốn nói đến những khó khăn của riêng gia đình mình.
Video đang HOT
Tôi có một em trai bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não dẫn đến liệt toàn thân và không nói được (nghe và hiểu được). Em sống cùng vợ và cha mẹ tôi. Từ ngày bị nạn, chủ yếu mẹ và vợ chăm sóc, tôi phụ giúp chút ít. Ba bị bệnh pakinson nhiều năm nay, sống cùng vợ chồng em trai út cũng gần đó. Khi tôi quyết định ra nước ngoài sống, có hỏi ý kiến mẹ và em dâu, họ đều ủng hộ tôi nên có cuộc sống lứa đôi nếu có tình cảm thực sự. Vậy mà sau vài tháng tôi ra đi, em dâu không muốn ở cùng em trai tôi nữa, cô ấy cũng muốn có cuộc sống riêng vì còn trẻ và chưa có con. Mẹ tôi đã 65 tuổi, không biết còn phục vụ em trai tôi bao lâu nữa, ai sẽ là người lo cho nó đến cuối đời?
Lòng tôi lúc nào cũng lo lắng, phần vì nhớ con (chồng cũ không cho các con liên lạc với mẹ và không cho tôi đem các con sang đây), phần vì thương mẹ cực khổ, tôi nhiều lần bàn bạc với chồng, anh ấy cũng thông cảm nhưng không biết cách nào để dung hòa mọi việc. Nếu chúng tôi ở lại đây (nước Bỉ), thuận lợi cho anh trong công việc và tôi sẽ tìm việc làm để có tiền gửi về nhà thuê người giúp việc lo cho em trai (do không bảo lãnh sang được, luật chỉ cho phép bảo lãnh con ruột dưới 18 tuổi mà thôi), nhưng không được gần gia đình, gần con, không lo được cho em trai. Còn nếu về Việt Nam sống thì chồng tôi không tìm được việc làm tại đây, bởi ngành nạo vét biển không có ở nước ta, thêm nữa cuộc sống ở Việt Nam khác xa châu Âu, liệu chúng tôi có sống được không, có hạnh phúc không?
Tôi 39 tuổi, chồng tôi 47 tuổi, cả hai đều trải qua cuộc hôn nhân đổ vỡ và giờ không muốn mất nhau trong đời. Chúng tôi cũng không còn trẻ để dễ dàng tìm kiếm công ăn việc làm và cả hai đều làm công ăn lương, không giàu có gì. Giờ tôi hết sức bối rối, đầu óc lúc nào cũng suy nghĩ, chưa tìm được lối ra. Xin các bạn giúp cho tôi một lời khuyên. Làm thế nào để dung hòa cuộc sống và sống được thanh thản hạnh phúc. Chân thành cám ơn các bạn.
Theo VNE
Tan giấc mộng vàng khi lấy chồng tây
Khi lấy chồng tây các cô gái ai cũng tưởng vận may của mình đã đến, số phận đã đổi thay và cuộc đời đã rẽ sang một trang mới. Nhưng nhiều người vì quá ngây thơ, quá tin vào cái tương lai đẹp đẽ do chính mình vẽ ra mà phải trả giá đắt.
Mất cả chì lẫn chài
Theo quan niệm của một số chị em, càng ngày đàn ông Việt Nam nói riêng và đàn ông châu Á nói chung càng mất hình ảnh trong mắt các cô gái Việt. Đó cũng là một trong những nguyên nhân không nhỏ khiến nhiều phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang thích học ngoại ngữ, thích lấy chồng tây .
Ảnh minh họa
Một cô gái làm phiên dịch cho khách nước ngoài có khuôn mặt khả ái với cái tên rất điệu Jenifer Lưu Ly vừa duyên dáng châm thuốc hút vừa bày tỏ nỗi chán chường về đàn ông Việt. Ở cái tuổi 27, Jenifer Lưu Ly vẫn chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình không phải bởi cô không muốn có một tổ ấm hạnh phúc mà bởi vì cô chẳng còn chút niềm tin hay hi vọng nào ở đàn ông Việt.
Vừa chậm rãi nhả khói thuốc, Jenifer vừa buông rơi câu chuyện của mình như chính sự chán nản hiện tại của cô: "Em cũng đã từng yêu bằng tất cả trái tim của một cô gái khao khát yêu đương. Nhưng tất cả những người đàn ông đi qua đời em chẳng mang lại gì ngoài những vết thương. Người thì quá hèn hạ, kẻ lại quá sở khanh, số còn lại thì hoặc là gà công nghiệp hoặc là xăng pha nhớt. Người thì mở mồm ra là mẹ anh bảo thế này, mẹ anh bảo thế kia. Người thì mới gặp đã hỏi em còn trinh không? Có biết nấu ăn không? Người thì thỏa mãn vài lần rồi cao chạy xa bay không dám nói một lời từ biệt... Họ đã khiến em chán ngấy. Bây giờ chỉ muốn kiếm tiền để sống một cách đàng hoàng, sung sướng, kiếm thêm đứa con về nuôi, thế là xong. Có lấy thì em chỉ lấy chồng Tây thôi".
Jenifer Lưu Ly không thiếu tiền. Cô cho biết gia đình mình đang định cư bên Úc. Bố mẹ cũng giục cô sang Úc nhiều lần nhưng cô không muốn rời xa quên hương, nơi tuổi thơ cô đã đi qua với biết bao kỷ niệm, tình yêu bè bạn. Jenifer cũng không muốn phải xin tiền bố mẹ nên luôn tự lập bằng chính sức mình. Là một người phụ nữ có cá tính mạnh mẽ nhưng lại đầy bí ẩn của người phụ nữ Á Đông, có vốn hiểu biết phong phú, có khả năng nói tiếng Anh không thua kém người bản địa. Chẳng cần phải cố tạo ra những cử chỉ duyên dáng, Jenifer vẫn có sức hút kỳ lạ với cánh giai Tây. Cô cặp kè với những vị khách Tây lịch lãm, một phần vì yêu thích công việc phiên dịch, muốn giới thiệu đến họ vẻ đẹp của đất nước mình, một phần vì muốn gây dựng quỹ kinh tế cá nhân cho kế hoạch sống độc thân, phần nữa là vì cô cũng rất có cảm tình với những vị khách nước ngoài đáng yêu đó.
Búng nhẹ ngón tay cho tàn thuốc rơi lả tả xuống chiếc gạt tàn, Jenifer khẽ thở dài: "Dù sao họ cũng chỉ ghé qua đây như một làn gió thoảng qua, chẳng thể lưu lại và cũng chẳng thể mang mình theo cho nên vui được bao nhiêu thì cứ vui, "gãi" được bao nhiêu thì cứ "gãi" kẻo tuột mất cơ hội. Nhiều người không mấy thiện cảm với công việc của tụi em, họ dè bỉu, bôi bác nhưng thực ra đây chỉ là một sự đổi chác công bằng, sòng phẳng. Cả hai đều tự nguyện đổi thứ mình thừa để lấy thứ mình thiếu, chẳng ai nợ nần gì ai".
Nhận thức được điều đó nên Jenifer cho mình cái quyền được cặp với nhiều giai Tây cùng một lúc. Cô thích được bận rộn với công việc của mình, thích cảm giác phiêu lưu khi ban phát cho các chàng trai ngoại quốc mà cô gọi là các baby một chút ái tình để rồi nhận lại từ họ những món quà hàng ngoại đắt tiền, những khoản chi tiêu chỉ tính bằng USD, những chuyến du lịch ăn tiêu bét nhè... Nhưng không may cho Jenifer khi chồng hờ của cô phát hiện ra điều đó. Cơn ghen tuông, giận dữ nổi lên trong khi lấy chồng tây . Ông ta ngấm ngầm lấy lại tất cả mọi thứ mà trước đây đã hào phóng trao tặng cho cô không quên cầm luôn số vàng mà cô dành dụm gần chục năm trời rồi "tếch" về nước không một lời báo trước.
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Từ khi sinh ra, Hương Lan đã không có bố. Người đàn ông đó đã bỏ rơi hai mẹ con một cách tàn nhẫn, rũ bỏ trách nhiệm của một người chồng, người cha. Hương Lan lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của người mẹ và bị ảnh hưởng bởi nỗi hận không thể nguôi ngoai trong lòng bà. Bà luôn dạy cô phải cảnh giác với đàn ông xung quanh mình, chỉ được lợi dụng họ chứ không được để họ lợi dụng mình.
Mặc dù điều kiện gia đình không được khá giả nhưng bà vẫn đầu tư cho con gái sửa sang nhan sắc cho bằng chị bằng em để có thêm cơ hội tiếp cận với những người đàn ông có vai vế, có địa vị. Hương Lan không những được mẹ cho ăn học đến nơi đến chốn mà còn được học khiêu vũ, học múa bụng và cả những "ngón độc" để chinh phục đàn ông, khiến họ mê mẩn, mụ mẫm. Mang trong lòng nỗi hận đàn ông, người mẹ ấy đã dạy cô con gái cách lừa tình đàn ông để moi tiền nhưng tuyệt đối không được trao thân cho họ.
Ảnh minh họa 1
Suốt những năm học đại học, Hương Lan thường xuyên cặp kè với các thiếu gia, công tử nhà giàu và khai thác được khá nhiều vật chất từ những "mỏ vàng mỏ bạc" này. Nhưng sau này, khi đã quá nhiều kinh nghiệm trên tình trường, Lan chuyển đối tượng sang cánh Việt kiều hoặc khách Tây. Theo cô, những người này thoắt đến thoắt đi, chẳng đủ thời gian để gây ra những phiền hà lại ít tính chầy bửa, không chấp nhặt những chi tiết cỏn con và đặc biệt là không có chuyện thù vặt.
Có phong cánh nói tiếng Anh đầy cuốn hút cùng một thân hình gợi cảm, làn da nâu khỏe khoắn, mắt một mí tinh nhanh, vẻ ngoài của Lan luôn tạo được một hiệu ứng kích thích trí tò mò của những vị khách đến từ phương Tây xa lạ. Trò chuyện cùng chúng tôi, Lan chia sẻ kinh nghiệm của mình: "Trai Việt, ra đường người nào có tiền nhìn cái biết ngay nhưng trai Tây không thế. Nhiều thằng Tây nhìn xấu xấu bẩn bẩn, quần soóc xoăn tít thò lò, áo thun chảy xệ đến nỗi tưởng đã giặt đến cả nghìn lần, đôi dép mòn vẹt vì đi bộ nhưng chưa hẳn đã không có tiền. Cho nên cứ phải "check" hàng cẩn thận kẻo để sổng khách sộp thì phí của".
Cũng theo lời kể của những cô gái phiên dịch thì mặc dù mang tiếng là khách Tây nhưng "cái thể loại cao to đen hôi" một khi đã đặt chân đến Việt Nam thường được xếp vào hàng "khố rách áo ôm", ki bo, bủn xỉn có thương hiệu hẳn hoi. Nếu chẳng may, vớ phải mấy tay "kiết xu" này, các cô hoặc là sẽ nhanh chóng "gút bai, hẹn không gặp lại!" hoặc phải sử dụng đòn độc để họ chịu nhả tiền ra. Nhiều cô gái vì non nớt, cứ bám riết lấy mấy "gã" Tây mặt mày tươi rói với niềm tin sẽ được trả công hậu hĩnh để rồi cũng đành ngậm đắng nuốt cay, cầm một chút tiền công ít ỏi không quên ném theo những câu chửi thề bằng tiếng Việt với sự nghiệp lấy chồng tây .
Mặc dù chỉ coi những người chồng hờ là đối tượng để làm ăn, kiếm thêm thu nhập nhưng lưới tình lồng lộng khiến Lan dù vô cùng tỉnh táo vẫn bị sa vào. Cô đem lòng yêu say mê một tay nhiếp ảnh gia người ...Tây khi đang tác nghiệp ở Việt Nam. Vẻ đẹp trai sát gái vừa lãng tử vừa lạnh lùng của anh chàng này đã khiến Lan lần đầu tiên nghẹt thở vì nhịp tim bất thường, rối bời với những cảm xúc của người con gái đang yêu. Khi anh ta có lời mời tham gia một phi vụ làm ăn lớn mà lợi nhuận có thể lên đến cả triệu USD, cô vội vàng đồng ý luôn và dốc hết tiền bạc đưa cho anh ta đầu tư vào dự án mà không đắn đo suy nghĩ. Cuối cùng khi cô chưa kịp lợi dụng được anh ta thì đã bị anh ta cho ăn một quả lừa đau thấu ruột thấu gan, cuỗm đi toàn bộ tài sản và lặn mất tăm một cách nhẹ nhàng không tốn một giọt mồ hôi. Quả là trái tim lầm chỗ, chỉ để ...ham giàu của Lan đã phải trả một cái giá khá cay đắng.
Cú sốc bất ngờ
Chỉ vì một chút sơ hở mất cảnh giác, sau một đêm ngắn ngủi với "tình Tây", Jenifer đã hoàn toàn tay trắng. Của cải tích lũy bị người tình lấy đi và "lặn" mất dạng về nước. Cú sốc quá lớn khiến Jenifer suy sụp hẳn tưởng như không còn khả năng gượng dậy được nữa. Nhưng với bản lĩnh kiên cường của một cô gái mạnh mẽ, có sắc đẹp, có tài năng, tôi tin rằng đây sẽ là một bài học để cô thay đổi cách nghĩ, cách sống của mình.
Theo VNE
Yêu trai Tây, bố mẹ tôi cấm lên cấm xuống Tôi không biết vì bố mẹ không thích anh hay là không muốn con gái lấy chồng xa nên mới cấm như thế. Lấy chồng nước ngoài, nghe có vẻ sang và nhiều người khát khao được lấy chồng Tây cho giàu sang, bố mẹ thì càng mong muốn con cái được sung sướng. Nhưng bố mẹ tôi thì ngược lại, bố mẹ...