Lấy chồng kém tuổi, phụ nữ thiệt thòi nhiều
Lấy đàn ông kém tuổi, phụ nữ cũng thiệt thòi hơn nhiều vì phải tự mình quyết định mọi việc, vì họ còn trẻ, nên họ không nghĩ sâu xa và “vô tư”, “vô tâm” hơn mình nhiều.
Lấy chồng kém tuổi, phụ nữ thiệt thòi vì phải thay chồng đảm nhận vai trò “trụ cột trong gia đình”. (Ảnh minh họa)
Tôi đồng ý với bạn, đàn ông kém hoặc bằng tuổi với mình thì giống như một đứa trẻ con vậy, họ suy nghĩ thiếu chín chắn, và họ khó có thể là chỗ dựa vững vàng cho người phụ nữ nếu như lấy họ. Nếu như phụ nữ quyết định lấy người đàn ông bằng hoặc kém tuổi mình họ sẽ rất thiệt thòi.
Suy từ bản thân tôi ra, tôi cũng là một cô gái lấy chồng kém tuổi. Anh kém tôi 3 tuổi, yêu nhau 1 năm, tôi cũng không biết anh kém tôi 3 tuổi, vì anh ta giấu. Chỉ đến khi chúng tôi đi đăng ký kết hôn, viết vào tờ giấy đăng ký kết hôn tôi mới chết đứng người là anh ta kém tôi 3 tuổi. Có điều, lúc đó đã quá muộn để thay đổi tất cả mọi chuyện. Tôi chấp nhận cưới.
Lấy chồng kém tuổi, phụ nữ thiệt thòi vì phải thay chồng đảm nhận vai trò
Tuy nhiên, sau ngày cưới, tôi luôn có cảm giác là chị của chồng hơn là làm vợ, vì chồng tôi kém tôi 3 tuổi, nên tính khí trẻ con, bột phát, làm gì cũng theo cảm hứng, không suy nghĩ đến hậu quả của nó. Cũng chính vì điều này nên đã làm cho tôi nhiều phen muối mặt với thiên hạ. Nhất là với mẹ chồng.
Video đang HOT
Ví dụ, đi làm về, có tiền lương anh hay đưa cho tôi ngay trước mặt mẹ chồng, khiến cho bà không thích tôi, vì cho rằng có đồng nào phải nộp hết cho vợ, nên tôi lại phải nhắc nhở anh về vấn đề này.
Hay như mẹ chồng lên chơi, chồng tôi thi thoảng không đồng ý cái gì lại nói toáng lên, thế là bà lại nghĩ rằng tôi khó chịu khi mẹ chồng lên chơi, và bà lại để ý trách móc tôi, nghĩ rằng tôi xúi giục chồng làm việc đó.
Lấy đàn ông kém tuổi, phụ nữ cũng thiệt thòi hơn nhiều vì phải tự mình quyết định mọi việc, vì họ còn trẻ, nên họ không nghĩ sâu xa và “vô tư”, “vô tâm” hơn mình nhiều. Như bản thân tôi, ngay đến chuyện mua nhà cửa, đất cát, hay lễ Tết ông bà nội ngoại như thế nào, rồi đến chuyện Tết đến đi phong bì cô giáo của các con bao nhiêu tiền, tất tần tật chuyện chi tiêu trong gia đình đều là do tôi phải gánh vác.
Còn chồng tôi, anh ta chỉ biết mang hết tiền lương về mang nộp cho tôi, thế là xong “nghĩa vụ”, còn lại mọi chuyện kệ xác vợ “tự xử”, muốn thế nào cũng được.
Nhiều lúc tôi nghĩ, mình đã quá mệt mỏi với vai trò làm “trụ cột trong gia đình”. Vì tôi phải lo từ việc kiếm tiền, tiêu tiền như thế nào cho phù hợp, rồi tích lũy sao cho vừa đủ để dành dụm ra mua sắm nhà cửa và vật dụng trong gia đình sao cho phù hợp.
Mà người yêu bạn cũng giống như chồng tôi trước kia, đã nói dối vợ về vấn đề tuổi tác, đây cũng là một điều không hay ho gì. Có điều, đăng ký kết hôn tôi mới phát hiện ra. Còn bạn, phát hiện ra sớm thì nên chia tay.
Bởi với kinh nghiệm của người đi trước, có hoàn cảnh giống bạn và đã “nếm đòn” lấy chồng kém tuổi, tôi nghĩ bạn nên chia tay sớm người yêu kém tuổi của bạn và tìm một người đàn ông già dặn hơn, có thể tự quyết định mọi việc và đủ khả năng làm chỗ dựa cho mình về tài chính và tinh thần. Như vậy sẽ tốt hơn cho cuộc sống vợ chồng sau này.
Theo Eva
Bao giờ con lớn...
Buổi sáng thằng nhỏ nì nèo không muốn đi học. "Con chỉ thích ở nhà thôi. Bao giờ con không phải đi học thế này nữa hả mẹ?". "À... thì bao giờ con lớn như mẹ".
- Thế bao giờ con mới lớn hả mẹ?
- Thì khi nào mẹ già, con sẽ lớn bằng mẹ.
- Không, con không muốn mẹ già đâu. Mẹ già thì mẹ phải chết mất.
- Thế thì làm sao. Con vẫn phải đi học thôi.
- Chị hơi sững khi nghe thằng bé nói. Nó cũng biết già là phải chết cơ à? Chị không sợ chết, nhưng già thì hình như có sợ một chút.
- Nhưng thế cứ đi học mãi hả mẹ. Lâu quá! Mẹ có biết cách nào để con vẫn lớn mà mẹ không già không?
- Con học giỏi, ngoan thì mẹ vui, mẹ trẻ mãi mà con vẫn lớn.
- Vậy là phải ngoan ư?
Chị nín cười và thấy xấu hổ khi biết mình đang cố lồng một bài giáo dục công dân vào câu trả lời thắc mắc của con. Ngày xưa chị có ngoan không nhỉ? Liệu trong muôn vàn sợi tóc bạc trên đầu bố mẹ, có bao nhiêu sợi bạc vì những bướng bỉnh, không nghe lời của chị?
Nói lời dạy dỗ bao giờ cũng dễ. Không biết đã mấy lần rồi cuộc đối thoại như thế lặp lại giữa hai mẹ con. Thằng nhỏ hình như "vỡ ra" được điều gì đó sau mỗi lần như thế. Dẫu rằng nói đó rồi nó bỏ đó thôi, chị biết. Nhưng chị hay lại hay nhớ tới câu "mong con mau lớn lại mau từ từ". Bởi càng lớn, con càng xa vòng tay mẹ. Và mẹ cũng già đi theo nhịp lớn của con. Cái chuyện "chẳng đặng đừng" này trong mắt một đứa trẻ như con chị chỉ gắn với đi học. Còn với chị, nó trĩu nặng những lo toan.
Theo VNE
Đối phó với mẹ chồng đòi giữ của hồi môn "... Quả thật mẹ chồng vẫn cứ nhăm nhe số vàng đó nên chỉ vài ngày sau, bà lại vào phòng mình nhỏ nhẹ bảo số vàng đó vợ chồng mình chưa dùng tới thì đưa cho chú thím vay, vì chú thím đang sửa nhà..." Đưa tiền, vàng cho mẹ chồng giữ, mở mồm đòi lại khó như lên trời. Thế nên...