Lấy chồng giàu vẫn khổ:Không chịu nổi sự khinh khi của nhà chồng, người vợ đã khiến chồng nể phục
Một người chồng giàu mà chi một đồng cho vợ cũng phải nâng lên đặt xuống là khi họ coi đồng tiền quan trọng hơn vợ. Ở trong hoàn cảnh đó, bất cứ người vợ nào cũng thấy ngột ngạt, nặng nề.
Một người cha khuyên con gái mình thế này: Có một số người phù hợp nhưng con không yêu, một số người yêu con nhưng lại không phù hợp. Muốn biết yêu hay không yêu, đừng nghe bằng tai mà hãy nhìn bằng mắt. Xem cậu ta cố gắng bao nhiêu.
Mà muốn biết có phù hợp với con hay không, đừng hỏi cậu ta có những gì, mà hãy hỏi nụ cười và nước mắt của con. Một người cứ luôn khiến con rơi nước mắt, điều kiện có tốt đến đâu cũng chớ có cần.
Một người luôn làm con cười, cho dù phải chịu khổ cũng đáng. Thà cười tươi chịu khổ còn hơn hưởng thụ trong nước mắt.”
Thực tế, tiền bạc là vấn đề vô cùng quan trọng trong hôn nhân gia đình. Một người chồng có khả năng đảm bảo đời sống kinh tế cho gia đình vẫn luôn là mơ ước của mọi chị em phụ nữ. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai lấy chồng giàu thì cũng đều sụng sướng, hạnh phúc.
Bởi như ta đã thấy, một người chồng giàu mà chi một đồng cho vợ cũng phải nâng lên đặt xuống là khi mối quan hệ vợ chồng đó đã chứa đựng sự mệt mỏi, nặng nề. Lúc này người chồng thường coi trọng tiền bạc hơn vợ mình. Tình yêu không còn thì hạnh phúc cũng sẽ lặng im trong mối quan hệ của họ.
Tuấn ở Biên Hòa, Đồng Nai là một ví dụ điển hình. Điều kỳ lạ mà người thân trong gia đình cũng như bạn bè không thể hiểu nổi đó là Tuấn rất keo kiệt với vợ. Hương, vợ Tuấn quê ở Nghệ An, vào Biên Hòa làm công nhân. Tuấn là kỹ sư tin học. Gia đình Tuấn khá giàu có bề thế ở Biên Hòa.
Ngày Hương mới lấy chồng, bố mẹ Hương sung sướng hạnh phúc lắm vì nghĩ con mình may mắn lấy được người chồng có học, giàu có. Thế nhưng lấy nhau chưa được 2 năm thì Hương đã ôm con ra khỏi nhà chồng vì không thể chịu đựng được sự hà khắc, áp đặt và khinh khi của mẹ chồng và em gái của chồng.
Tuấn, chồng Hương dường như ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi tủi cực của vợ. Mỗi lần thấy vợ khóc, Tuấn không những không an ủi mà còn đổ lỗi tại Hương không biết ứng xử. Trước cảnh bị nhà chồng và chồng ghẻ lạnh, Hương đã ôm con ra khỏi nhà.
Video đang HOT
“Tức chí, bấm chí”, Hương đã vay mượn tiền bạc của anh em bà con họ hàng để mua một mảnh đất thuộc “vùng sâu vùng xa” ở Biên Hòa. Sau đó Hương đã mua xi măng, gạch đá về nhờ em trai và mình tự xây nên một ngôi nhà cấp 4 để ở.
Khổ sở trăm bề nhưng Hương quyết tâm không đầu hàng số phận. Vì hoàn cảnh con còn nhỏ, Hương đã tìm một công việc đầu bếp tại một trường mầm non ở Biên Hòa, vừa kiếm tiền vừa gửi con ở đó.
Thấy vợ nhất quyết bỏ nhà cao cửa rộng ra ngoài gây dựng cơ đồ bằng hai bàn tay trắng, Tuấn lúc này mới cảm thấy chột dạ. Anh đã xin lỗi vợ nhưng Hương nhất quyết không về sống chung với nhà chồng. Cuối cùng, trước sự quyết liệt của Hương, Tuấn đã phải theo vợ “bỏ nhà” ra ở riêng cùng với vợ con của mình.
Hiện nay vợ chồng Hương đã có với nhau 2 đứa con. Họ vẫn ở riêng trong ngôi nhà mà Hương đã dựng lên hồi mới bỏ nhà chồng ra ngoài. Tuy nhiên, ngôi nhà thuộc diện vùng sâu vùng xa ngày nào Hương mua chỉ vài chục triệu, nay đã lên đến hơn tỷ bạc.
Bố mẹ và em chồng Hương giờ không còn dám khinh thường cô là gái nhà quê, là công nhân, là “đũa mốc mà đòi mâm son” như xưa nữa. Nghị lực của Hương đã khiến cho họ phải thay đổi suy nghĩ.
Việc một cô gái chân quê phải rời bỏ gia đình chồng bề thế giàu sang ra ngoài lăn lộn với cuộc sống tự lập đủ để thấy rằng, những thứ không phải của mình thì mãi mãi không thuộc về mình. Và, không có niềm vui sướng nào bằng niềm vui sướng được thụ hưởng từ chính thành quả lao động của mình.
Khi người phụ nữ tự chủ về kinh tế, họ sẽ tự quyết định cuộc sống của mình. Và khi đã tự chủ về cuộc đời mình thì chị em sẽ chẳng còn sợ bất cứ điều gì, kể cả điều xấu nhất đó là hôn nhân tan vỡ.
Theo Ngân Khánh/ Gia đình. net
Thấy bà thông gia thường xuyên đến nhà 'mắng vốn', bố tôi chỉ nói một câu khiến bà im bặt
Tôi đi lấy chồng tính đến nay cũng đã được 2 năm, dù nhà chồng và nhà mẹ tôi ở cách nhau có 6 căn, hai nhà sống cùng 1 khu phố, thế nhưng tôi luôn có cảm giác không thoải mái và ngột ngạt với mẹ chồng cũng như họ hàng bên nhà chồng tôi.
ảnh minh họa
Công việc cơ quan bận rộn khiến tôi không có thời gian nhiều để chăm sóc con, nên hầu như từ sáng đến tối tôi đều gửi cháu cho mẹ chồng trông. Thế những cứ mỗi lần bước chân về nhà là tôi lại cảm thấy áp lực, nặng nhọc hẳn. Dù công việc công ty có nhiều và áp lực thật nhưng cũng không là gì so với những gì tôi phải chịu đựng trong chính tôi nhà chồng của mình.
Tôi có một người mẹ chồng luôn săm soi từng nhất cử nhất động của con dâu. Ban đầu khi về nhà anh làm dâu, tôi cứ ngỡ bà muốn để ý và chỉ dạy cho con dâu thôi, thế nhưng càng về sau tôi mới càng thấy mình đã nhầm, mẹ chồng vốn chẳng thích gì tôi. Hễ cứ có gì không hài lòng là bà lại lôi con dâu ra mắng té tát vào mặt, chẳng nể nang kể cả khi có mấy người hàng xóm tới chơi. Điều đó làm tôi thấy xấu hổ và tủi nhục vô cùng. Nhiều lúc muốn vùng lên cãi lại nhưng rồi nghĩ đến chồng mình nên tôi cũng đành im lặng.
Nếu mọi việc chỉ dừng lại ở đó thì không nói làm gì, rồi cũng quen, thế mà bà còn thường xuyên chạy qua nhà "mách lại" với bố mẹ tôi. Ngày trước khi còn sống ở nhà bố mẹ đẻ, bố mẹ tôi luôn dạy tôi các lễ giáo làm người, rồi thì những cư xử với người lớn... cho đến phép tắc trong gia đình, thế mà giờ đây tôi lại bị chính mẹ chồng của mình mách lại những điều chẳng đâu ra đâu. Tôi đau lòng lắm. Lúc còn ở với bố mẹ, tôi luôn ngoan ngoãn và luôn làm hài lòng tất cả mọi người, chưa lần nào tôi bị bố mẹ la mắng hay làm họ phiền lòng. Thế mà về nhà chồng, tôi mặc nhiên trở thành cái gai trong mắt mẹ chồng, làm gì cũng khiến bà phật ý. Đã đi lấy chồng rồi còn mang phiền muộn về cho bố mẹ, thật lòng tôi rối như tơ vò, chẳng biết làm sao cho vừa lòng mẹ chồng cả.
Có mỗi chuyện tôi đi ăn sáng ở ngoài với mấy cô bạn đồng nghiệp, bà cũng gọi điện nói với bố mẹ tôi. Bà bảo tôi không biết tiết kiệm thì ở nhà cho xong, có đi làm cũng đổ sông đổ biển. Nào tôi có ăn hàng ăn quán gì đâu, chỉ là lâu lâu chị em cùng công ty hẹn ăn sáng, không lẽ cứ từ chối hoài sao được. Nhiều lúc tôi ức chế kinh khủng. Tôi lấy chồng nào có phải xa xôi kẻ Nam người Bắc, hai nhà cách nhau có mấy căn, thông gia thì suốt ngày đụng mặt nhau ngoài đầu đường. Thế mà mẹ chồng hết lần này đến lần khác chẳng nể nang gì, có lần còn gọi mời bố mẹ tôi sang "mắng vốn".
Kể cả cái chuyện tôi đi làm đánh son môi bà cũng bảo gái có chồng mà cứ diện ra đường cho đàn ông họ nhìn, nào thì mua son phí tiền phí bạc... Rồi trách cứ bố mẹ tôi chẳng biết cách dạy con gái để tôi chi tiêu hoang phí. Thú thật, từ lúc tôi về nhà chồng đến giờ tôi chưa sử dụng tiền của chồng mình vào những mục đích riêng, thậm chí tiền chi tiêu trong nhà đều là tiền lương của tôi, còn tiền chồng kiếm được là tiền để dành cho con cái sau này. Vậy mà mẹ chồng nào có hiểu.
Hôm đó là cuối tuần, vợ chồng tôi đưa con sang nhà ông bà ngoại chơi, bà ở nhà vào phòng chúng tôi dọn dẹp giường rồi phòng vệ sinh. Đến lúc dọn xong bà gọi điện sang bù lu bù loa với chồng tôi, bảo anh về xem tôi lười nhát như thế nào, dâu con gì mà lười biếng chẳng chịu dọn dẹp. Chồng tôi cũng hiểu chuyện nên nói đỡ cho vợ vài câu nhưng đều bị bà bác đi tất cả. Rồi có lần tôi vô tình làm rơi cái chén, cái đĩa, bà cũng nhất định làm ầm lên tiếc của chứ chẳng chịu bỏ qua.
Về phần bố mẹ tôi, nghe thông gia nói gì họ cũng đều im lặng và nói để rồi sẽ dặn lại con. Nhưng lâu dần họ cũng phát ngán mà chẳng buồn nhấc máy mỗi khi bà thông gia gọi điện đến.
Mãi cho đến hôm đó, mẹ chồng lại sang nhà bố mẹ tôi để "mách chuyện" con dâu. Vừa tới nơi bà không tiếc lời trách mắng con dâu chả ra gì, nào là lười biếng, phung phí lẫn cả gan cãi lại mẹ chồng và bảo bố mẹ tôi liệu đường mà dạy lại con gái giúp.
Nghe thông gia nói vậy, mẹ tôi chỉ nhận phần thiệt về nhà mình: "Vâng, con bé nó còn dại, có gì bà cứ chỉ bảo cho nó. Tôi thay mặt cháu xin lỗi bà. Để đây rồi tôi dạy lại.."
Mẹ tôi chưa dứt lời, bố tôi từ nhà sau bước lên và chào thông gia nhưng với một giọng điệu chẳng giống mọi lần tý nào, ông nói: "Chào bà, bà lại sang chơi, quý hóa quá. Tôi mệt trong người nên không lên tiếp bà liền được, bà thông cảm cho. Chẳng hay con bé nhà tôi nó lại làm gì không vừa ý bà nữa à?".
Ảnh minh họa: Internet.
Chưa để thông gia nói gì, bố tôi đã nói tiếp: "Con gái tôi từ nhỏ đến lớn ngoan ngoãn, biết kính trên nhường dưới, có bao giờ nó làm phật lòng ai. Không hiểu sao về bên bà nó lại vậy bà nhỉ? Hay con bé nhà tôi nó bị bệnh gì không bà nhỉ? Thú thật tôi cũng chẳng hiểu sao, vợ chồng tôi nuôi con cực khổ từ nhỏ, lớn lên gả sang nhà bà hầu hạ dạ vâng, nó chưa báo hiếu được cho bố mẹ nó một ngày nào! Thế mà hôm nào bà cũng sang trách móc. Bà cũng có con gái, nếu thông gia nhà bà cũng sang "mắng vốn" con gái hằng ngày, như vậy bà có chấp nhận được không. Tôi chỉ nói vậy thôi, mong bà hiểu và thông cảm. Con nào cũng là con, bà thương con trai bà thì chúng tôi cũng yêu con gái mình nhiều lắm."
Nghe bố tôi nói vậy bà im bặt, ngồi thêm được một lúc bà cũng đứng dậy xin phép ra về.
Từ sau hôm đấy, bố mẹ tôi cũng la cho tôi một trận và bảo tôi về lựa lời xin lỗi mẹ chồng vì đằng nào tôi cũng là con. Kể từ sau lần đó bà thay đổi hẳn thái độ với tôi, dù không phải là ngọt ngào gì nhưng ít nhất bà cũng bớt nhìn ngó rồi trách mắng tôi và tần suất bà "sang thăm" nhà bố mẹ tôi cũng giảm hẳn. Đây chắc có lẽ là dấu hiệu đáng mừng cho mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu của tôi!
Theo PNSK
Dâng con gái cho người tình để đổi lấy công danh Không muốn mất vợ đẹp, nhưng chắc người thợ mộc tội nghiệp không thể tưởng tượng được rằng, sẽ đánh mất cuộc đời của cả con gái mình. ảnh minh họa Người đàn bà này thuộc dạng có học, làm việc trong một cơ quan nhà nước, tuy chỉ phụ trách bộ phận đánh máy, nhưng hàng ngày, người đàn bà ấy tiếp...