Lấy chồng giàu mà cả 2 vợ của Phùng Thiệu Phong “Minh Lan Truyện” mặc mãi một bộ váy duy nhất!
Có lẽ do gia cảnh sa sút nên trong những tập cuối “ Minh Lan Truyện”, Triệu Lệ Dĩnh và thiếp thất chỉ mặc đi mặc lại một bộ váy khiến ai nấy đều choáng váng.
Minh Lan Truyện (Thật Ư? Thật Ư? Phải Là Hồng Phai Xanh Thắm) sau khi kết thúc vẫn nhận được nhiều lời khen ngợi cho sự đầu tử tỉ mỉ, công phu từ bối cảnh, đạo cụ cho đến phục trang. Theo từng giai đoạn, các cô nương Thịnh gia sẽ có những cách trang điểm, quần áo và trang sức khác nhau. Thế nhưng, càng về sau sự đa dạng ấy ngày càng bị hạn chế đi. Đường đường là phu nhân của tướng quân nhưng cả Minh Lan và tiểu thiếp Chu Mạn Nương của Cố Đình Diệp lại chỉ thay nhau diện đi một bộ trang phục duy nhất cho tất cả các cảnh.
Minh Lan thay đổi kể từ lúc lấy Cố Đình Diệp
Minh Lan trung thành với bộ quần áo màu xanh sẫm
Lúc Minh Lan (Triệu Lệ Dĩnh) là thiếu nữ, cô chỉ ăn vận vài bộ quần áo có màu sắc trang nhã cùng với những món trâm cài tối giản nhất có thể. Bởi thời điểm ấy, Lục cô nương vẫn là một cô gái bị phụ mẫu không coi trọng, chỉ biết dựa dẫm vào tổ mẫu để sống qua ngày. Thế nhưng, kể từ khi bước chân đi lấy chồng, Minh Lan đã thay đổi một cách chóng mặt. Với thân phận là phu nhân của Hầu gia, của tướng quân giàu có bậc nhất Biện Kinh, quần áo và trang sức của cô được đầu tư chỉnh chu, chú trọng đến từng chi tiết nhỏ.
Từ một cô gái ngây thơ với mái ngố nay đã trở thành một phu nhân nhà giàu quyền quý
Thế nhưng, càng về cuối phim, Minh Lan của chúng ta lại đơn giản và tiết kiệm nhất có thể. Cô mặc đi mặc lại một bộ váy màu xanh sẫm vào tất cả những tình huống quan trọng trong phim. Bộ quần áo ấy theo Minh Lan trên tất cả các chặng đường. Từ lúc bụng mới vượt mặt đến lúc đã sinh con, hay lúc đi đón Nhị ca Thịnh Trường Bách để mong ngóng tin tức của chồng đến khi ở trong nội viện, Minh Lan cũng mặc bộ quần áo ấy để chăm con Đoàn ca nhi. Khi phải về nhà tổ mẫu để lánh nạn rồi gặp gỡ vợ chồng Tề Hành ( Chu Nhất Long), Thịnh đại nương tử vẫn thủy chung với bộ quần áo ấy.
Bộ quần áo này theo Minh Lan trên tất cả các tình huống từ gặp gỡ Nhị ca…
Đến chăm sóc con hay về nhà ngoại ở cữ sau sinh
Video đang HOT
Và thậm chí là dùng để gặp vợ chồng Tề Hành hay vào ngục thăm chồng
Trong tiệc đầy tháng của Đoàn ca nhi Minh Lan vẫn diện bộ đồ ấy!
Thậm chí, lúc Cố Đình Diệp ( Phùng Thiệu Phong) bị nhốt trong lao ngục, bộ quần áo này vẫn theo Minh Lan vào thăm chồng. Nhiều người nói đùa rằng từ lúc chú Cố xảy ra chuyện, Cố phủ có vẻ nghèo hơn nên Minh Lan liền bị thâm hụt quần áo một cách nghiêm trọng đến như vậy. Và cuối cùng là khiến cho cô mặc đi mặc lại một bộ quần áo quá đỗi quen thuộc.
Có vẻ kể từ khi gặp chuyện, nhà Minh Lan sa sút nên cô mới trung thành với màu áo này nhất
Tiểu thiếp Mạn Nương dù là nơi đâu vẫn bộ váy đỏ quen thuộc ấy
Không chỉ Minh Lan mà Chu Mạn Nương ( Lý Y Hiểu) – người từng là tiểu thiếp của Cố Đình Diệp cũng rơi vào tình huống tương tự. Dù gì cũng là thiếp thân của quan lại nhưng Mạn Nương lại sở hữu số lượng quần áo khá khiêm tốn. Nếu Minh Lan trung thành với màu xanh sẫm trung tính thì Mạn Nương lại để chủ nghĩa màu đỏ lên ngôi.
Bộ quần áo này theo Mạn Nương từ lúc ở nhà Minh Lan
Bộ trang phục siêu kinh điển ấy xuất hiện trên người Chu thị từ lúc ở trong phủ Cố gia đòi yêu sách nạp làm thiếp cho đến khi ở trên triều đình cáo trạng tội danh của Cố Đình Diệp. Có vẻ như để tiết kiệm tiền cho nhà Minh Lan, Mạn Nương đã âm thầm mang theo quần áo bên mình.
Cho đến khi lên triều đình tố cáo, Mạn Nương quả là người biết giữ gìn quần áo
Đừng bao giờ nghĩ rằng nhà sản xuất phim hay biên kịch chọn ngẫu nhiên màu sắc trang phục cho các diễn viên mà nó đã có chủ ý hết rồi. Màu sắc sẽ phản ánh một phần tính cách của nhân vật trong phim. Minh Lan là một cô gái có dịu dàng, trầm tính nhưng không thiếu sự cá tính, bản lĩnh. Chính vì thế, Lục cô nương đã chuyển từ một cô gái chuyên mặc màu hồng, trắng, xanh thanh nhã sang những gam màu tím, xanh sẫm trầm ổn.
Về phần Chu Mạn Nương, nếu tinh ý bạn sẽ nhận ra nàng ta cùng Lâm tiểu nương Lâm Cầm Sương, Thịnh Mặc Lan luôn luôn diện màu đỏ hoặc màu hồng cánh gián bởi cả ba nhân vật này đều có tính cách gần giống nhau. Mạn Nương từng là kỹ nữ, hơn nữa cô ta cũng rất tham lam, ích kỷ và trình độ thảo mai, giả vờ hiền lương, thục đức không kém xa tiểu Tần thị bao nhiêu. Vậy nên, quần áo và cách trang điểm của nàng ta cũng sẽ theo phong cách ngây thơ, mờ mờ hơi sương để “câu dẫn” nam nhân.
Cả ba người đều có lối ăn mặc giống nhau
Kết thúc 73 tập phim, Minh Lan Truyện thu về được nhiều con số ấn tượng. Cụ thể, tính đến tập cuối ngày 13/2, rating của phim trên đài Hồ Nam là 2.211, cùng với đó là 189.500.000 lượt xem online, đứng đầu bảng xếp hạng và bỏ xa các bộ phim khác phía sau.
Minh Lan Truyện là bộ phim có rating đột phá 2.0 trong đầu năm 2019
Theo trí thức trẻ
Liên minh ác phụ "Minh Lan Truyện" hợp lực "chơi lớn" hòng đẩy gia đình Triệu Lệ Dĩnh vào đường cùng
Cuối cùng những ác phụ trong Minh Lan Truyện cũng có cơ hội hợp tác đẩy Cố Đình Diệp vào đường chết, liệu kế hoạch này có thành công không?
Không thuộc vũ trụ cung đấu nhưng Minh Lan Truyện (Thật Ư? Thật Ư? Phải Là Hồng Phai Xanh Thắm) lại khiến cho khán giả "ức chế" trước những màn vu oan, giá họa trắng trợn. Quả nhiên đấu đá ở nội viện, gia đình hay gia tộc có khi còn khắc nghiệt hơn cả chốn quan trường. Những tưởng khổ tận cam lai nhưng vợ chồng Cố Đình Diệp (Phùng Thiệu Phong) và Thịnh Minh Lan (Triệu Lệ Dĩnh) lại phải đối mặt với biết bao sóng gió. Từ "thù trong, giặc ngoài" không có gia đình nhà nào lại "náo nhiệt" đến vậy!
Vương lão thái thái vu oan lấy mạng người vô tội
Cứ nhìn mẹ con Vương lão thái thái và Khang di mẫu mà xem, họ chính là gương mặt tiêu biểu cho câu nói "vừa ăn cắp, vừa la làng". Hạ độc Thịnh lão thái thái bất thành, Khang di mẫu bị nhốt vào trong ngục tối chưa được bao lâu liền được nội gián cứu ra bên ngoài. Bà ta cùng mẹ kế của Cố Đình Diệp là Tần đại nương tử (Vương Nhất Nam) cùng liên thủ với nhau một lần nữa.
Vương lão thái thái cấu kết với Tần đại nương tử tố cáo Cố Đình Diệp
Ngày Minh Lan sinh, dì Khang được Tần thị bao che và cải trang thành người hầu trong phủ, cầm dao tới để lấy mạng mẹ con nàng. Ngay lúc đó, Cố Đình Diệp trở về kịp lúc liền cầm kiếm hạ độc phụ. Ấy vậy mà gia đình Vương gia lại đổi trắng thay đen, đánh trống tố cáo Cố Đình Diệp hại thân quyến nhà quan vô tội. "Làm ơn, mắc oán" là đây chứ đâu! Có một người mẹ như Vương lão thái thái thảo nào dì Khang lại "tác oai, tác quái" đến thế!
Mẹ kế Tần đại nương tử tố cáo hãm hại huynh đệ
Góp vui cho cuộc chơi này đâu thể thiếu vắng bóng dáng của Tần đại nương tử bồ tát giả, khẩu phật tâm xà được. Sở dĩ Vương gia đứng ra đi tố cáo cũng là do người mẹ kế này giật dây. Trước đó, lúc Minh Lan lâm bồn, bà ta cho người đi đốt nhà của con dâu để gây khó dễ. Thấy thế, Cố Đình Diệp liền sai Thạch Đầu đi đốt nhà của Tam đệ - con trai của Tần đại nương tử nhằm cảnh cáo bà ta không được làm bậy.
Tần đại nương tử
Tần đại nương tử cái gì cũng hiểu, chỉ có hiểu chuyện là không hề có. Đã không bảo vệ được con cái thì thôi, lại còn cùng Vương lão thái thái lên triều cáo trạng Cố Đình Diệp. Bà ta dâng tấu với quan gia rằng chú Cố hãm hại huynh đệ, ép chết phụ thân, đại nghịch bất hiếu.
Chu Mạn Nương và Bạch gia làm càn
Không dừng lại ở đó, Tần đại nương tử còn kéo thêm Chu Mạn Nương (Lý Y Hiểu) và Bạch gia ở Hựu Dương lên triều tiếp tục hành vi vu oan của mình. Chu Mạn Nương từng là ngoại thất của Cố Đình Diệp nhưng vì tham lam mà bị chàng đuổi ra khỏi phủ. Đã thế, cô ta còn bắt cóc con trai đi cùng rồi sinh bệnh mà chết. Ấy thế mà, ả lại một mực nói rằng Hầu gia là kẻ bạc tình bạc nghĩa, ép buộc nàng ta về phủ làm thiếp, lại lấy mạng con trai trước mắt mình. Đúng là không nên nghe con hát trình bày, muôn nẻo đều là bịa đặt!
Chu Mạn Nương và Bạch gia cùng vào cung cáo trạng
Còn Bạch gia kia vốn dĩ là nhà ngoại của mẫu thân Cố Đình Diệp nhưng lại không có một chút gia sản nào. Chỉ vì muốn cướp của mà Bạch gia liền liên thủ cùng Tần đại nương tử vu oan cho chàng làm giả chứng từ, lừa dối cả gia tộc. Đứng trước tất cả tội trạng đó, Cố Đình Diệp liền bị nhốt vào ngục lao và tước đoạt hết tước vị, đày đi biên cương.
Thái hậu gây binh biến hòng cướp ngôi
Tần đại nương tử, Vương lão thái thái hay Chu Mạn Nương đều là những con tốt của Thái hậu đưa ra nhằm hạ bệ Cố Đình Diệp - tâm phúc của Hoàng đế. Trong lúc biên cương đang rối loạn, Hoàng thượng đổ bệnh thì Thái hậu lại gây binh biến, nhằm cướp đoạt ngôi vua. Minh Lan nhận được tin chồng mất trên chiến trường nhưng cô vẫn cố đứng vững để chống chọi với âm mưu này của Thái hậu.
Thái hậu chính là kẻ kẻ đầu sỏ
Lúc binh biến nổ ra cũng là lúc Thái hậu cho triệu kiến tất cả các thân quyến nhà quan lại vào cung để uy hiếp các thế lực khác. Minh Lan nhanh trí nhận ra kế hoạch và một mực không vào cung. Ngay lập tức, các thế lực tạo phản đem quân bao vây nhà của cô. Đồng thời, Hướng ma ma - nô tỳ thân cận của Tần đại nương tử lại mở cửa phía trong phủ đưa quân vào nhà.
Minh Lan có đứng vững khi chống chọi với binh biến?
Liệu rằng Minh Lan sẽ làm gì để bảo vệ con cái, người thân trong phủ? Liệu rằng Cố Đình Diệp còn sống hay đã chết? Câu trả lời sẽ có trong những tập cuối của bộ phim Minh Lan Truyện được phát sóng vào lúc 20h trên đài Hồ Nam và 22h trên các trang mạng iQIYI, Tencent và Youku.
Theo trí thức trẻ
Kẻ thứ ba trong "tứ đại ác phụ" tái xuất, Phong Dĩnh trong Minh Lan Truyện có lục đục? Cuối cùng ái thiếp một thời của Phùng Thiệu Phong cũng chính thức quay trở lại trong Minh Lan Truyện, đe dọa tình cảm của đôi vợ chồng son Triệu Lệ Dĩnh. Người ta nói rằng "tình cũ không rủ cũng tới" quả nhiên không bao giờ sai. Những tưởng Cố Đình Diệp (Phùng Thiệu Phong) và Thịnh Minh Lan (Triệu Lệ Dĩnh)...