Lấy chồng, đừng chọn làm dâu nhà giàu
Trưa nắng, tôi bồng bế con trai 15 tháng tuổi ra xe bus về quê ngoại ăn cỗ cưới. Vì không muốn nghe mẹ chồng than thở rằng đi xe ôm tốn tiền nên đoạn đường cũng khá xa, mẹ con, bà cháu vẫn dìu dắt nhau đi bộ.
Gần đến trục đường 70, chúng tôi dừng chân tại một bóng râm bên cạnh ngôi nhà đẹp nhất con đường từ làng ra quốc lộ. Bên ngoài có đề biển công ty.
Cậu con trai mới biết đi, biết nói chạy nhanh vịn vào cửa của ngôi nhà rồi nhanh nhảu chào bà. Tôi chưa kịp bế con lên thì một bà cụ trong nhà đã mở cổng và mời mẹ con, bà cháu chúng tôi vào nhà. Vì ngại và vì con tôi có vẻ rất thích khám phá ngôi nhà đó nên chúng tôi đành vào trong một lát.
Ngôi nhà có sân rộng, bà cụ đang ngồi bóc tỏi dưới bóng cây. Trong khi mẹ chồng tôi hỏi han bà cụ về chuyện bóc tỏi, tôi nhìn xung quanh và bắt đầu có những thắc mắc. Tôi liền hỏi bà cụ:
- Trưa nắng, cả nhà đi nghỉ còn một mình bà ngồi đây làm việc ạ?
Bà cụ ngước nhìn tôi rồi trả lời:
- Có 2 đứa cháu, nó đi học còn bố mẹ chúng thì đi làm rồi.
Tôi tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Cháu thấy bên ngoài ghi biển công ty
Tôi bỗng thấy bà cụ cúi xuống, không biết do tôi nhạy cảm hay chỉ vì bà phải chú tâm hơn tới việc bóc hành:
- Công ty đang vỡ nợ rồi.
Video đang HOT
Đến đây, cậu con trai tôi bắt đầu nghịch ngợm hơn, đi lòng vòng khắp sân và dừng lại bên chuồng chim bồ câu nên tôi phải theo sát con để quản thúc. Trong khi đó, mẹ chồng tôi lại bắt đầu quan tâm hết sức đến câu chuyện của gia đình bà cụ. Lẽ dĩ nhiên, tôi từ người gợi truyện lại trở thành người “hóng” chuyện.
- Chồng nó làm ăn chịu khó lắm, 2 năm làm thì đã mua được đất, làm nhà ra ngoài này. Ngày trước nhà tôi cùng ở trong làng, ở tít sâu bên trong cơ. Bà nhìn đấy, cả khu phố này, làm gì có cái nhà nào to hơn nhà này đâu. Nhưng vợ nó phá, vợ nó ăn tiêu hoang, ăn chơi rồi còn trai gái đua đòi. Chồng làm ngày đêm cũng không lại được.
Mẹ chồng tôi vốn sống ở quê nên từng câu chữ của bà luôn hết mực thật thà:
- Cả cái nhà to thế này, ăn chơi làm sao mà hết được bà? Chắc chẳn phải vậy đâu!
- Bà làm sao mà biết được, làm thì khó chứ phá thì mấy. Mang tiền của trong nhà mà đi cho người ngoài thì bao nhiêu cho đủ.
Vốn không tin vào điều bà cụ nói, mẹ chồng tôi chuyển sang chủ đề khác:
- Thế bây giờ bố mẹ các cháu làm gì hả bà?
- Bố thì đi máy xúc, còn mẹ thì đi làm văn phòng linh tinh, làm không đủ tiêu.
- Vậy bà không nói năng khuyên bảo con dâu sao bà?
- Tôi đang muốn ép thằng con tôi bỏ…
Nghe đến đó, mẹ chồng tôi tỏ vẻ hoảng hốt
- Ấy, đừng, đừng, bà ạ. Như thế thất đức lắm!
- Biết là vậy, nhưng nó làm khổ con mình, khổ mình thì làm sao mà chịu được. Nó phá phách đã đành, nó còn bồ bịch trai gái!
- Con dâu sai thì cũng đã sai rồi, bà mà ép chúng bỏ nhau thì bà lại cũng mang tiếng thất đức. Nó làm sai rồi nó gặp hạn. Vợ chồng không hợp nhau, không thể sống được với nhau thì tự khắc nó bỏ nhau. Mình già rồi không nên nài ép làm gì bà ạ.
Câu truyện đến đó dường như ngược chiều, bà cụ không muốn nói thêm, mẹ chồng tôi cũng đã cạn lời. Và chúng tôi cũng dừng chân ở đó đủ lâu. Tôi bế con lên và nói con bye bye bà để tiếp tục quãng đường. Ra đến ngoài cổng, con tôi vẫn vẫy tay chào bà, tôi còn nghe thấy bà cụ nói với “đấy, giá mà bà có con dâu như mẹ mày …”
Tiếp tục đoạn đường, tôi nói với mẹ chồng tôi: “Chẳng biết thế nào mẹ nhỉ, mấy ngày con đi làm về qua đây cứ khen cái nhà này to đẹp nhất phố, vậy mà hỏi ra lại bảo đang vỡ nợ”. Trong khi đó, mẹ chồng tôi vẫn còn tơ vương chuyện bà cụ bảo ép con trai bỏ con dâu mà cẫm nẫm “bà mẹ chồng như thế cũng có thể là nguyên nhân khiến đứa con vỡ nợ ấy chứ”.
Nghe bà nói, tôi chợt xao lòng.
Lấy chồng xa, gia đình chồng lại không có mấy điều kiện, chúng tôi phải ở thuê nơi thủ đô cho có công ăn việc làm. Mẹ chồng tôi bộn bề công việc ở quê nhưng từ ngày tôi sinh con, bà đều đặn cuối tuần về quê đầu tuần lại lên thảnh phố trông cháu. Tuy bà có những suy nghĩ kiểu nhà quê nhưng luôn thật thà, chân chất và coi tôi như con cái trong nhà. Suốt hơn 1 năm chung sống, mẹ chồng nàng dâu chưa từng xích mích. Nhiều lần bà còn bênh tôi ra mặt, khiến hàng xóm nơi tôi thuê trọ phải ấm ức “cái bà gì mà chỉ suốt ngày bênh con dâu”.
Nghĩ đến mẹ chồng mình, rồi lại nghĩ tới bà cụ – mẹ chồng của cô con dâu ăn chơi, xa đoạ kia, tôi nghĩ, có lẽ mẹ chồng tôi nói đúng “sống ở đời phải sống luôn phải đạo, thất thà để đức cho con cháu sau này. Bà mẹ chồng mà ép con trai bỏ con dâu thì cái gia sản tiền tỷ ấy có khi cũng bởi sống thất đức, tạo nghiệp chướng mà nên”.
Tôi mỉm cười hạnh phúc khi nghĩ tới câu nói cuối cùng của bà cụ “giá mà bà có con dâu như mẹ mày”. May mắn vì tôi không làm con dâu của cụ, gia đình cụ giàu có thật đó, nhà cao cửa rộng sáng choang một khu phố, nhưng sống cùng với bà có lẽ chỉ một sai lầm nhỏ bà cũng sẽ ép con bà bỏ tôi cho bằng được rồi lại nhìn con dâu nhà người ta để nói “giá mà …”
Nếu được cho chọn lại, tôi vẫn sẽ chọn làm con dâu của mẹ chồng tôi, chứ không chọn làm dâu trong ngôi nhà giàu sang bậc nhất khu phố kia!
Theo VNE
Làm dâu nhà giàu, sướng khổ tự thân
Vậy mà chuyện đùa như thật, không những anh thổ lộ tình cảm với chị mà ngay cả mẹ anh cũng dò hỏi ý tứ, xem chị có chịu làm dâu nhà này không.
Trước khi kết hôn, chị là người phụ nữ nhanh nhẹn, hoạt bát, tính toán đâu ra đấy. Chị xuất thân trong một gia đình thuần nông, nhà đông anh em, chị lại là con cả nên mọi việc lớn nhỏ từ trước đến nay đều do một tay chị làm. Thế nhưng, dù nhà có khó khăn đến đâu, bố mẹ chị vẫn cố gắng cho các con ăn học. Trong nhà có 6 chị em, ai học được thì học, không học được thì đi làm thuê làm mướn trên thành phố nuôi gia đình. Vậy là cuối cùng cả 6 chị em chỉ có mình chị học lên đến đại học. Mấy đứa em học kém hơn nên đứa học hết cấp 2, đứa học hết cấp 3 rồi đi làm kiếm tiền nuôi chị ăn học.
Từ làng trên ngõ dưới ai cũng khen bố mẹ chị biết dạy con, chứ không như mấy đứa trong làng nghỉ học sớm rồi ăn chơi phá phách. Chị lên thành phố vừa học vừa làm thêm. Để không phụ công bố mẹ và các em, chị học tập rất chăm chỉ, kỳ nào cũng được học bổng. Chị quyết định theo học sư phạm để tiết kiệm tiền học phí. Ở ký túc xá cũng không hết bao nhiêu, nên tiền làm thêm chị không những nuôi được bản thân mà còn tiết kiệm gửi cho bố mẹ dưới quê.
Vào năm cuối đại học, các khoản chi phí tăng lên, tiền làm khóa luận, liên hoan lớp rồi quà thầy, quà cô buộc chị phải nhận thêm việc gia sư. Qua các mối quan hệ bạn bè, chị được vào làm gia sư cho một bé gái lớp 5, con của một gia đình giàu có gần trường. Những ngày đầu làm gia sư, chị rất được lòng phụ huynh bởi cách ăn nói, ứng xử và cả ngoại hình giản dị xinh xắn. Làm gia sư được hơn 2 tháng, chị xin làm thêm việc nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa cho gia đình nhà chủ. Vậy là một tháng chị thu nhập ở đây cũng được hơn 3 triệu đồng. Với chị như vậy là đủ, chị nghỉ hết việc làm thêm bên ngoài vất vả như chạy bàn, rửa bát trước kia.
Gia đình nhà chủ rất thân thiện, thấy chị dạy dỗ chất lượng, làm việc nhà đâu ra đấy nên có ý mời chị dọn về ở để tiện việc chăm nom gia đình và dạy học cho bé Thảo. Với chị, xa quê hương đến thành phố học thì ở đâu cũng là nhà, miễn sao nơi đó an toàn là được. Hơn thế, chuyển về đây ở, chị sẽ tiết kiệm được tiền phòng cũng như tiền ăn, bởi nhà chủ hứa sẽ không lấy tiền hai khoản ấy. Thế là 3 hôm sau, chị dọn qua đây ở.
Chỗ ở của chị bây giờ tốt hơn trong ký túc xá gấp nhiều lần. Một mình chị một phòng trên tầng 3, đối diện phòng con trai cả nhà này. Anh chàng hơn chị 4 tuổi, đi công tác suốt, ít khi có mặt ở nhà. Từ khi nhận làm gia sư cho bé Thảo, chị mới gặp qua anh 2 lần. Chị nghe cô chủ trong nhà nói anh rất hiền, có tài nhưng ít nói và ít quan tâm đến gia đình. Công việc bận rộn khiến anh đi gió về mây suốt. Trông ảnh treo trong phòng thì anh rất đẹp trai, cao ráo và phong độ thật. Đúng như lời kể của cô chủ.
Thế nhưng, sau khi chị chuyển đến đây ở được hơn 1 tuần, anh nhận được lịch công tác tại Hà Nội nên không còn phải đi gió về mây nữa. Từ giờ, ngày nào anh cũng có mặt ở nhà. Thấy thế mẹ anh vui lắm, bà tin chị mang điềm lành đến cho gia đình.
Điều gì đến rồi cũng đến, sau gần 1 tháng ăn cơm ở nhà do chị nấu, ra vào chạm mặt vì chị ở ngay phòng đối diện nên anh cũng phải lòng chị. Mẹ anh thấy con trai mình thay đổi, nhận biết được ý tứ của cậu con trai độc nhất nên cũng dò hỏi chị nhiều hơn về gia đình. Khó có người phụ nữ nào như mẹ anh, bà tâm lý và kén chọn con dâu không quan tâm đến hoàn cảnh. Chẳng vì thế mà bà cũng ưng ý chị lắm.
Thật ra, chị cũng thích anh từ lâu. Ngay từ cách anh quan tâm chị, thường xuyên vào bếp nhặt rau, hay lau nhà cùng chị trong những ngày nghỉ. Những khi đi chơi anh cũng cho chị đi cùng. Những lần đó, chị cảm tưởng như được hẹn hò với anh. Vậy mà chuyện đùa như thật, không những anh thổ lộ tình cảm với chị mà ngay cả mẹ anh cũng dò hỏi ý tứ, xem chị có chịu làm dâu nhà này không.
Cầu được ước thấy nên chị không ngại ngùng mà đồng ý. Có thể nhiều người sẽ nghĩ chị không biết ngại hay đại khái cho là chị dễ dãi quá. Nhưng chị không quan tâm, với chị, chỉ cần lấy được người mình yêu và thoát cuộc sống nghèo khổ là điều chị mơ ước.
Sau khi tốt nghiệp đại học, chị nhanh chóng lên xe hoa về nhà chồng trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Ai cũng nói chị tốt số, lấy được chồng giàu. Có người khen anh chị đôi lứa xứng đôi, trai tài gái sắc. Chị xinh đẹp lại đảm đang, tài giỏi, khéo ăn nói. Nhờ vào gia đình chồng nên chị được nhận vào dạy tại trường cấp 3 gần nhà. Cuộc sống sau này của chị sướng hay khổ còn chưa rõ, nhưng hiện tại chị thấy cuộc sống của mình rất hạnh phúc. Chị tin vào số phận, vào duyên nợ. Có lẽ chị sẽ là "cục nợ" của anh suốt đời.
Theo Blogtamsu
Cú lừa ngoạn mục của cô con dâu nhà giàu Cứ tưởng gia đình có phúc, may mắn khi cưới được cô con dâu xinh xắn lại học giỏi, cả gia đình Thành ra sức nâng niu chiều chuộng. Đến khi đã đủ lông, đủ cánh có sức bay đi, Lan đã dời đi không một lời nhắn gửi khiến cả nhà chồng điêu đứng vì bị cú siêu lừa trong vòng 4...