Lấy cảm hứng từ Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền, vị tướng Darkin tiếp theo sẽ tượng trưng cho đại họa Nạn Đói?
Những giả thuyết xoay quanh các vị tướng Darkin luôn là chủ đề lôi cuốn sự quan tâm của cộng đồng game thủ LMHT.
Sự hiện diện của các Darkin trong vũ trụ LMHT vẫn còn là một ẩn số lớn đối với game thủ. Với những câu chuyện huyền bí đậm chất siêu nhiên xoay quanh bộ 5 Darkin (đã xuất hiện 3), nhiều người chơi đang đặt ra giả thuyết về việc các vị tướng Darkin được lấy cảm hứng từ Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền trong Kinh Tân Ước.
Và từ giả thuyết này, chúng ta có thể sử dụng những suy luận để tìm ra lai lịch của hai vị tướng Darkin còn lại.
Đầu tiên, xét về sự tương đồng trong ý tưởng thiết kế, có thể chia 3 vị tướng Darkin đã xuất hiện trong game (bao gồm Aatrox, Kayn/Rhaast, Varus), tương ứng với vị trí của 3 Kỵ Sĩ: War – Kỵ sĩ đỏ, tượng trưng cho Chiến tranh, Death – Kỵ sĩ xanh, tượng trưng cho Cái chết, và Pestilence – Kỵ sĩ trắng, tượng trưng cho Dịch bệnh.
Aatrox – Chiến tranh: Aatrox là kẻ khơi dậy những cuộc chiến tranh thiên cổ của Runeterra, bởi chỉ có trong những cuộc chém đẫm máu, hắn mới có cơ hội tìm kiếm được một vật chủ mạnh mẽ nhất.
Rhaast – Cái chết: Xuất hiện dưới hình hài của một lưỡi hái – biểu tượng của tử thần, Rhaast có thể coi là hiện thân của cái chết, và vật chủ của hắn – Kayn, cũng là một sát thủ tàn bạo, không xót thương, không ghê sợ, với biệt danh Tử Thần Bóng Tối.
Varus – Dịch Bệnh: 3/4 kỹ năng của Varus (trừ nội tại) là các chiêu thức diện rộng, trong khi chiêu thức còn lại: W – Tên Độc, cũng có thể coi là một sắc thái tượng trưng cho sự lây lan dịch bệnh.
Như vậy, trong bộ Tứ kỵ sĩ dưới hình hài Darkin, chỉ còn duy nhất Kỵ sĩ đại diện cho dịch bệnh là chưa xuất hiện. Theo giả thuyết được đưa ra, vị tướng Darkin thứ 4 – Người chị em của Varus, sẽ là một Pháp sư sở hữu bộ chiêu thức có khả năng gây hao mòn sinh lực đối phương, tương tự như dấu hiệu của sự đói khát, đồng thời cũng mang đến LMHT một hiệu ứng bùa hại mới – Đói khát:
Video đang HOT
Bùa hại Đói Khát
- Kẻ địch bị đặt bùa hại này sẽ bị thay đổi giao diện HUD, avatar bị đổi thành màu xám và màn hình sẽ hiển thị những viền đỏ, biểu hiện cho việc bị hao mòn sinh lực bởi sự đói khát .
- Mục tiêu bị Đói khát có thể tấn công cả đồng đội của chúng (dựa trên những câu chuyện “rợn người” về hành vi ăn thịt đồng loại khi bị cơn đói tới quẫn trí).
Theo cốt truyện của Varus, vị tướng Darkin này sẽ là một tướng nữ, hiện đang bị giam giữ ở Shurima. Vừa hay, nhắc đến sa mạc thì ai cũng nghĩ tới một vùng đất “chó ăn đá gà ăn sỏi”, và đó cũng là nơi dễ xảy ra nạn đói nhất.
Tuy nhiên, có một điểm khúc mắc ở đây, đó là Tứ kỵ sĩ Khải huyền thì chỉ có 4 người, trong khi có tổng cộng 5 Darkin còn tồn tại trong vũ trụ LMHT, theo lời xác nhận của Riot Games. Liệu sự khập khiễng này có tạo nên mâu thuẫn trong việc sáng tạo hình tượng của các vị tướng?
Trong những phiên bản phổ biến nhất, chúng ta chỉ biết tới 4 Kỵ sĩ như trên, nhưng ở một số dị bản khác, hoặc có thể là những sự bổ sung của thần thoại hiện đại sau này, thì nhóm Kỵ sĩ vẫn còn một người anh em: Kyle – Hẹp Hòi.
Theo một số giả thuyết, bộ Tứ Kỵ sĩ Khải huyền vẫn còn một người anh em thứ 5
Những tư liệu về Kyle rất ít ỏi, và hầu hết chưa được kiểm chứng về nguồn gốc. Khác với 4 Kỵ sĩ kia, Kyle đại diện cho tâm tính xấu xa ẩn sâu trong bản chất con người. Truyền thuyết về hắn nhìn chung mang đậm tính nhân văn, bởi nếu 4 anh em của Kyle là tượng trưng cho những tai ương khủng khiếp và ám ảnh, thì sự hẹp hòi mà Kyle là kẻ đại diện, mới chính là nguồn cơn khiến những tai ương kia tồn tại dai dẳng không dứt.
Con người sống sót qua nạn đói nhờ sự sẻ chia, dập tắt chiến tranh bằng sự vị tha và kiên nhẫn, đánh bại dịch bệnh bởi trí tuệ và những phương thuốc thần kỳ, không còn sợ hãi cái chết bởi sự thấu hiểu ý nghĩa của cuộc sống.
Nhưng rồi, nạn đói cũng dạy cho người ta sự ích kỷ, chiến tranh khơi dậy lòng tham và khát khao bá chủ, trí tuệ từng đánh lùi dịch bệnh bị coi là thứ bùa phép ma quỷ vì sự trì trệ, không muốn thay đổi, không chấp nhận những điều mới mẻ, và sự thấu hiểu cuộc sống lại nảy sinh lòng tham sống sợ chết… Tất cả xuất phát từ tâm tính hẹp hòi trong con người, chỉ đợi có điều kiện để bùng phát. Nếu nhân loại không thể đánh bại Kyle, họ sẽ mãi mãi không thể chiến thắng tuyệt đối trước Tứ kỵ sĩ Khải huyền.
Ảnh minh họa
Quay trở lại với bộ 5 Darkin, dù khái niệm đánh đồng Varus với Kỵ sĩ trắng – Bệnh dịch có vẻ hơi khiên cưỡng, nhưng việc Riot lấy cảm hứng từ Bộ tứ kỵ sĩ kết hợp cùng những dị bản khác để tạo nên 5 vị tướng Darkin cũng không phải là thiếu cơ sở.
Như vậy, chúng ta đã có được hai giả thuyết khá hợp lý về danh tính của hai Darkin tiếp theo: Một pháp sư hắc ám tượng trưng cho đói khát, và Yone – Một kiếm sĩ Darkin khác, tượng trưng cho sự hẹp hòi. Những câu chuyện huyền ảo và hấp dẫn về chủng tộc Darkin cũng sắp sửa được Riot hé mở, và hãy cùng chờ xem những nhà làm game còn không hay bằng làm phim sẽ mang đến cho chúng ta điều thú vị gì trong tương lai.
Theo GameK
Riot điều chỉnh cơ chế cân bằng tướng
Sau quá nhiều chỉ trích từ phía cộng đồng hướng vào quá trình cân bằng tướng "vô lý", có vẻ như phía Riot đã nhìn nhận và chỉnh sửa vấn đề.
Kể từ khi Zoe ra mắt, các vị tướng mới được người chơi coi là quá lỗi, điển hình là trường hợp của Aphelios gần đây: kể cả game thủ chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đều không hiểu được cách hoạt động và gây sát thương từ chiêu cuối của vị tướng này. Thêm vào đó, việc cắt xẻo các tướng OP quá mức khiến "mất chất tướng" diễn ra tới hai lần liền trong thời gian gần đây, đó là trường hợp của Aatrox và Akali. Akali mới bị giảm sát thương đến mức mọi người gọi cô nàng yếu như là "cua kì cục" vậy, đó là còn chưa kể đến Ryze nữa. Soraka mới đây cũng bị cắt gọt đáng kể sau khi áp đảo trên toplane.
Dường như đã lắng nghe ý kiến của cộng đồng, mới đây Mark Yetter - Đội trưởng đội ngũ thiết kế gameplay của Riot đã thông báo về một số điều chỉnh cân bằng trong game như dưới đây:
Một số nội dung mà phía Riot đang tập trung hướng tới
Cụ thể các mục gạch đầu dòng đó là:
- Chỉnh lại khung cân bằng tướng;
- Mở rộng lượng tướng đi rừng;
- Soraka solo đường;
- Làm rõ bộ kĩ năng của Aphelios và giảm sức mạnh;
- Cải thiện áo choàng lửa;
- Đồng hồ ngưng đọng.
Vấn đề quan trọng nhất ở đây có lẽ là khung cân bằng tướng. Mark Yetter khẳng định phía Riot đang nghiên cứu chỉnh sửa nhẹ định nghĩa "OP", tức là ngưỡng một tướng trở nên quá khỏe so với phần còn lại và phải bị nerf. Mức này sẽ được điều chỉnh lại ở tất cả các mức rank. Đồng nghĩa với việc cân bằng tướng sẽ được dựa theo chỉ số cụ thể và tập trung hướng vào từng lớp kĩ năng riêng chứ không hề là ngẫu nhiên.
Riot sẽ điều chỉnh lại khung cân bằng
Ở trình độ thường (từ Sắt đến Vàng):
- Cũ: OP nếu có 54.5% tỉ lệ thắng và bị ban ít hơn mức trung bình cho tới 52.5% tỉ lệ thắng nếu bị ban nhiều gấp 5 lần bình thường.
- Mới: nếu có 54% tỉ lệ thắng và bị ban ít hơn mức trung bình cho tới 52.5% tỉ lệ thắng nếu bị ban nhiều gấp 5 lần bình thường.
- Ví dụ: Hệ thống mới phát hiện Diana cần giảm sức mạnh tại bản 10.3 (53.7% tỉ lệ thắng , 23% tỉ lệ cấm), điều này sẽ không xảy ra với khung cũ.
Ở trình độ cao (Từ Bạch kim lên Cao thủ):
- Cũ: OP nếu có 54% tỉ lệ thắng và bị ban ít hơn mức trung bình cho tới 52.5% tỉ lệ thắng nếu bị ban nhiều gấp 5 lần bình thường.
- New: OP nếu có 53.5% tỉ lệ thắng và bị ban ít hơn mức trung bình cho tới 52.5% tỉ lệ thắng nếu bị ban nhiều gấp 5 lần bình thường.
- Ví dụ: Hệ thống mới phát hiện Senna ADC hiện đang OP ở mức kĩ năng này.
Ở trình độ rất cao (Đại Cao thủ và Thách đấu):
- Không có thay đổi gì, tuy nhiên phía Riot đang nghiên cứu để có được nhiều thông số hơn ở mức rank này.
Ở thi đấu chuyên nghiệp:
- Không như ở trình độ rất cao, chỉ số tại các trận đấu thể hiện rất tốt sức mạnh của tướng. Tuy nhiên phía Riot đang muốn giảm thiểu sự ảnh hưởng của các bản vá đối với thi đấu chuyên nghiệp xuyên suốt trong năm và tập trung hơn vào CKTG.
- Cũ: Đươc tính là OP nếu xuất hiện hơn 90% trong một bản vá hoặc hơn 80% tại 2 bản vá;
- Mới: Đươc tính là OP nếu xuất hiện hơn 95% trong một bản vá hoặc hơn 85% tại 2 bản vá; tập trung hơn vào MSI và CKTG.
Diana đang được hướng trở thành tướng đi rừng
Đối với việc mở rộng bể tướng đi rừng, các mục tiêu hiện tại của Riot là Garen, Diana, Zed, Talon và Darius. Về chỉnh sửa tướng và trang bị, tất cả sẽ được làm rõ hơn ở các bản sau.
Như vậy, với mức khung OP được làm mới này, người dùng sẽ dễ hiểu hơn cũng như đội ngũ cân bằng có thể dựa vào những chỉ số đáng tin cậy hơn để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Theo Game4V
Riot tiếp tục đi vào 'vết xe đổ' trong việc cân bằng Senna, Aphelios như Akali, Aatrox trước kia Cách cân bằng Aphelios và Senna cho thấy Riot không rút ra được điều gì sau những thảm họa trước đó như Akali hay Aatrox. Riot Games được ca ngợi ở rất nhiều điều, từ việc thiết kế trang phục, làm MV ca nhạc, chăm sóc và tương tác với cộng đồng, làm từ thiện.... tuy nhiên họ chưa bao giờ được đánh...