Lấy ảnh tù nhân làm nền học online: Cần đặt ra quy chuẩn riêng cho lớp học!
Việc tích hợp chế độ tự chọn phông nền ở các ứng dụng dạy học trực tuyến hiện nay khiến nhiều học sinh, sinh viên cảm thấy thích thú, đùa giỡn quá trớn bằng những hình ảnh phản cảm.
Tình hình dịch bệnh kéo dài khiến các trường học phải đóng cửa, không thể giảng dạy trực tiếp. Thầy cô và học sinh đã quen thuộc với việc trao đổi với nhau qua các ứng dụng trực tuyến để phục vụ việc học tập như Zoom, Microsoft Teams, Google Meet…
Tuy nhiên, thời gian gần đây, phòng học online xuất hiện hiện tượng một số học sinh, sinh viên đổi phông nền phản cảm, gây tranh cãi trong dư luận.
Những hình nền “bát nháo” của học sinh, sinh viên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của buổi học (Ảnh: Chụp màn hình Facebook).
Học sinh dùng ảnh tù nhân làm hình nền tham gia học online. (Ảnh: Chụp màn hình Facebook).
Học trò mượn cái tít “giật gân” trên báo làm hình nền khi tham gia lớp học online. (Ảnh: Chụp màn hình Facebook).
Dân mạng bình luận về những hình nền phản cảm này như: “Học như vậy làm sao mà học”; “Mời cô và các bạn quẩy online”; “Muốn làm thầy cô bất ngờ mà thầy cô không yêu cầu bật camera”; “Cái này thì đảm bảo chất”…
Cài đặt hình nền bát nháo có ảnh hưởng gì trong quá trình học online của học sinh, sinh viên hay không? Hình nền học online có cần được quy định rõ ràng hay để người học tự do? Phóng viên Dân trí ghi nhận những quan điểm của thầy cô và sinh viên trong vấn đề này.
Thay đổi phông nền không phù hợp thể hiện sự không tôn trọng giáo viên
Trần Châu Ánh Ngọc (sinh năm 2002), sinh viên năm hai, Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian vừa qua, mọi hoạt động học tập và giảng dạy đều phải chuyển qua hình thức trực tuyến. Chính vì thế, hiện tượng sinh viên đổi hình nền trong lúc học đang trở nên phổ biến và cá nhân mình cũng đã từng bắt gặp hiện tượng này”.
Ánh Ngọc không phản đối việc thay đổi hình nền trong giờ học và xem đó như một cách giải trí, giúp mọi người bớt căng thẳng và nhàm chán trong các giờ học qua màn hình máy tính.
Ánh Ngọc nói thêm: “Tuy nhiên, đang trong môi trường dạy học thì mọi hình ảnh và nội dung học sinh, sinh viên đưa lên cần phải phù hợp với quy củ và chuẩn mực đạo đức. Việc này không chỉ giữ gìn cho môi trường học tập lành mạnh nói chung mà còn là sự tôn trọng đối với thầy cô nói riêng”.
Đứng trước vấn đề đang gây nhiều tranh cãi này, bạn Trần Lưu Hoài Anh (sinh năm 2002), sinh viên năm hai, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thẳng thắn bày tỏ: “Thầy cô đã và đang nỗ lực hết mình để có thể truyền tải được kiến thức đến với học sinh, sinh viên. Thế nhưng, một số bạn vẫn chưa thực sự nghiêm túc khi thay đổi phông nền học trực tuyến không phù hợp khiến giờ học bị ảnh hưởng”.
Hoài Anh cho biết, cậu chưa gặp phải tình huống này vì lớp học rất nghiêm túc, các bạn trong lớp cũng rất ngoan. Và chỉ thấy hiện tượng này trên mạng chứ chưa gặp phải trường hợp ngoài đời nào như thế.
Với Hoài Anh: “Thời điểm dịch bệnh này cũng là lúc để mọi người thể hiện sự tự giác cũng như trách nhiệm của bản thân đối với việc học trực tuyến ở nhà. Mình thấy không đồng tình với hành động của các bạn học sinh, sinh viên khi lấy các hình ảnh không liên quan đến giờ học làm phông nền. Bởi việc này có thể gây mất tập trung cho các bạn cùng lớp, vừa thể hiện thái độ không nghiêm túc và không tôn trọng giảng viên”.
Trái ngược với Hoài Anh, bạn Nguyệt Anh (sinh năm 2002), sinh viên năm hai, khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Đại học Vinh cho biết: “Mình thấy hiện tượng này khá thường xuyên trong các giờ học. Và mình nghĩ việc chọn cho bản thân một hình nền đặc biệt với mọi người không phải điều đáng trách. Tuy nhiên, chúng ta cần phải dựa vào tình huống mình đang tham gia để lựa chọn hình ảnh một cách phù hợp”.
“Mọi người có thể lựa chọn các hình ảnh vui nhộn khi tham gia các buổi trò chuyện online với bạn bè. Còn trong giờ học, các buổi hội họp, mọi người cần nghiêm túc để đảm bảo được hiệu quả công việc”, Nguyệt Anh cho biết.
Bên cạnh đó, Nguyệt Anh còn đề xuất thêm: “Mình nghĩ nhà trường hoặc các giảng viên bộ môn có thể tổ chức các cuộc thi thiết kế phông nền ảo cho các buổi học để học sinh, sinh viên có thể tham gia. Từ đó tổ chức bình chọn và trao giải cho những thiết kế phông nền ấn tượng. Đây cũng sẽ là những phông nền các bạn sử dụng trong quá trình học tập của mình. Cách làm này vừa có thể để học sinh, sinh viên tự do sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thiết kế đồ họa, vừa tạo được sự quy củ trong giờ học, tránh tình trạng xuất hiện các phông nền không phù hợp với văn hóa lớp học”.
Bạn Lê Việt Tiến (sinh năm 2002), sinh viên năm hai, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Ở trường mình, hiện tượng này ít khi xảy ra bởi các bạn sinh viên khi ở nhà rất ngại bật máy ảnh. Tuy nhiên, việc được tự chọn phông nền ở các ứng dụng dạy học trực tuyến hiện nay khiến các em học sinh lớp dưới cảm thấy vô cùng thích thú”.
Việt Tiến hy vọng có những quy định cho việc đặt phông nền để hướng đến một lớp học chuẩn mực và hiệu quả hơn.
Việt Tiến cho rằng: “Xuất phát từ tâm lý tò mò, muốn thể hiện cá tính bản thân hoặc không muốn để lộ không gian riêng tư nên hành động này càng trở nên phổ biến. Về phía các bạn học sinh, sinh viên, khi được cài những phông nền đẹp sẽ giúp họ cảm thấy hứng thú với việc học hơn. Mặc khác, có một số bạn với ý định pha trò, chọn những hình ảnh không chuẩn mực khiến cho thầy cô cảm thấy khó chịu và lớp học mất sự nghiêm túc”.
Giáo viên trao đổi với học sinh gỡ bỏ hình ảnh phản cảm trong giờ học online
Hiện tượng này càng trở nên phổ biến đồng nghĩa với việc học sinh, sinh viên bị phân tán tư tưởng trong giờ học trực tuyến vẫn còn xảy ra. Hành động này không chỉ gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập mà còn thể hiện sự không tôn trọng thầy cô đứng lớp.
Giảng viên Dạ Hương nói: “Đây không phải là một hành động quá nghiêm trọng để cần phải có những quy định cụ thể”.
Giảng viên Phạm Lê Dạ Hương, khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Việc sinh viên thay đổi phông nền trong giờ học chứng tỏ các bạn ấy muốn nói lên điều gì đó, có thể là sở thích cá nhân hoặc những thông điệp mà họ muốn truyền tải đến mọi người. Nếu các giảng viên quan tâm, để ý tới những điều này thì có thể nắm bắt và hiểu được những mong muốn của sinh viên.
Với các hình ảnh không phù hợp, gây phản cảm, ảnh hưởng đến lớp học thì giảng viên và sinh viên có thể trao đổi với nhau để rút kinh nghiệm cho những lần học khác”.
Thầy giáo Nguyễn Thành Công, giáo viên Sinh học trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng vấn đề này nên xử lý linh động.
Thầy giáo Nguyễn Thành Công, giáo viên Sinh học trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội bộc bạch rằng: “Hiện tượng học sinh để các phông nền không phù hợp trong giờ học trực tuyến chủ yếu là các trò đùa của các em. Khi được trao đổi và yêu cầu gỡ xuống thì học sinh vẫn rất vui lòng hợp tác.
Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng phông nền trong giờ học chưa có quy định cụ thể, bắt buộc. Chính vì vậy, các giáo viên thường phải rất linh động để nói chuyện với học sinh để các em hiểu về sự lệch lạc của các hình ảnh trái với thuần phong mỹ tục xuất hiện trong môi trường giáo dục”.
HyunA tiếp tục gây tranh cãi về hình ảnh phản cảm, tục tĩu trong MV mới collab với bạn trai
HyunA vốn nổi tiếng vì phong cách quyến rũ , thế nhưng cảnh quay nhạy cảm trong MV kết hợp cùng bạn trai của nữ idol vẫn khiến cư dân mạng tranh cãi kịch liệt.
Mới đây, HyunA và DAWN đã phát hành MV PING PONG - sản phẩm kết hợp đầu tiên của cặp đôi kể từ ngày rời CUBE Entertainment. Nữ idol và bạn trai gây chú ý với tạo hình độc đáo, cả hai còn không ngại thực hiện những cử chỉ âu yếm đầy tình tứ. Thế nhưng MV này lại gây tranh cãi gay gắt khi xuất hiện cảnh HyunA thè lưỡi liếm chuỗi hạt màu xanh dương với ánh mắt khiêu khích, gợi cảm .
HyunA vốn nổi tiếng với hình tượng quyến rũ , nổi loạn. Dù vậy, cảnh cô liếm chuỗi bi tròn vẫn làm nhiều cư dân mạng sốc nặng và chỉ trích nữ ca sĩ. Họ cho rằng phân đoạn nói trên dung tục, phản cảm khi ám chỉ chuyện 'chăn gối 18 , không phù hợp với văn hóa Á Đông.
Trái lại, không ít bình luận đứng về phía HyunA và nhận xét phân đoạn nhạy cảm nói trên đẹp mắt, thể hiện sự phóng khoáng, quyến rũ của cựu thành viên 4Minute. Theo những người ủng hộ HyunA, không thiếu MV của nghệ sĩ US-UK có cảnh quay gợi cảm và nội dung 'người lớn, chẳng hạn như WAP của Cardi B (feat. Megan Thee Stallion). Tuy nhiên họ vẫn được đón nhận nhiệt tình, do đó chẳng có lý do gì để HyunA bị chỉ trích.
Dù vậy, không phải ai cũng đồng tình với ý kiến này. Một số người cho rằng nhiều MV US-UK có cảnh 18 vẫn gây tranh cãi, chứ không phải được đón nhận hoàn toàn. Hơn nữa, HyunA là idol Kpop nên cô cần tiết chế hành động của mình, nhất khi là MV PING PONG không dán nhãn phân loại tuổi và có thể có nhiều khán giả trẻ theo dõi.
1 bình luận phản đối việc so sánh MV của HyunA với nghệ sĩ US-UK, cho rằng nữ idol cần nhập gia tùy tục
MV PING PONG
Netizen bình luận:
- Trông phản cảm chứ chẳng thấy quyến rũ chỗ nào.
- Cái này phản cảm thế.
- Chịu các bạn thấy đẹp. Đến cả cái chuỗi hạt nó cũng tượng trưng cho việc "gắn bi" vào cái đó mà các bạn khen đẹp. Chắc bình thường các bạn xem những cái như thế này quen mắt lắm nhỉ.
- Chắc do em nhỏ tuổi quá nên em nhìn thấy phản cảm.
- Bên US-UK cũng bị chửi đầy mà sao mọi người nói như thể bên US-UK được ủng hộ hết mình, còn Kpop lại bị chê phản cảm thế. Với lại mỗi người có cảm nhận khác nhau nên đừng chê mắt người này người kia tục tĩu nữa.
- Nhìn xấu mà? Đừng có nói câu nếu là US-UK các bạn sẽ thấy đẹp, US-UK người ta khác lắm đừng có lôi ra so sánh.
- Cảnh này cũng bình thường chứ đâu đến nỗi. Đã biết HyunA chúa quyến rũthì nên biết là MV cũng sẽ có cảnh này nọ quyến rũcác kiểu chứ.
- Các bạn coi WAP khen và hát theo, coi MV Kpop kêu tục tĩu.
- Mấy bạn làm như HyunA mới theo phong cách này không bằng. MV mình thấy dù hơi màu nhưng vẫn ổn, cả HyunA và DAWN công tâm đều làm tốt phần của mình, và bài nhạc hay, bắt tai.
- Thấy tục thì nói tục. Còn bạn thấy đẹp thì bạn cũng nói đẹp đó thôi.
MV Lip & Hip
Đây không phải lần đầu HyunA gây sốc khi đóng MV. MV Lip & Hip mà nữ idol phát hành năm 2017 có nhiều cảnh quay làm người xem đỏ mặt, cô còn táo bạo đến nỗi lè lưỡi liếm tay và nâng ngực khi biểu diễn ca khúc này trên sân khấu. Qua sản phẩm âm nhạc mới nhất kết hợp cùng bạn trai, HyunA tiếp tục cho thấy cô trung thành với concept quyến rũ , nổi loạn và một lần nữa tạo tranh cãi về ranh giới mong manh giữa sự gợi cảm và phản cảm.
"Hiện tượng giải trí" Bà Tưng sau 8 năm: Kín tiếng, ăn chay trường, không "gây sốc" nữa nhưng giàu Từ một nữ sinh nổi tiếng bằng những chiêu trò phản cảm trên mạng, "Bà Tưng" Huyền Anh giờ sống giản dị, kín tiếng hơn trước, thỉnh thoảng mới "khoe thân". XEM VIDEO: "Bà Tưng" Huyền Anh hát cover nhưng khoe vòng 1 "ná thở". Vào những năm 2012 - 2013, "Bà Tưng" là một trong số những từ khoá được truyền thông...