Lẩu Thả của ngư dân Mũi Né – món quà quê đãi khách phương xa
Một món ngon luôn chứa đựng những giá trị văn hóa và càng dễ được người ta nhớ đến hơn khi gắn liền với một vùng đất. Lẩu Thả của cư dân Mũi Né là một món ăn như thế.
Lẩu Thả lấy một động từ thuần Việt để làm danh từ cho tên gọi và cũng là tính từ để chỉ tính chất dân dã của món ăn. Thả vào nồi lẩu những thứ ăn được mà bổ dưỡng tự nhiên của một miền biển. Đặc sản lẩu Thả của ngư dân Mũi Né có thể dùng nhiều loại cá làm thành phần chủ đạo như cá đục, cá suốt nhưng ngon hơn cả vẫn lá cá mai, loài cá có nhiều ở vùng biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Theo VietNamPlus
Tín ngưỡng thờ rái cá ở Nam Bộ xuất phát cuộc bôn đào của Nguyễn Ánh?
Ở Nam Bộ, truyền thuyết, huyền thoại thờ rái cá gắn với cuộc bôn đào của Nguyễn Ánh trong sự truy lùng gắt gao của quân Tây Sơn.
Rái cá là loài động vật có vú, sống dưới nước thuộc họ chồn. Rái cá đào hang làm tổ ở bờ sông, biển, trong các hốc đá, hố cây hoặc sử dụng các hang đá có sẵn. Ở Nam Bộ ngày xưa, rái cá thường có mặt tại một số vùng biển và sông rạch, chúng tìm bắt các loài cá hoặc cua, ốc.. làm thức ăn. Hiện nay, tại một số đình làng Nam Bộ có thờ rái cá với nhiều danh xưng như "Lang Thát Đại Tướng Quân", "Thần Lang Lại", "Lang Lại nhị đại tướng quân", hay "Đông nam sát hải Lang Lại nhị đại tướng quân"... Đây là vị thủy thần phù hộ cho ngư dân ven sông, biển.
Tín ngưỡng thờ rái cá thực ra đã có nguồn gốc từ lâu đời. Như tại các làng ven biển ở Ninh Bình, ngư dân có tục thờ rái cá với danh xưng "Lang Thát Đại Tướng Quân" với truyền thuyết về nguồn gốc của Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng của triều Đinh là con của rái cá. Hoặc theo như trong quyển Ngọc Thu cổ tích - thần phả làng Ngọc Thu thì rái cá có công canh giữ xác Đại Càn thánh nương (Thái hậu nhà Tống bị chết trên biển) lúc tấp vào cửa Càn ( Quỳnh Lưu, Nghệ An) khiến dân địa phương cảm thấy linh dị nên chôn cất và lập miếu thờ.
Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ rái cá tại một số đình làng Nam bộ lại có nguồn gốc và danh xưng hoàn toàn khác. Ở Nam Bộ, có rất nhiều truyền thuyết, huyền thoại gắn với cuộc bôn đào của Nguyễn Ánh. Trong quá trình trốn chạy sự truy lùng gắt gao của quân Tây Sơn, nhiều khi Nguyễn Ánh lâm vào thế tuyệt vọng, phải cầu khẩn sự che chở của các thế lực tâm linh. Có khi lại nhờ bầy rắn hay con cá, con rùa báo điềm có quân Tây Sơn chặn phía trước mà may mắn thoát nạn. Do vậy mà Nguyễn Ánh đã phong tặng cho các linh vật có công cứu Chúa để đền ơn. Chẳng hạn cá sấu được phong là "Tân Ngạc Ngư Long", cá Ông là "Nam Hải Đại Tướng Quân". Và trường hợp loài rái cá cũng có lai lịch tương tự. Theo truyền thuyết dân gian và trong các tài liệu xưa còn lưu lại thì việc thờ rái cá tại các đình làng Nam Bộ bắt nguồn từ những giai thoại sau:
Tranh thờ "Lang Thát Đại Tướng Quân" tại đình làng Nam Bộ.
"Một hôm, Nguyễn Ánh thất trận bị quân Tây Sơn truy đuổi chạy bộ dọc theo ven biển, phía sau quan quân Tây Sơn đuổi theo bén gót. Nguyễn Ánh ngửa mặt lên trời than:
- Nếu Hoàng Thiên còn tựa dòng họ Nguyễn nầy thì xin dung rủi làm sao cho quân Tây Sơn lạc lối.
Khấn xong, vua, tôi lại tiếp tục chạy một đỗi xa rồi ngồi xuống bãi biển chờ chết, vì quá mệt mỏi .
Chờ cả buổi không thấy địch đến, ai nấy đều lộ vẻ vui mừng vừa thoát khỏi nạn. Nguyễn Vương quay lại đường cũ xem vì sao quân Tây Sơn không đuổi theo. Ngài thấy toàn là dấu chân của một giống vật gì đã dẫm nát cả một vùng làm mất hẳn dấu chân của ngài. Còn đang tìm hiểu thì một bầy rái từ dưới biển nhô lên chạy vào bãi cát , đôi tay ôm cá, tôm. Nguyễn Vương liền phán rằng:
- Có lẽ nhờ bầy rái cá này dẫm mất dấu chân nên quân Tây Sơn mới bị lạc. Tuy nó là giống vật nhưng có công cứu chúa. Vậy để đáp lại công ơn, Trẫm sắc phong cho chúng là: Lang Lại đại tướng quân!
Lạ thay, bầy rái cá hình như nghe hiểu nên tỏ vẻ mừng rỡ, múa nhảy lung tung một hồi mới kéo nhau lặn xuống biển cả. Nguyễn Vương và thuộc hạ tiếp tục lên đường".
Sắc gia phong thần Rái Cá năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) tại Công Thần miếu Vĩnh Long.
Một truyền thuyết khác: " Một lần, thuyền chúa Nguyễn trong rạch sắp ra đến vịnh Xiêm La, bỗng có hai con rái cá lội ngang chặn mũi thuyền lại. Xem thấy có điều bất thường, Nguyễn Chúa muốn quay lại, nhưng không còn kịp. Quả nhiên gặp một đội thuyền chiến của Tây Sơn chặn đánh. Đoàn thủy binh của Nguyễn Ánh sắp bại đến nơi thì may sao trời nổi giông gió dữ dội, làm đắm các chiến thuyền của Tây Sơn, chúa Nguyễn nhờ đó thoát nạn.... sau khi lên ngôi Gia Long hoàng đế đã xuống lệnh phong cho hai chú rái cá kia là " Lang Thát nhị đại tướng quân"
Do có công lao cứu chúa, giống rái cá được phong thần và một số đình ở Nam bộ có cả sắc phong của triều Nguyễn cho thần rái cá. Lang Thát là một vị thủy thần nên có một số nơi còn kết hợp vị thần này với Đại Càn quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương thành vị thần có danh hiệu Đại Càn quốc gia Nam Hải Lang Thát nhị dại tướng quân.
Ở vùng Tiền Giang, thần rái cá được thờ nhiều nơi. Trong các đình Kiểng Phước (Gò Công), Điều Hòa (Mỹ Tho), Tân Hương (Châu Thành-Tiền Giang)... đều có sắc phong cho thần rái cá. Nơi thờ vị thần này thường là một cái miễu nhỏ với một bài vị đề chữ Lang Thát hoặc Lang Lại Đại Tướng Quân. Thức cúng cho vị thần này đặc biệt phải có món cá hoặc các loại cua, ốc...những thức mà loài rái cá hay ăn.
Miếu thờ Lang Lại ở đình Tân Hội, xã Tân Hội, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Đình Tân Hương (Tiền Giang) thần rái cá được phong là " Dũng mẫn đông nam sát hải nhị đại tướng quân" được 4 lần cấp sắc phong: Ngày 27 tháng 11 năm Thiệu Trị thứ năm (1845) gia phong hai chữ Nghiêm dực. Ngày 26 tháng 12 năm Thiệu Trị thứ năm (1845) lại được gia phong thêm hai chữ Hoằng nghị. Ngày 8 tháng 11 năm Tự Đức thứ ba (1850) gia phong thêm hai chữ Trừng trạm. Và đến ngày 29 tháng 11 năm Tự Đức thứ Năm (1852) thần có danh hiệu là : Đông nam sát hải Dũng mẫn Nghiêm dực Hoằng nghị Trừng trạm chi thần".
Công thần miếu ở Vĩnh Long (trong dân gian gọi là Miếu Hội Đồng) cũng lưu giữ được 2 sắc phong thần rái cá. Hai tờ sắc này đều được cấp vào ngày mồng 10 tháng chạp năm Thiệu Trị thứ 7 (1847).
Tại đình Tân Hội thuộc xã Tân Hội, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vẫn còn bảo lưu tín ngưỡng thờ Lang Lại. Qua thời gian, chiến tranh tàn phá, miếu cũ không còn, nhân dân đã xây lại miếu mới bằng xi măng và bài vị chữ Hán xưa đã được thay bằng chữ Quốc ngữ. Vùng Tân Hội là một khu vực đặc biệt nằm ở ngã ba sông với ba ngôi đình nổi tiếng linh thiêng và cũng là khu vực có nghề khai thác và đánh bắt thủy sản trên sông rất phát triển vào thời xưa. Tín ngưỡng thờ thần Lang Lại được tiếp nhận và trong tâm thức dân gian, vị thủy thần này thường phò hộ cho người dân theo nghề chài lưới được tôm cá dồi dào, ít gặp sóng to gió lớn nên đối với ngư dân đây là một vị phúc thần.
Đối với người dân đi khai hoang mở cõi, sự có mặt của rái cá là một điềm tốt và nơi nào có rái cá sinh sống thì có thể định cư lập nghiệp. Việc thờ Lang Lại tướng quân là một dấu ấn về tín ngưỡng của cư dân Nam bộ về một vị thủy thần phù hộ ngư dân trên sông nước. Đây cũng là một dấu tích về thuở chúa Nguyễn Ánh chạy Tây Sơn trên mảnh đất phương Nam.
Theo news.zing.vn
Indonesia: Ngư dân bị cá sấu lôi xuống sông, đến lúc tìm thấy chỉ còn nửa người Người đàn ông tên Sidik Kamseno, 40 tuổi, sống ở làng Pagar Bulan trên đảo Sumatra, Indonesia, đang khám phá dòng sông thì mất tích. Một ngư dân Indonesia lạc vào lãnh địa cá sấu và bỏ mạng thương tâm. Theo Daily Star, một ngư dân được phát hiện trong tình trạng chỉ còn nửa thân người do bị cá sấu tấn công...