Lầu Năm Góc tiêu quá đà: Cốc cà phê 28 triệu, nắp toilet 231 triệu
Trong bối cảnh Mỹ đang kêu gọi đồng minh chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, việc Lầu Năm Góc “vung tay quá trán” cho những khoản “linh tinh” đang khiến cho các đồng minh phải “suy nghĩ lại”.
Chiếc cốc cà phê có chức năng làm nóng này có giá tới 28 triệu đồng. Ảnh: Không quân Mỹ.
Theo RT đưa tin, các phi đội điều khiển máy bay tiếp dầu và máy bay vận tải tại Căn cứ Không quân Travis (miền nam bang California), đang “run rẩy” vì sợ… làm rơi cốc. Lý do là chiếc cốc kim loại được thiết kế đặc biệt cho việc làm nóng lại cà phê/trà trên máy bay có tay cầm bằng nhựa rất dễ gãy. Nếu không thay thế được tay cầm, Không quân Mỹ sẽ buộc phải chi tới 1.220USD (hơn 28 triệu đồng) cho một chiếc cốc mới!
Theo một báo cáo của tờ Thời báo Không quân, trong vòng 3 năm trở lại đây, Phi đội Cảng Hàng Không số 60 đã tiêu hết gần 56.000USD (tương đương 1 tỷ 294 triệu đồng) tiền thuế của người dân cho việc mua cốc cà phê/trà. Còn trong năm nay, Không quân Mỹ đã chi tới 32.000USD (740 triệu đồng) chỉ cho riêng 25 chiếc cốc. Tờ báo này đã phải cay đắng nhận định rằng chiếc cốc mà các phi công đang sử dụng có lẽ “làm bằng vàng”.
Nếu nhìn lại một cách cẩn thận và chi tiết, không khó để có thể nhận ra rằng nguồn gốc của vấn đề, theo cách nói của Tổng thống Donald Trump, là do Lầu Năm Góc đã “ký phải những thỏa thuận tồi”.
Video đang HOT
Cụ thể, theo ông Dan Grazier – một cựu phi công máy bay tiếp dầu của Thủy quân Lục chiến Mỹ và hiện đang là thành viên Dự án Giám sát Chính phủ (POGO), khi ký hợp đồng với các nhà thầu cung cấp khí tài, thiết bị và cả những vật dụng như “cốc vàng ngàn đô” đã được nhắc tối ở trên, Lầu Năm Góc chỉ mua được sản phẩm chứ không sở hữu hoàn toàn “quyền sở hữu trí tuệ” liên quan tới sản phẩm.
Chính vì thế, khi cần sửa chữa hay thay thế bất kỳ thứ gì, Lầu Năm Góc không được phép tự ý sửa chữa, thay thế sản phẩm. Quyền này thuộc về nhà thầu và đương nhiên, dù giá cả có đắt đỏ thế nào, Lầu Năm Góc cũng sẽ phải “cắn răng” chi tiền.
Nếu nhìn vào giá, chắc ai cũng tưởng nắp bệ xí trên máy bay vận tải C-17 Globemaster làm bằng vàng. Ảnh: X Plane.
Ông Will Roper – Trợ lý Thư ký phụ trách Mua thầu, Công nghệ và Hậu cần Không quân Mỹ – tiết lộ với trang thông tin quân sự Defense One rằng trong thực tế, Không quân Mỹ hoàn toàn có thể tiết kiệm tiền thuế của người dân bằng việc sử dụng công nghệ in 3D để thay thế các linh kiện, thành phần. Tuy nhiên, vì không có “quyền sở hữu trí tuệ”, công nghệ in 3D cũng phải “xếp xó”.
Lấy ví dụ điển hình cho tình trạng này, ông Roper tiết lộ thêm rằng ngoài trường hợp “cốc vàng”, Không quân Mỹ cũng đã phải chi tới 10.000USD (231 triệu đồng) cho… 1 nắp bệ xí trên máy bay vận tải C-17 Globemaster. Nếu dùng công nghệ in 3D, chiếc “nắp bệ xí vàng” này sẽ chỉ có giá là 300USD (gần 7 triệu đồng) – rẻ gấp 33 lần so với giá của nhà thầu.
“Bạn sẽ nghĩ rằng, &’Không đời nào nó có giá như thế’”, ông Roper nói. “Thực tế là nó không có giá như thế, thế nhưng nhà thầu khi bán sản phẩm đã ở vị thế &’nắm dao đằng chuôi’, họ có thể bán với giá cao tùy ý”.
Trong bối cảnh Tổng thống Trump đang kêu gọi các đồng minh NATO phải tăng chi tiêu quốc phòng, các trường hợp “cốc vàng”, “nắp bệ xí vàng” có lẽ sẽ khiến các thành viên trong khối NATO phải “chùn tay”, không dám tiêu pha theo kiểu “nhà giàu” Mỹ.
Theo Danviet
Ông Trump tính chi 716 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng năm 2019
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ đề xuất lên quốc hội bản kế hoạch ngân sách quốc phòng cho năm 2019 với tổng trị giá 716 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: National Interest)
"Đó là một con số khổng lồ. Đó là một bước nhảy vọt trong quốc phòng và rõ ràng là chính quyền ông Trump quyết tâm đầu tư tiền của chống lại chiến lược phòng thủ cực đoan", chuyên gia Mark Cancian từ trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Washington Post cho rằng, con số 716 tỉ USD có thể được coi là chiến thắng của người đứng đầu Lầu Năm Góc James Mattis. Gần đây, ông Mattis đã đề xuất kế hoạch bảo trì, thay mới và cải tổ quân đội Mỹ.
Năm ngoái, ông Mick Mulvaney, Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách Mỹ từng cảnh báo việc Mỹ mang tiền đầu tư vào quốc phòng có thể ảnh hưởng tới nguồn ngân sách họ dành cho những dự án và chương trình trong nước. Chuyên gia Todd Harrison từ CSIS cho rằng con số 716 tỷ USD cho thấy trong "cuộc đấu tranh" giữa ông Mattis và ông Mulvaney, phần thắng đã nghiêng về Bộ trưởng quốc phòng Mỹ.
Con số này có thể đủ cho Lầu Năm Góc thực hiện hàng loạt kế hoạch từ việc duy trì các chiến dịch quân sự trên khắp thế giới và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, với mức tăng 8% so với năm 2018. Tuy nhiên, quốc hội vẫn chưa thông qua đề xuất chi tiêu ngân sách quốc phòng như vậy.
Ông Trump từng cho biết ngân sách quốc phòng năm 2018 là một trong những khoản chi tiêu lớn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, tình hình thực tế có thể khiến cho Lầu Năm Góc không mấy hài lòng. Ban đầu, ông Trump đề xuất con số 668 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng 2018. Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật lưỡng đảng quy định ngân sách là 700 tỉ USD, nhưng đây chỉ là mức cho phép chi chứ chưa hợp thức hóa việc chi dùng. Điều này có nghĩa nếu Lầu Năm Góc muốn tiêu tiền họ phải tiếp tục nhận được sự đồng thuận của quốc hội thông qua các đạo luật khác.
Nếu năm 2018, chính quyền Tổng thống Trump muốn chi dùng quốc phòng nhằm đầu tư vào huấn luyện và nâng cao mức độ sẵn sàng của lực lượng hiện tại, thì ngân sách năm 2019 được cho là tập trung vào hiện đại hóa kho vũ khí nhằm sẵn sàng đối đầu với các đối thủ chính của Mỹ.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Hội nghị thượng đỉnh khó khăn của NATO Ngày 11.7, tại Brussels (Bỉ), Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà lãnh đạo Châu Âu bước vào hội nghị thượng đỉnh NATO khó khăn nhất trong nhiều năm qua, khi nội bộ liên minh quân sự mạnh nhất thế giới có tuổi đời 50 năm này bị chia rẽ và đối mặt nhiều thử thách hơn bao giờ hết. Tổng thư...