Lầu Năm Góc phát hiện tỷ lệ ung thư cao ở phi công quân sự
Một nghiên cứu do Lầu Năm Góc thực hiện đã thu được kết quả tỷ lệ mắc ung thư cao trong nhóm phi công quân sự và cả những nhân viên trên mặt đất phụ trách nhiên liệu, bảo trì, phóng chiến đấu cơ so với dân số Mỹ nói chung.
Phi công Hải quân Mỹ Jim Seaman trong chiếc A-6 Intruder. Ông đã qua đời vì ung thư phổi, hưởng thọ 61 tuổi. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) ngày 19/3 đưa tin, trong nhiều năm qua các phi công quân sự về hưu đã cảnh báo về tình trạng nhiều đồng nghiệp và nhân viên trên mặt đất mà họ quen biết mắc ung thư. Trong khi đó, các nghiên cứu quân sự trước đây kết luận họ không có rủi ro cao hơn so với dân số Mỹ nói chung.
Lầu Năm Góc đã thực hiện nghiên cứu khác với 900.000 cá nhân từng điều khiển hoặc làm việc với máy bay quân sự trong khoảng thời gian từ 1992-2017. Kết quả thu được là các thành viên đoàn bay có tỷ lệ mắc ung thư hắc tố cao hơn 87%, ung thư tuyến giáp cao hơn 39% so với dân số Mỹ nói chung. Bên cạnh đó, thành viên là nam giới có tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 16% và nữ giới lại có tỷ lệ ung thư vú cao hơn 16%. Về tổng thể, phi hành đoàn có tỷ lệ mắc các bệnh ung thư cao hơn 24%.
Trong khi đó, nhân sự làm việc trên mặt đất có tỷ lệ mắc ung thư não và hệ thần kinh cao hơn 19%, ung thư tuyến giáp cao hơn 15% và ung thư thận cao hơn 9%. Nhân sự là nữ có tỷ lệ mắc ung thư vú cao hơn 7%. Về tổng thể, nhân sự làm việc trên mặt đất có tỷ lệ mắc các loại ung thư cao hơn 3% so với dân số Mỹ nói chung.
Tuy nhiên, cả các nhân viên mặt đất và thành viên đoàn bay lại có tỷ lệ ung thư phổi thấp. Nghiên cứu cũng ghi nhận thành viên đoàn bay có tỷ lệ ung thư đại trực tràng và ung thư bàng quang thấp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những nhân sự được chẩn đoán mắc ung thư thường có cơ hội sống sót cao hơn so với dân số Mỹ nói chung bởi có thể họ được phát hiện bệnh sớm qua kiểm tra y tế định kỳ và có thể chất tốt bởi yêu cầu của công việc.
Video đang HOT
Lầu Năm Góc cho biết nghiên cứu mới là một trong những nghiên cứu lớn nhất và toàn diện nhấ từ trước đến nay. Một nghiên cứu trước đó chỉ tập trung vào phi công của Không quân Mỹ đã ghi nhận một số tỷ lệ cao ung thư. Trong khi đó, nghiên cứu này xem xét cả các phi công và nhân viên trên mặt đất. AP cho biết với tỷ lệ cao được ghi nhận, Lầu Năm Góc sẽ phải thực hiện xem xét lớn hơn để tìm lý do các nhân viên lại mắc bệnh.
Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh rằng “nghiên cứu không ngụ ý rằng công việc thành viên phi hành đoàn và nhân viên trên mặt đất thuộc lĩnh vực quân sư gây ung thư bởi có nhiều yếu tố trung hợp có thể không được kiểm soát trong phân tích này” như tiền sử gia đình, hút thuốc hoặc uống rượu.
Nhưng các thành viên phi hành đoàn từ lâu cũng đề nghị Lầu Năm Góc xem xét kỹ một số yếu tố môi trường mà họ phải tiếp xúc như nhiên liệu chiến đấu cơ hay dung môi sử dụng để làm sạch và bảo trì các bộ phận máy bay quân sự, cảm biến và nguồn năng lượng trên chóp mũi máy bay cũng như hệ thống radar khổng lồ trên boong tàu sân bay.
Cuộc điện đàm dự báo quan hệ Mỹ - Nga tiếp tục căng thẳng sau vụ UAV MQ-9 rơi ở Biển Đen
Trong khi phía Mỹ nói sẽ tiếp tục cho máy bay của mình hoạt động trong không phận quốc tế, phía Nga nhấn mạnh sẽ đáp trả tương xứng với mọi hành động khiêu khích và các cường quốc hạt nhân lớn phải hành động có trách nhiệm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (trái) và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc ngày 15/3/2023. Ảnh: AP
Ngày 15/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã liên hệ với người đồng cấp Nga, ông Sergey Shoigu, lần đầu tiên kể từ tháng 10/2022, để thảo luận về vụ máy bay không người lái (UAV) MQ-9 của Mỹ bị rơi ở Biển Đen.
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã khẳng định với người đồng cấp Nga Sergei Shoigu rằng Washington sẽ tiếp tục cho máy bay của mình bay trong không phận quốc tế.
Phát biểu tại cuộc họp báo với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley sau cuộc điện đàm, ông Austin tuyên bố: "Mỹ sẽ tiếp tục bay và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Và nhiệm vụ của phía Nga là vận hành máy bay quân sự của mình một cách an toàn và chuyên nghiệp".
Ông Austin nói: "Tất cả chúng tôi đều rất nghiêm túc nhìn nhận khả năng leo thang (của vụ việc), vì vậy, tôi đánh giá cao tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc. Việc duy trì đối thoại và liên lạc có thể giúp ngăn ngừa những tính toán sai lầm trong tương lai".
Ông Austin cho biết, Mỹ và Nga thường xuyên thực hiện hoạt động quân sự trên khắp thế giới và hay tao ngộ ở cự ly gần, vì vậy, Mỹ đang cố gắng thiết lập các kênh để giảm thiểu xung đột, đảm bảo quân đội hai nước không xảy ra ma sát hoặc va chạm. Theo ông Austin, trong quá khứ chưa từng xảy ra sự kiện nào như vụ việc hôm 14/3.
Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley cho biết ông đã hẹn nói chuyện với Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimo.
Theo ông Milley, vẫn chưa thể đưa ra kết luận về khả năng vụ việc ngày 14/3 có phải do phía Nga cố ý hay không, nhưng phía Mỹ có video bằng chứng về vụ va chạm và đang tiến hành phân tích.
Trong khi đó, theo đài RT, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã nói với ông Austin rằng tai nạn là do người Mỹ vi phạm giới hạn không phận phù hợp quy định quốc tế do Nga tuyên bố. Ông Shoigu gọi các chuyến bay không người lái của Mỹ ngoài khơi bờ biển Nga là "có tính chất khiêu khích" và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng ở Biển Đen.
Ông Shoigu cho rằng mặc dù Nga không mong muốn một diễn biến như vậy, nhưng nước này sẽ "tiếp tục đáp trả tương xứng với mọi hành động khiêu khích" và hai cường quốc hạt nhân "phải hành động một cách có trách nhiệm nhất có thể", bao gồm việc giữ một kênh quân sự mở để thảo luận về bất kỳ cuộc khủng hoảng nào.
Về phần mình, thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cho biết trong bài phát biểu trên truyền hình rằng vụ máy bay không người lái là "một xác nhận khác" về sự can dự trực tiếp của Mỹ vào cuộc xung đột Ukraine.
Theo hãng tin AP ngày 15/3. Điện Kremlin cũng nhiều lần nói rằng Mỹ và các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khác đã trở thành những người tham gia chiến tranh trực tiếp bằng cách cung cấp vũ khí và thông tin tình báo cho Ukraine và gây sức ép để họ không đàm phán hòa bình.
Quân đội Mỹ ngày 14/3 cho biết máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ đang bay trên vùng biển quốc tế thì một trong hai máy bay chiến đấu Su-27 của Nga cố tình bay phía trước. Máy bay Nga sau đó va vào cánh quạt của chiếc MQ-9, khiến nó rơi xuống Biển Đen.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Chuẩn tướng Patrick Ryder cho biết thêm vụ va chạm xảy ra vào khoảng 7 giờ sáng 14/3 theo giờ Trung Âu và trước khi va chạm, máy bay Nga đã bay gần máy bay không người lái Mỹ trong 30 đến 40 phút.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngày 14/3, chiếc UAV MQ-9 của Mỹ đã bị các phương tiện kiểm soát không phận của Nga phát hiện gần Bán đảo Crimea. Chiếc UAV này đã vi phạm ranh giới của khu vực chế độ không phận tạm thời được thiết lập trong chiến dịch đặc biệt tại Ukraine.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau khi điều động đột ngột, chiếc máy bay không người lái của Mỹ đã thực hiện một chuyến bay không có hướng dẫn, mất độ cao và va chạm với mặt nước.
Các chuyên gia và giới truyền thông cơ bản cho rằng sau vụ va chạm trực tiếp đầu tiên kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng nổ, quan hệ Mỹ - Trung sẽ căng thẳng thêm.
Ngân sách quốc phòng cao kỷ lục, Mỹ 'đổ' tiền vào những vũ khí gì? Bản đề xuất ngân sách quốc phòng kỷ lục lên tới 842 tỷ USD sẽ giúp Mỹ trang bị thêm tên lửa, hệ thống phòng thủ, và tiêm kích tối tân. Hôm 13/3, ông Michael McCord, Giám đốc tài chính của Lầu Năm Góc, dự báo với xu hướng hiện nay, chi tiêu quốc phòng hàng năm của Mỹ có thể sẽ vượt...