Lầu Năm góc lộ cách duy nhất để xóa sổ vũ khí hạt nhân Triều Tiên
Lầu Năm Góc cho rằng tấn công trên bộ là cách duy nhất để loại bỏ toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên “một cách chắn chắn hoàn toàn”. Nhưng lựa chọn này cũng sẽ gây thương vong rất lớn.
Theo Washington Post, Lầu Năm góc đã nhận định rằng phương án duy nhất để loại bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là triển khai bộ binh tấn công vào lãnh thổ nước này trong một bản đánh giá mới. Tuy nhiên, nếu Mỹ đưa quân tấn công Triều Tiên, ước tính thương vong cho cả binh sĩ và dân thường sẽ ở mức rất cao, từ hàng trăm nghìn cho tới hàng triệu người.
Bản đánh giá mới này do Chuẩn đô đốc Michael Dumont, phó trưởng ban tham mưu liên quân Mỹ soạn thảo nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà lập pháp về việc đánh giá khả năng xảy ra chiến tranh với Triều Tiên.
Trong bản đánh giá này, Chuẩn đô đốc Michael Dumont cũng cảnh báo Triều Tiên có thể sử dụng vũ khí sinh hóa để phòng thủ trong trường hợp bị tấn công trên bộ. Theo đó, ông Dumont cảnh báo rằng, Seoul, thủ đô 25 triệu dân của Hàn Quốc sẽ gặp nguy hiểm.
Video đang HOT
Báo cáo của ông Dumont đưa ra đánh giá chính xác về chiến thuật, công tác hậu cần và thương vong trong trường hợp Mỹ quyết định tấn công trên bộ nhằm vào Triều Tiên. Các chi tiết của báo cáo được giữ bí mật, nhưng nhiều khả năng số người thiệt mạng ở cả hai phía sẽ lên đến mức 300.000 chỉ trong vài ngày giao tranh đầu tiên.
Tài liệu của Lầu Năm Góc được đưa ra sau khi hai nghị sĩ Mỹ yêu cầu quân đội cung cấp thông tin “đánh giá thương vong trong xung đột với Triều Tiên”. Nghị sĩ Ted Lieu và Ruben Gallego khẳng định việc công khai thương vong ước tính trong một cuộc chiến như vậy là rất quan trọng, giúp sáng tỏ hậu quả của xung đột quân sự đối với Mỹ cũng như các đồng minh trong hàng chục năm tiếp theo.
Bản đánh giá mới của Chuẩn đô đốc Dumont cũng đã thúc đẩy một tuyên bố chung của 15 nhà lập pháp kêu gọi Tổng thống Donald Trump đưa ra một kế hoạch rõ ràng về Triều Tiên, tránh để xảy ra một cuộc chiến tranh thảm khốc với nước này.
“Chính quyền Trump đã thất bại trong việc đưa ra bất kỳ kế hoạch nào nhằm ngăn chặn cuộc xung đột quân sự mở rộng ra khỏi bán đảo Triều Tiên cũng như giải quyết những vấn đề xảy ra sau khi cuộc xung đột chấm dứt. Theo đó, ý tưởng đưa binh lính vào vòng nguy hiểm và sử dụng các nguồn lực vào một cuộc chiến tranh khác không có khả năng thắng lợi là đáng sợ. Tổng thống cần ngừng đưa ra lời khiêu khích cản trở các giải pháp ngoại giao và đẩy quân đội Mỹ vào tình thế nguy hiểm hơn”, kiến nghị của 15 nhà lập pháp Mỹ nhấn mạnh.
Mỹ đang triển khai ít nhất 29.000 binh sĩ đóng tại Hàn Quốc. Đây là lực lượng sẽ phản ứng đầu tiên nếu xảy ra một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Từ chối đàm phán với Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần đe dọa sẽ hủy diệt Bình Nhưỡng. Ông cũng gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là người đàn ông tên lửa.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ủng hộ giải pháp ngoại giao với Triều Tiên và ông Dumont cũng ủng hộ chiến lược đó.
Theo Danviet
Trung Quốc gửi thông điệp răn đe Mỹ ngay trước chuyến thăm của ông Trump
Cuộc diễn tập tấn công Guam bằng oanh tạc cơ H-6K nhằm cho thấy Mỹ có thể hứng thiệt hại nghiêm trọng nếu gây chiến với Trung Quốc.
Máy bay H-6K của Trung Quốc với khả năng chiến đấu tầm xa. (Ảnh: Chinese Military Review)
"Trung Quốc vẫn tập trung vào các biện pháp bảo vệ vùng biển gần bờ, nhưng cũng muốn đẩy vành đai phòng thủ xa tới Tây Thái Bình Dương nhằm tăng cường khả năng răn đe Mỹ. Cuộc diễn tập ném bom Guam nhằm cho thấy Washington sẽ phải trả giá rất đắt nếu lựa chọn can thiệp quân sự vào khu vực Đông Á và Đài Loan", SCMP dẫn lời chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh nói hôm 1/11.
Quan chức Lầu Năm Góc hôm qua cho biết các oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc đã thực hiện các chuyến bay gần không phận Guam và Hawaii của Mỹ trên Thái Bình Dương, đồng thời thực hành diễn tập ném bom tấn công đảo Guam. Washington tỏ ra lo ngại trước các đợt diễn tập quân sự của Bắc Kinh.
"Khi nhìn vào khả năng mà Trung Quốc đang phát triển, chúng ta phải duy trì sức mạnh để bảo đảm cam kết với các đồng minh trên Thái Bình Dương", tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, phát biểu hôm 1/11.
Tuy nhiên, ông Koh cũng cho rằng những chiếc H-6 sẽ dễ dàng bị bắn hạ trong chiến đấu, trừ khi được nhiều tiêm kích tầm xa hộ tống và nhận sự hỗ trợ từ máy bay tiếp dầu.
Oanh tạc cơ H-6K được coi là "phiên bản B-52 của Trung Quốc", có thể mang 6 tên lửa hành trình CJ-10 hoặc CJ-20 với tầm bắn 1.450-2.400 km hoặc 6 tên lửa diệt hạm YJ-12. Bán kính tác chiến của H-6K vào khoảng 3.200 km hoặc 5.630 km nếu được tiếp dầu trên không.
Guam là tiền đồn quan trọng của Mỹ ở Thái Bình Dương. Các khí tài không quân chiến lược đóng tại căn cứ Andersen trên đảo giúp duy trì sự hiện diện và phô trương sức mạnh của Washington tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Tử Quỳnh (Vnexpress)
Triều Tiên nói gì sau tin sập hầm ở bãi thử hạt nhân Punggye-ri? Triều Tiên tuyên bố sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển vũ khí hạt nhân bất chấp tai nạn sập hầm ở bãi thử Punggye-ri được cho là khiến ít nhất 200 người thiệt mạng. Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA thông báo rằng, nước này sẽ "chủ động tiến lên trên con đường chiến thắng" nhờ đẩy mạnh phát triển kho vũ...