Lầu Năm Góc lần đầu hội đàm với quân đội Trung Quốc dưới thời ông Biden
Bộ Quốc phòng Mỹ lần đầu hội đàm với quân đội Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức 7 tháng trước, trong bối cảnh căng thẳng giữa nước chưa hạ nhiệt.
Tiêm kích Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở Biển Đông hồi tháng 4 (Ảnh: US Navy).
Reuters ngày 27/8 dẫn nguồn thạo tin cho biết, một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc đã lần đầu tiên tổ chức hội đàm trực tuyến với đại diện quân đội Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức hồi tháng Một, nhằm kiểm soát những rủi ro có thể phát sinh giữa 2 nước.
Theo đó, Michael Chase – Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách vấn đề Trung Quốc, đã trao đổi với Thiếu tướng Huang Xueping, Phó Giám đốc Văn phòng hợp tác quân sự quốc tế của quân đội Trung Quốc.
“Họ đã sử dụng liên kết điện thoại quốc phòng Mỹ – Trung ngày hôm nay để tiến hành một cuộc hội đàm trực tuyến an toàn. Cả 2 bên đều đồng thuận về tầm quan trọng của việc duy trì kênh thông tin liên lạc cởi mở giữa 2 nền quân đội”, nguồn tin cho hay.
Video đang HOT
Mỹ từ lâu đã xem Trung Quốc là đối trọng trong chính sách an ninh quốc gia của mình và chính quyền Biden đã mô tả sự cạnh tranh với Bắc Kinh là “cuộc thử nghiệm địa chính trị lớn nhất” của thế kỷ này.
Quan hệ Mỹ – Trung trong thời gian qua đã leo thang căng thẳng dồn dập khi 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới mâu thuẫn trong hàng loạt vấn đề từ Đài Loan, Hong Kong, thương chiến, Tân Cương cho tới Biển Đông.
Bất chấp những căng thẳng và chỉ trích gay gắt, các quan chức quân đội Mỹ từ lâu đã tìm cách liên lạc với phía Trung Quốc để có thể giảm nguy cơ bùng phát căng thẳng tiềm ẩn hoặc đối phó với bất cứ sự cố nào.
Tuy nhiên, các nguồn tin cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hiện vẫn chưa hội đàm chính thức với phía Trung Quốc, một phần vì có một cuộc tranh luận về việc quan chức Trung Quốc nào là người đồng cấp với ông Austin.
Theo các nguồn tin, Bộ trưởng Austin được cho là đã nhiều lần cố gắng thiết lập các cuộc điện đàm với Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng, nhưng đề nghị của ông chủ Lầu Năm Góc đã bị Bắc Kinh từ chối với lý do Mỹ đã “không tuân thủ nguyên tắc ngoại giao”.
Bắc Kinh được cho là đã ít nhất 3 lần từ chối cuộc gọi của Bộ trưởng Austin đề nghị điện đàm với ông Hứa. Một số nguồn tin từ Bắc Kinh cho rằng, lẽ ra Bộ trưởng Austin nên đề nghị điện đàm với người đồng cấp Ngụy Phượng Hòa, chứ không phải là ông Hứa, nhân vật quyền lực số hai trong Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Ông Biden quyết hoàn tất cuộc không vận lớn nhất lịch sử trước 31/8
Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định không gia hạn thời gian di tản khỏi Afghanistan sau ngày 31/8 sau khi đã sơ tán được hơn 70.000 người từ quốc gia này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Reuters).
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các lãnh đạo G7 ngày 24/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, một trong những lý do chính khiến ông không thay đổi kế hoạch hoàn tất chiến dịch di tản ở Afghanistan vào cuối tháng 8 là mối đe dọa ngày càng tăng với binh sĩ Mỹ làm nhiệm vụ ở Kabul. Theo chủ nhân Nhà Trắng, mỗi ngày còn ở lại Afghanistan là ngày đó binh sĩ Mỹ còn đối mặt với nguy cơ các cuộc tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan.
Hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Washington ngày càng lo ngại nguy cơ các vụ đánh bom liều chết của các phần tử Hồi giáo cực đoan nhằm vào sân bay Kabul. Một quan chức nói, các vụ tấn công như vậy sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra và ưu tiên hàng đầu của Mỹ là hoàn tất di tản trước khi nó trở thành hiện thực.
"Tôi quyết tâm đảm bảo chúng ta sẽ hoàn tất sứ mệnh này. Tôi rất quan ngại về những rủi ro ngày càng tăng (với binh sĩ Mỹ) và buộc phải cân nhắc những rủi ro đó. Đó là những thách thức lớn mà chúng ta phải xét đến... Chúng ta có thể kết thúc càng sớm, càng tốt", ông Biden nói.
Ông Biden cho biết, kể từ ngày 14/8 đến nay, Mỹ đã sơ tán được khoảng 70.700 người và dự kiến có thể di tản khoảng 100.000 người cho đến cuối tuần này. Đây được coi là cuộc không vận lớn chưa từng có trong lịch sử Mỹ.
Tuy nhiên, ông Biden vẫn đề nghị Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch dự phòng cho kịch bản chiến dịch di tản buộc phải kéo dài sau thời hạn 31/8.
Máy bay vận tải C-17 của Mỹ đưa người di tản khỏi Afghanistan (Ảnh: Reuters).
Tuyên bố được đưa ra sau khi Taliban cảnh báo Mỹ và đồng minh sẽ phải "gánh hậu quả" nếu kéo dài chiến dịch di tản sau thời hạn 31/8. Đây là thời hạn do chính ông Biden đặt ra trước đó khi đưa ra kế hoạch hoàn tất việc rút quân khỏi Afghanistan sau 20 năm. Tuy nhiên, việc Taliban chiếm quyền kiểm soát Afghanistan quá nhanh kéo theo làn sóng di tản hỗn loạn khiến Mỹ phải tiến hành một cuộc không vận lớn chưa từng có trong lịch sử. Để đẩy nhanh chiến dịch di tản, đầu tuần này, Mỹ đã điều thêm 33 máy bay vận tải C-17 tới Kabul để sơ tán binh sĩ và người dân.
Tại cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên Taliban Zabiullah Mujahid một lần nữa nhấn mạnh, Mỹ và các đồng minh phải kết thúc chiến dịch di tản chậm nhất là ngày 31/8. Ông Mujahid cũng cho biết, hiện giờ Taliban chỉ cho phép công dân nước ngoài tiếp cận sân bay Kabul để sơ tán, trong khi công dân Afghanistan không được phép tới đây. Taliban cũng cam kết không trả thù những người còn ở lại Afghanistan.
Hơn một tuần sau khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan, sân bay Kabul vẫn trong tình trạng hỗn loạn. Hiện hàng nghìn người, chủ yếu là người Afghanistan, vẫn chờ bên trong sân bay để được di tản. Tuy nhiên, khi hạn chót di tản cận kề, dự kiến, trong những ngày tới, số lượng người Afghanistan được sơ tán sẽ giảm dần, trong khi số lượng binh sĩ Mỹ di tản sẽ tăng lên. Mỹ hiện vẫn còn hơn 5.000 binh sĩ ở Afghanistan hỗ trợ chiến dịch di tản.
Cảnh báo bị Biden phớt lờ về khủng hoảng Afghanistan Trong khi đội ngũ cố vấn của Biden ngỡ ngàng trước chiến thắng chớp nhoáng của Taliban, Lầu Năm Góc đã cảnh báo ông ngay từ đắc cử. Kể từ thời điểm các hãng truyền thông tuyên bố Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 7/11/2020, giúp ông trở thành tổng tư lệnh các lực lượng...