Lầu Năm Góc ký thỏa thuận chế tạo hệ thống phòng không cho Ukraine
Lầu Năm Góc ký thỏa thuận trị giá 182 triệu USD với tập đoàn Raytheon để sản xuất hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến (NASAMS) cho Ukraine
Theo RT, ngày 27/8, Lầu Năm Góc đã ký một thỏa thuận trị giá 182 triệu USD với Raytheon (Mỹ) để sản xuất hệ thống tên lửa phòng không NASAMS cho quân đội Ukraine. Hệ thống này sẽ được chế tạo tại các cơ sở của Raytheon ở Tewksbury, Massachusetts và dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2024.
Trước đó vào đầu tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 3 tỷ USD cho Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga ngày một leo thang. 6 hệ thống NASAMS trong thỏa thuận với Raytheon là một phần của gói viện trợ mới.
Hỗ trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine được thực hiện như một phần của Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI), có nghĩa là các hệ thống vũ khí viện trợ sẽ được sản xuất riêng cho Kiev hoặc lấy từ kho dự trữ của quân đội Mỹ.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến NASAMS. (Ảnh: RT)
Trong một bài báo vào đầu tháng này, Tạp chí Không quân của Mỹ đã mô tả NASAMS là một phần công nghệ quan trọng có thể giúp lực lượng Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình của Nga, mối đe dọa hiện hữu đối với quân đội Ukraine hiện tại.
Moskva từ lâu đã chỉ trích việc cung cấp vũ khí cho Kiev của Washington và các đồng minh, cho rằng chúng chỉ kéo dài xung đột và làm tăng nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga.
NASAMS là hệ thống phòng không do Raytheon và hãng quốc phòng Kongsberg của Na Uy cùng phát triển và sản xuất. Theo Raytheon, hệ thống này gồm 3 bộ phận: radar AN/MPQ-64 Sentinel, tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM) và Trung tâm phân phối hỏa lực (FDC).
“Raytheon và các đối tác của chúng tôi đang làm việc cật lực để nhanh chóng cung cấp hệ thống phòng không quan trọng này giúp người dân Ukraine bảo vệ tổ quốc của họ”, ông Tom Laliberty, Chủ tịch bộ phận phòng không và tác chiến trên bộ của Raytheon, nói.
Theo ông, NASAMS có thể giúp Kiev “đánh bại vô số mối đe dọa, bao gồm tên lửa hành trình, máy bay và các hệ thống không người lái”.
Tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine đối với sự phát triển vũ khí của Mỹ
Xung đột ở Ukraine có thể thay đổi các loại vũ khí mà Lầu Năm Góc mong muốn.
Người đứng đầu tập đoàn quốc phòng lớn thứ hai của Mỹ mới đây cho biết cuộc xung đột ở Ukraine có thể làm thay đổi kế hoạch mua vũ khí trong tương lai của Lầu Năm Góc, khi các nhà lãnh đạo quân sự muốn bảo vệ tốt hơn các thiết bị lớn, đắt tiền.
"Những gì chúng tôi học được từ cuộc xung đột ở Ukraine là "một vũ khí phi đối xứng có thể tiêu diệt một hệ thống trị giá hàng tỷ USD", Giám đốc điều hành của tập đoàn Raytheon Technologies, Greg Hayes cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Tại Ukraine, cả lực lượng Ukraine và Nga đều đã sử dụng các máy bay không người lái thương mại đã được sửa đổi, tương đối rẻ để tấn công các mục tiêu quân sự. Trước đây, các vũ khí tự chế có gắn chất nổ như vậy đã được sử dụng bởi các chiến binh IS ở Iraq và Syria.
"Tôi nghĩ điều này sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ lại một số ưu tiên chi tiêu trong thập kỷ tới", ông Hayes nói, lưu ý rằng lực lượng Ukraine đã sử dụng tên lửa vác vai Stinger và Javelin rẻ hơn để tiêu diệt xe tăng, thiết giáp và máy bay chiến đấu đắt tiền hơn của Nga. Raytheon chế tạo Stingers, và chế tạo Javelin cùng với tập đoàn Lockheed Martin.
Tuy nhiên, theo ông Hayes, những thay đổi này khó diễn ra trong năm nay. Hiện Quốc hội Mỹ đang xem xét yêu cầu ngân sách tài khóa 2023 của Lầu Năm Góc, và bên trong Lầu Năm Góc, các quan chức đang xây dựng kế hoạch chi tiêu cho năm tài khóa 2024.
"Tôi không nghĩ chúng ta sẽ không thấy điều đó trong năm nay. Nhưng chắc chắn trong suy nghĩ của những người ở Bộ Quốc phòng Mỹ rằng nếu đối thủ có thể dễ dàng tiêu diệt một trong những tài sản quân sự quan trọng bằng tên lửa, thì chúng ta phải làm gì để bảo vệ? Hoặc sẽ cần những công nghệ nào khác? Hay cần những phương tiện ít bị ảnh hưởng bởi những cuộc tấn công bất đối xứng này?", ông Hayes nêu rõ.
Trong những năm gần đây, Lầu Năm Góc đã điều chỉnh chi tiêu dài hạn của mình nhằm đối phó với những tiến bộ vũ khí của Trung Quốc, sau hai thập kỷ chi hàng tỷ USD cho vũ khí để chiến đấu với quân nổi dậy ở Afghanistan và Iraq. Lầu Năm Góc đang phát triển máy bay ném bom tầm xa mới, vũ khí siêu thanh,...
Sau khi đắc cử vào năm 2020, các chuyên gia và nhà phân tích dự đoán chính quyền Biden sẽ cắt giảm hoặc giữ nguyên mức ngân sách quốc phòng sau nhiều năm tăng chi dưới thời chính quyền Trump. Nhưng cả hai đề xuất ngân sách của chính quyền Biden đều bao gồm việc tăng chi tiêu quốc phòng. Quốc hội Mỹ đã bổ sung thêm hàng chục tỷ USD cho yêu cầu năm 2022 và sẵn sàng làm điều tương tự một lần nữa trong năm nay khi xem xét lại yêu cầu năm 2023.
"Khi Tổng thống Biden đắc cử cách đây hai năm, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều đã chuẩn bị cho việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng không thể tránh khỏi. Nhưng thực tế là, tất cả là vì các sự kiện địa chính trị", ông Hayes kết luận.
Cuộc đua của các nhà thầu quân sự Mỹ trong đánh chặn vũ khí siêu vượt âm Các tập đoàn vũ khí hàng đầu của Mỹ như Raytheon, Northrop đang cạnh tranh để phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu vượt âm. Một tên lửa siêu vượt âm của Nga khai hỏa. Ảnh: AP Theo một thông báo mới đây của Lầu Năm Góc, Raytheon Technologies và Northrop Grumman đã giành được các hợp đồng riêng lẻ để...