Lầu Năm Góc không muốn từ bỏ công nghệ Trung Quốc
Lầu Năm Góc tiếp tục mua phần cứng và phần mềm do Trung Quốc và Nga sản xuất, bất chấp cảnh báo của chính quyền Mỹ về rủi ro bảo mật.
Lầu Năm Góc tiếp tục mua phần cứng và phần mềm do Trung Quốc và Nga sản xuất, bất chấp cảnh báo của chính quyền Mỹ về rủi ro bảo mật.
Điều này được nêu ra trong một báo cáo của Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ. Báo cáo lưu ý rằng, sau khi xem xét các tài liệu mua sắm của Bộ Quốc phòng, Văn phòng Tổng Thanh tra kết luận trong năm tài chính 2018, Lầu Năm Góc đã mua các sản phẩm của Nether, Lenovo và Kaspersky Lab, bất chấp cảnh báo từ Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) về các mối đe dọa từ các sản phẩm của Trung Quốc và Nga.
Cấm…
Chính quyền Mỹ đã nói về các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia từ các nhà sản xuất điện tử Trung Quốc từ rất lâu. Năm 2012, một báo cáo được đệ trình lên Quốc hội Mỹ cho biết, Huawei và ZTE đang tích cực hợp tác với chính phủ Trung Quốc, cung cấp thiết bị và công nghệ cho hoạt động gián điệp mạng. Các Cty Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận những cáo buộc này, cho rằng họ là Cty tư nhân và không cung cấp bất kỳ dữ liệu người dùng nào cho chính quyền.
Theo báo cáo, Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục sử dụng các thiết bị và phần mềm của Trung Quốc và Nga, bất chấp cảnh báo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, năm ngoái, một đạo luật đã được Mỹ thông qua, cấm các cơ quan chính phủ sử dụng thiết bị của các đại gia viễn thông Trung Quốc. Lệnh cấm được áp dụng trực tiếp đối với thiết bị của Huawei và ZTE, nhưng các cơ quan tình báo Mỹ cũng cho rằng, bất kỳ nhà sản xuất Trung Quốc nào cũng có thể hợp tác với chính quyền Bắc Kinh nên đều gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Theo cách tương tự, các cơ quan tình báo Mỹ đang lo sợ về mối đe dọa từ Nga. Vào tháng 2-2017, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã đưa ra báo cáo, cho rằng phần mềm chống virus của Kaspersky có thể được sử dụng để do thám người dùng máy tính và tấn công cơ sở hạ tầng của Mỹ. Vào tháng 5-2017, những người đứng đầu CIA, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), NSA, và cơ quan Tình báo Quốc gia đã công khai tuyên bố tại một phiên điều trần của Thượng viện rằng, có thể gặp nguy hiểm khi sử dụng phần mềm của Kaspersky Lab.
Kaspersky Lab đáp trả rằng, Cty này chưa bao giờ và sẽ không tham gia vào các hoạt động tấn công không gian mạng. Tuy nhiên, năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh cấm các cơ quan liên bang sử dụng các sản phẩm của Kaspersky Lab. Sau đó, Best Buy -nhà bán lẻ điện tử lớn nhất Mỹ – đã gỡ bỏ chương trình chống virus Kaspersky khỏi các cửa hàng của mình.
… vẫn tiếp tục sử dụng
Tuy nhiên, như báo cáo của Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy, Lầu Năm Góc không vội vàng thực hiện chỉ định của các cơ quan tình báo. Theo kiểm toán, trong năm tài chính 2018, Lầu Năm Góc đã chi 33 triệu USD cho việc mua hàng hóa được cho là đáng ngờ. Đó là 8.000 máy in Nether. Theo các cơ quan tình báo Mỹ, Cty này cũng liên quan đến tình báo Trung Quốc và các máy in của nó có thể khởi động các cuộc tấn công DDoS và thu thập thông tin nhạy cảm.
Ngoài ra, Quân đội và Không quân Mỹ đã mua 117 máy ảnh GoPro, có thể quay và truyền đi các cảnh quay mà không cần biết về chủ sở hữu của thiết bị. Năm 2018, Không quân Mỹ đã mua 1.378 máy tính Lenovo, bất chấp việc trong gần 10 năm qua, các cơ quan tình báo đã cảnh báo rằng những máy tính này có thể chứa các phần mềm gián điệp ẩn. Và dường như trên nhiều máy tính của Lầu Năm Góc, phần mềm nguy hiểm Wap của Kaspersky Lab vẫn được cài đặt.
Thực tế hơn
Tại sao Lầu Năm Góc, lẽ ra nên bảo vệ nghiêm ngặt các bí mật quân sự của đất nước, lại sử dụng các thiết bị và phần mềm nguy hiểm như thế? Theo ông Zhu Feng, Giám đốc của Trung tâm nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nam Kinh, điều này có nghĩa là Lầu Năm Góc thực tế hơn về mọi thứ và cách tiếp cận thực dụng đang chiếm ưu thế trong quân đội Mỹ. “Tôi tin rằng các cơ quan tình báo Mỹ đang đặc biệt thúc đẩy chủ đề về các mối đe dọa của Trung Quốc và Nga, đặc biệt là về phần mềm và truyền thông. Những sản phẩm này là một phần của chuỗi giá trị toàn cầu, nơi mỗi quốc gia có một số lợi thế cạnh tranh. Và chuỗi giá trị này có tác động đáng kể đến việc sử dụng trong thực tế, cũng như chi phí sản xuất. Do đó, báo cáo hiện tại của Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy quân đội nước này thực tế hơn và nhìn mọi thứ từ quan điểm thực tế, không giống các đối tác của họ trong các cơ quan tình báo. Trong thế giới hiện đại của chuỗi cung ứng toàn cầu, người ta không thể lấy và loại trừ một sản phẩm dưới cái cớ an ninh quốc gia. Vì vậy, tôi nghĩ Lầu Năm Góc đang nhìn nhận sự thật và hành động theo quan điểm thực tế. Hơn nữa, một số thiết bị là không thể thay thế”, ông Zhu nhận định.
Kết luận của Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng, Lầu Năm Góc không đủ cẩn thận về các mối đe dọa an ninh mạng. Cần lưu ý rằng Bộ Quốc phòng không có bộ phận đặc biệt nào chuyên đánh giá các rủi ro tiềm ẩn của các thiết bị cụ thể. Báo cáo cho biết, các hệ thống quân sự của Lầu Năm Góc có 80% các thành phần có sẵn công khai.
Loại trừ bất kỳ thành phần nào từ chuỗi cung ứng toàn cầu được gần như là không thể. Chẳng hạn, việc cấm sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei có vẻ vô lý, bởi vì các nhà sản xuất khác – như Nokia và Ericsson – cũng sử dụng một số thành phần của Huawei trong công nghệ của họ. Tương tự, các cơ quan chính phủ Mỹ không thể thực hiện lệnh cấm sử dụng camera giám sát Hikvision và Dahua. Nhiều nhà cung cấp camera của Mỹ đang sử dụng sản phẩm được sản xuất bởi hai Cty Trung Quốc dưới thương hiệu của họ. Do đó, vẫn chưa thể xác định có bao nhiêu camera Hikvision và Dahua đang theo dõi các tổ chức chính phủ của Mỹ.
Theo Công An Đà Nẵng
Thiết bị điện tử 'không an toàn' từ Trung Quốc len lỏi vào Lầu Năm Góc
Bộ Quốc phòng Mỹ đã mua hàng ngàn máy in, máy chụp ảnh và máy tính mang theo nguy cơ an ninh, và thói quen này nhiều khả năng tiếp tục trong thời gian tới, theo báo cáo của Văn phòng Tổng thanh tra Lầu Năm Góc.
Lầu Năm Góc, trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ
Hơn 9.000 sản phẩm công nghệ thông tin được mua vào năm tài khóa 2018 có thể bị biến thành công cụ gián điệp mạng hoặc tấn công tin tặc nhằm vào giới quân nhân và các cơ sở quân sự của Mỹ, DPA dẫn báo cáo kiểm toán được công bố vào ngày 30.7.
Chẳng hạn, báo cáo cho thấy lục quân và không quân Mỹ năm ngoái chi ít nhất 33 triệu USD (768 tỉ đồng) cho các hợp đồng mua thiết bị đáng nghi ngờ.
Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, Văn phòng Tổng thanh tra cảnh báo nguy cơ sẽ không dừng lại ở đó. Họ dự đoán đến tình huống xấu nhất là các vũ khí nhiều triệu USD của Lầu Năm Góc có thể bị vô hiệu hóa nếu tiếp tục mua các thiết bị công nghệ có sẵn trên thị trường.
Các nhà kiểm toán cũng cho hay Lầu Năm Góc có thói quen mua sản phẩm từ các hãng như Huawei, ZTE hoặc Kaspersky Lab, dù những công ty này đã bị liệt vào nhóm gây nguy cơ an ninh cao.
Bộ Quốc phòng chỉ ngừng lại khi quốc hội Mỹ mới đây ra luật cấm mua hàng từ các công ty trên.
Bên cạnh đó, danh sách các sản phẩm được phép mua cho Lầu Năm Góc vẫn bao gồm một số nhãn hàng thuộc nhóm "nguy cơ", như máy tính của Tập đoàn Lenovo (nhà sản xuất máy tính lớn nhất của Trung Quốc).
Theo Thanh Niên
Kaspersky: 59% nhân viên không muốn chủ doanh nghiệp biết về hoạt động của mình trên mạng xã hội Kết quả nghiên cứu mới đây của Kaspersky Lab cho thấy 64% nhân viên thừa nhận vẫn truy cập các website không liên quan trong quá trình làm việc và có tới 59% nhân viên nói rằng họ không muốn tiết lộ hoạt động của mình trên mạng xã hội với chủ doanh nghiệp. Theo kết quả một nghiên cứu mới đây của...