Lầu Năm Góc hủy hợp đồng điện toán đám mây 10 tỉ USD với Microsoft
Dẫn lý do công nghệ trong hợp đồng đã lạc hậu, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố hủy bỏ bản hợp đồng điện toán đám mây trị giá 10 tỉ USD với Công ty Microsoft.
Biểu tượng của dự án JEDI – Ảnh (minh họa): Bộ Quốc phòng Mỹ
Theo trang tin ArsTechnica , sau nhiều năm tranh cãi và rất nhiều cuộc vận động ngấm ngầm đã diễn ra, Lầu Năm Góc ngày 6-7 quyết định hủy bỏ bản hợp đồng trị giá 10 tỉ USD với Công ty Microsoft về việc cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Microsoft trúng thầu hợp đồng có tên JEDI (Cơ sở hạ tầng quốc phòng hợp tác với doanh nghiệp) vào tháng 10-2019. Tuy nhiên việc triển khai hợp đồng bị đình trệ vì chỉ một tháng sau khi Microsoft tuyên bố trúng thầu thì Amazon khởi kiện.
Trong đơn gửi tòa án liên bang, Amazon cáo buộc cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tìm cách tác động có lợi cho Microsoft vì vốn có định kiến không tốt với CEO Công ty Amazon lúc đó là tỉ phú Jeff Bezos.
Video đang HOT
Và giờ thì Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định bỏ luôn toàn bộ dự án điện toán đám mây, nói công nghệ đó đã lỗi thời.
Bản hợp đồng JEDI có giá trị lên tới 10 tỉ USD kéo dài trong 10 năm. Nếu suôn sẻ, đó sẽ là một chiến thắng quan trọng với Microsoft, giúp mảng kinh doanh đám mây của hãng công nghệ này tăng trưởng mạnh cả về doanh thu lẫn thị phần kinh doanh.
Cho tới cuối năm ngoái, trong mảng kinh doanh điện toán đám mây, nền tảng Azure của Microsoft chiếm 20% thị phần, trong khi AWS của Amazon chiếm 31%.
Lầu Năm Góc cũng thông báo, sau khi hủy bỏ hợp đồng JEDI với Microsoft, họ sẽ đề xuất một hợp đồng mới ký kết với cả hai công ty Microsoft và Amazon.
Trước đây, ngoài Microsoft và Amazon, các công ty khác như Oracle, IBM và Google cũng đã nộp hồ sơ đấu thầu, tuy nhiên sau đó Google rút thầu vì vấp phải phản ứng của các nhân viên.
Lầu Năm Góc cho biết sẽ tiếp tục xem xét thêm còn công ty nào khác có khả năng tham gia đấu thầu hợp đồng mới. Tuy nhiên vẫn khẳng định chỉ Microsoft và Amazon đủ trình độ công nghệ đáp ứng các yêu cầu của họ.
Nhiều người xông vào hôi của căn cứ Mỹ tại Afghanistan
Khi lực lượng Mỹ rút khỏi căn cứ Bagram tại Afghanistan, nhiều người địa phương xông vào cướp phá trước khi an ninh nước này tới tiếp quản
Darwaish Raufi, lãnh đạo quận Bagram, phía bắc thủ đô Kabul của Afghanistan, nơi có căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ, cho biết cuộc khởi hành của binh lính Mỹ diễn ra vào ban đêm và không có bất kỳ sự phối hợp nào với quan chức địa phương, theo AP.
"Quá trình Mỹ rút quân khỏi căn cứ Bagram diễn ra đêm 2/7 mà không có sự phối hợp với chính quyền địa phương. Hàng chục người đã đột nhập và cướp phá nhiều tòa nhà trước khi lực lượng Afghanistan giành lại quyền kiểm soát", ông Raufi cho biết hôm 2/7.
Theo AP , những người này xông vào khu vực cổng không có lực lượng bảo vệ.
"Họ đã bị chặn lại và một số bị bắt giữ, số còn lại đã tháo chạy khỏi căn cứ" , ông Raufi nói, đồng thời cho biết thêm những người này đã lục soát một số tòa nhà trước bị bị bắt.
Gần 20 năm sau khi đưa lực lượng tới Afghanistan để lật đổ chế độ của Taliban và truy lùng thủ lĩnh tổ chức khủng bố Al Qaeda, quân đội Mỹ đã rút quân khỏi sân bay lớn nhất Afghanistan, bắt đầu cuộc rút quân mà Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ hoàn thành vào cuối tháng 8, AP cho biết.
Lối vào sân bay Bagram, căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ ở Afghanistan đã bị phong tỏa. (Ảnh: AP)
Tổng thống Joe Biden chỉ đạo Lầu Năm Góc hoàn tất việc rút quân trước ngày 11/9. Nhưng Lầu Năm Góc cho biết việc rút quân gần hoàn tất và có thể kết thúc vào cuối tuần này.
Tuy nhiên, một số vấn đề liên quan cần được giải quyết trong những tuần tới, bao gồm cơ cấu chỉ huy quân sự mới của Mỹ ở Kabul, thủ đô Afghanistan. Mỹ đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về thỏa thuận duy trì an ninh cho sân bay lớn nhất Afghanistan.
"Một cuộc rút quân an toàn, có trật tự cho phép chúng tôi duy trì sự hiện diện ngoại giao liên tục, hỗ trợ người dân và chính phủ Afghanistan, đồng thời ngăn chặn quốc gia này trở thành nơi trú ẩn an toàn cho những tội phạm khủng bố đang đe dọa đất nước chúng tôi", John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết trong một tuyên bố.
Trong khi đó, chính quyền Washington đang thu hẹp các lựa chọn, để đảm bảo an toàn hàng nghìn người Afghanistan có đơn xin thị thực đặc biệt để đến Mỹ. Những đơn xin cấp thị thực này vẫn chưa được phê duyệt.
Các quan chức Mỹ cho biết họ sẵn sàng di tản những người này đến nước thứ 3, trong khi chờ phê duyệt thị thực, nhưng vẫn chưa xác định được điểm đến. Hôm 2/7, một số quan chức cho biết có khả năng chuyển những người này đến quốc gia Trung Á, nơi họ có thể được bảo vệ khỏi sự trả đũa của Taliban.
Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về số người sẽ được chuyển đi, hoặc nơi họ có thể đến.
Mỹ bác tin vụ nổ cạnh tàu sân bay gây sập chung cư 12 tầng Lầu Năm Góc khẳng định vụ nổ "mạnh như động đất" cạnh tàu sân bay Gerald R. Ford không liên quan vụ sập chung cư ở bang Florida. "Tôi không thấy liên hệ nào giữa đợt thử nghiệm chấn động với sự kiện bi thảm ở nam Florida. Rất nhiều yếu tố được xem xét khi chọn địa điểm thử nghiệm để bảo...