Lầu Năm Góc dùng AI để giám sát bầu trời thủ đô Mỹ
Bầu trời thủ đô Washington, D.C. sẽ sớm được giám sát chặt chẽ bởi trí tuệ nhân tạo (AI).
AI sẽ hỗ trợ phát hiện các vật thể tiềm ẩn nguy cơ đối với bầu trời thủ đô của Mỹ.
Theo trang Flightglobal, Lầu Năm Góc ngày 28/8 thông báo sẽ chi 100 triệu USD để thiết lập hệ thống giám sát không phận mới được hỗ trợ bởi AI, sau khi hoàn tất thành công quá trình thử nghiệm dài 18 tháng.
Trung tá Không quân Kurtis Engelson, người phụ trách trang thiết bị của Hệ thống phòng không tích hợp khu vực thủ đô của Mỹ, cho biết: “Đây là một hệ thống giám sát, nhận dạng và theo dõi tiên tiến nhằm giám sát và bảo vệ không phận được kiểm soát xung quanh Washington, D.C.”.
Hệ thống phòng không này thuộc kiểm soát của Bộ Chỉ huy Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD), có trụ sở tại Colorado.
Hệ thống kiểm soát bằng AI mới là sản phẩm của công ty Teleidscope chuyên sản xuất phần mềm theo dõi trực quan cho các vật thể chuyển động. Trang web của công ty này cho biết sản phẩm của họ có thể được sử dụng để “tự động theo dõi các vật thể chuyển động như máy bay không người lái, con người và phương tiện”.
Theo Lầu Năm Góc, việc triển khai hệ thống Teleidoscope sẽ diễn ra trước cuối năm 2023. AI sẽ hỗ trợ làm nổi bật các vật thể tiềm ẩn nguy cơ mà người vận hành hệ thống giám sát có thể không thể nhận thấy.
Lầu Năm Góc cho biết hệ thống AI sẽ giúp cải thiện hiệu quả giám sát không phận gấp 10 lần so với nền tảng hiện tại, vốn được triển khai sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Các bước cải tiến bao gồm nâng cấp camera và tia laser an toàn với mắt thường để theo dõi và cảnh báo trực quan các vật thể bay vi phạm lệnh giới hạn về không phận gần thủ đô của Mỹ. Nếu phát hiện máy bay có nguy cơ xâm phạm, hệ thống sẽ phát tia laser cảnh báo ở phạm vi xa hơn.
Trung tá Không quân Kurtis Engelson cho biết các nhà giám sát không phận có thể liên lạc nhanh chóng với một máy bay bằng tia laser, nếu như các nỗ lực bằng vô tuyến thất bại.
Đơn vị Đổi mới Quốc phòng Mỹ (DIU) cho biết công nghệ giám sát không phận này sau cùng có thể được điều chỉnh để giúp bảo vệ các tài sản quân sự nhỏ hơn, chẳng hạn như căn cứ không quân hoặc tàu chiến.
Nga điều chiến đấu cơ chặn UAV Mỹ tại biển Đen
Bộ Quốc phòng Nga thông báo các chiến đấu cơ đã ngăn chặn máy bay không người lái (UAV) Mỹ tại biển Đen gần Crimea trong ngày 28.8.
Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết 2 chiến đấu cơ đã được điều động xuất kích để ngăn chặn 2 UAV Mỹ "vi phạm không phận" tại biển Đen.
UAV MQ-9 Reaper của Mỹ. Ảnh KHÔNG QUÂN MỸ
Các UAV Mỹ được theo dõi gần Crimea và tiến về phía biên giới Nga trong một nhiệm vụ tình báo. Sau hành động của máy bay Nga, các UAV Mỹ đã thay đổi hành trình và rời khỏi khu vực. Phía Nga cho biết 2 UAV Mỹ gồm một chiếc MQ-9 Reaper và một chiếc RQ-4 Global Hawk.
Phía Mỹ chưa bình luận gì về vụ việc. Các sự cố liên quan máy bay Nga và UAV Mỹ đã gia tăng trong những tháng gần đây. Hôm cuối tuần, Nga nói đã điều chiến đấu cơ ngăn chặn một UAV trinh sát của không quân Mỹ tại khu vực biển Đen.
Hồi tháng 3, một UAV trinh sát MQ-9 của Mỹ bị rơi xuống biển Đen trong vụ đụng độ 2 tiêm kích Su-27 của Nga. Giới chức quốc phòng Mỹ cáo buộc máy bay Nga đã bay gần chiếc MQ-9 và vài lần lao lên trước, xả nhiên liệu vào UAV của Mỹ. Sau đó, một trong hai chiếc Su-27 đã đụng trúng cánh quạt của MQ-9, buộc lực lượng Mỹ phải cho chiếc UAV này rơi xuống biển.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố chiếc MQ-9 đã bay gần bán đảo Crimea - khu vực mà Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014, và hướng tới các vùng lãnh thổ mà Nga coi là của mình, theo Hãng tin TASS. Tuyên bố cho rằng UAV của Mỹ đã tắt bộ tiếp sóng và xâm phạm không phận được thiết lập tạm thời cho "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga tại Ukraine. Do bay quá nhanh, chiếc MQ-9 đã mất kiểm soát, mất cao độ và rơi xuống biển, trong khi máy bay của Nga hoàn toàn không va chạm với UAV của Mỹ.
Không quân Nga cạn dần máy bay, tình hình còn xấu đi khi Ukraine có F-16?
Không chỉ tại khu vực gần Ukraine, các vụ đụng độ còn xảy ra tại không phận Syria, nơi Mỹ và Nga đều đang hiện diện quân sự.
Hồi cuối tháng 7, Mỹ tố cáo một chiến đấu cơ của Nga đã thả mồi bẫy nhiệt vào một UAV của Mỹ trên bầu trời Syria, diễn biến mới nhất trong loạt sự vụ tương tự đã làm gia tăng căng thẳng giữa 2 cường quốc. Trong khi đó, phía Moscow đã quy trách nhiệm cho Washington về vụ việc và cáo buộc các máy bay của liên minh do Mỹ đứng đầu ở Syria đã vi phạm các quy ước giảm thiểu xung đột với Nga 10 lần trong vòng 24 giờ.
Hãng TASS ngày 28.8 dẫn lời ông Vadim Kulit, Phó lãnh đạo Trung tâm của Nga về Hòa giải các bên đối lập tại Syria, cho biết máy bay thuộc liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tạo ra các tình huống nguy hiểm tại khu vực al-Tanf 18 lần trong ngày.
Trong khi đó, trang Air and Space Forces dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết các phi công Nga tại Syria có vẻ đã bớt hung hăng sau khi chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ xuất hiện tại Trung Đông.
Mỹ tạm bác thuyết âm mưu nghi ngờ máy bay chở trùm Wagner trúng tên lửa Hôm nay 25.8 (giờ Việt Nam), Lầu Năm Góc cho biết hiện không có thông tin cho thấy tên lửa đất đối không đã bắn rơi máy bay chở trùm Yevgeny Prigozhin của lực lượng lính đánh thuê Wagner. Thời điểm máy bay của ông Yevgeny Prigozhin rơi xuống cánh đồng thuộc tỉnh Tver của Nga hôm 23.8. Ảnh AFP Chuẩn tướng Không...