Lẩu cua đồng nhẹ nhàng “hớp hồn” thực khách
Món ăn dân dã này có nhiều ở các tỉnh miền Tây, tùy từng địa phương mà được biến tấu với các thành phần khác nhau như cua đồng, tôm, ghẹ, các loại rau…
Tuy nhiên, dù có biến tấu như thế nào đi nữa nó vẫn giữ được hương vị ngọt thanh mát đặc trưng của cua đồng.
Hương vị thơm ngon, thanh mát của nồi lầu cua đồng bốc khói thì không còn gì lý tưởng bằng. (Ảnh: Internet)
Đúng như tên gọi, nguyên liệu chính tạo nên hương vị cho món ăn chính là cua đồng. Những con cua đồng to bằng cườm tay vừa mới được bắt lên từ đồng ruộng được rửa sạch, tách yếm, lấy gạch cua để riêng, sau đó giã nhuyễn cua, luộc kỹ cua với nước, cho vào nồi và thêm ít muối, đường vào nấu sôi. Khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, vớt để riêng ra bát, phần nước được sử dụng làm nước lẩu.
Nguyên liệu chính tạo nên hương vị cho món ăn chính là những con cua đồng thơm ngon như thế này đây. (Ảnh: Internet)
Nếu như thưởng thức món lẩu riêu cua đồng ở Đồng Tháp, bạn sẽ được ăn món lẩu này với các thành phần tôm, giò, bông bí, đọt nhãn lồng, rau trai… có vị nhẫn nhưng lại thanh mát, rất thích hợp trong những ngày trời nắng nóng.
Nhưng nếu thưởng thức món này ở vùng Kiên Giang, Bạc Liêu thành phần nguyên liệu lại rất phong phú với ghẹ tươi, cá bống mú, tôm, chả, rau mồng tơi, nấm… vừa tăng thêm vị ngọt tự nhiên vừa thanh mát lại không tạo cảm giác ngấy cho người ăn.
Video đang HOT
Khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, vớt để riêng ra bát, phần nước được sử dụng làm nước lẩu. (Ảnh: Internet)
Nồi lẩu chỉ thật sự hấp dẫn khi nó có vị nồng của cua đồng, vị thơm của hành hoa chưng gạch cua, nước dùng có màu nâu đậm được điểm xuyết thêm màu đỏ của cà chua, xanh non của hành lá, thoang thoảng hương thơm của ngò rí… chỉ chừng đó thôi là đủ để hấp dẫn người ăn.
Dù có sự khác nhau nhưng vốn dĩ món lẩu cua đồng cũng không có một chuẩn mực nào nhất định. (Ảnh: Internet)
Trong những ngày nắng, được thưởng thức hương vị thơm ngon, thanh mát của nồi lầu cua đồng bốc khói thì không còn gì lý tưởng bằng. Nếu có dịp về miền Tây thời điểm hiện nay, bạn đừng nên bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn ngon miệng này.
Tùy vào từng địa phương mà món ăn này được biến tấu khác nhau về các nguyên liệu ăn kèm. (Ảnh: Internet)
Cá lóc nướng trui nét duyên tinh tế của người dân Việt Nam
Ở Vùng U Minh Hạ, người ta thu hoạch được rất nhiều loài cá đồng và chế biến đủ cách thức để ăn, trong đó có món hấp dẫn, khó quên là cá nướng trui.
Hương vị đậm đà của cá lóc nướng trui ăn một lần là "nhớ hoài miền Tây" luôn. (Ảnh: Internet)
Đặc điểm của món cá lóc nướng trui dân dã là cá không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm.
Món ăn đặc sắc của ẩm thực miền Tây. (Ảnh: Internet)
Một trong những cách chế biến món ẩm thực ngon mà dân gian đã đúc kết được tự ngàn đời nay, khó quên là "nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc" Nhất nướng mà phải là cá nướng trui, một phương pháp ẩm thực động vật còn tươi sống. Trong các bữa ăn thường nhật của người dân miệt ruộng đồng, hễ bắt được cá lóc, cá dầy sống loại lớn là đối tượng được chọn trong món ăn này, ngoài ra cũng có khi nướng trui cả lươn, rắn, cá trê vàng hay cá rô mề...Món Cá nướng trui rất dễ làm.
Món cá nướng trui rất dễ làm. (Ảnh: Internet)
Nếu là mùa khô, bắt được cá, người ta dùng một nhánh cây sậy già hoặc tre, trúc, lụi xiên từ miệng đến đuôi con cá. Sau đó cặm xuống đất, tủ rơm rạ hoặc cỏ khô, rồi đốt (nếu là cá lớn khoảng từ 1kg trở lên thì cắm đầu con cá hướng xuống đất để cá tiếp xúc với lữa nhiều dễ chín, còn cá nhỏ thì cắm ngược lại).
Thịt cá mềm dai ngon không cưỡng nổi. (Ảnh: Internet)
Khi toàn thân cá cháy đen, cũng là lúc cá đã chín. Dùng những cọng rơm rạ xếp đôi cạo bỏ lớp cháy bên ngoài thì món ăn xem như đã làm xong. Còn vào mùa mưa, người làm bếp tận dụng bếp than tràm còn lại của quá trình chế biến những món khác. Nướng cách này cá lại mau chín và chín hoàn toàn vì nhiệt lượng cao hơn lửa rơm rạ nên ăn rất ngon, tuy nhiên nó thiếu đi cái mùi rơm, mùi rạ - hương vị chân chất của hương đồng cỏ nội.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. (Ảnh: Internet)
Cá nướng xong chỉ cần gỡ thịt chấm muối ớt, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vùa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng đặc sản của dân Nam Bộ. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me.
Khi toàn thân cá cháy đen, cũng là lúc cá đã chín. (Ảnh: Internet)
Những chất bổ dưỡng có trong thịt cá nướng trui chẳng những không bị mất đi khi chế biến, mà trong quá trình xử lý nhiệt đã thấm sâu vào từng thớ thịt, trở thành thứ gia vị tự nhiên cho món ăn, không cần phải thêm gia vị. Ăn cá nướng trui miệt U Minh Hạ phải có rau muống đồng, bắp chuối và còn rất nhiều loại rau đồng nhưng phải chấm muối hột với ớt mới đúng điệu. Rau đồng, là những thứ không mất tiền mua, chỉ đi quanh quẩn sau vườn hoặc ra ao nước, bờ ruộng là có.
Ăn cá nướng trui miệt U Minh Hạ phải có rau muống đồng, bắp chuối. (Ảnh: Internet)
Ngày nay, cá nướng trui không những là món ẩm thực dân dã của người dân miệt quê, mà ta vẫn thường bắt gặp trong thực đơn các nhà hàng sang trọng miệt thành thị, nhưng cách nướng đã có phần khác đi. Nhiều nhà hàng sử dụng lò vi-ba hoặc nướng bằng bếp than, đôi khi cả bằng bếp gas nên không ngon bằng nướng rơm rạ.
Ngày nay, nhiều nhà hàng sử dụng lò vi-ba hoặc nướng bằng bếp than, đôi khi cả bằng bếp gas để chiến biến món ăn ngon miền Tây này. (Ảnh: Internet)
Bánh lá miền Tây, hương vị mộc mạc và dân dã của vùng sông nước Bánh lá thường được làm từ lá mơ, kết hợp cùng khuôn lá chuối và chan nước cốt dừa béo ngậy khiến người ăn một lần nhớ mãi không quên. Bánh lá là món ăn vặt "thần thánh" của tụi con nít xứ sông nước miệt vườn. Dễ làm, dễ ăn lại hấp dẫn với độ bùi béo, ngon tới độ nhắc đến...