Lật tẩy vụ lừa đảo và cho vay lãi nặng gần 950 tỷ đồng
Để khám phá được vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cho vay lãi nặng gần 950 tỷ đồng, Cơ quan CSĐT Công an huyện Châu Thành (Tây Ninh) phải huy động nhiều trinh sát, điều tra viên dày kinh nghiệm vào cuộc.
Công an huyện Châu Thành cho biết, những tháng gần đây, trên địa bàn xuất hiện đôi nam nữ tên Trần Kim Phượng (SN 1978, ngụ TP Tây Ninh) và Vũ Đức Hiền (SN 1975, ngụ huyện Châu Thành) có biểu hiện nghi vấn lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, hoạt động của các đối tượng “núp bóng” giải quyết thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa…
Quá trình điều tra, Công an huyện Châu Thành nhận được tin báo cầu cứu của anh Đ.V.H (SN 1991, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) về việc bị Phượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giải quyết thủ tục đất đai. Công an huyện Châu Thành đã nhanh chóng tập trung lực lượng để rà soát, khẩn trương xác minh nơi ở của Phượng. Đến chiều 30/12/2022, trinh sát mới khống chế, bắt giữ được Phượng.
Mở rộng điều tra, Công an huyện Châu Thành bắt khẩn cấp Vũ Đức Hiền về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Video đang HOT
Khám xét nơi ở của Hiền, Công an thu giữ tang vật, gồm: 22 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 1 xe môtô, 9 điện thoại di động, nhiều bộ hồ sơ công chứng để làm thủ tục tách thửa và nhiều tài liệu đồ vật khác có liên quan…
Qua điều tra, các đối tượng khai nhận, vào tháng 3/2020, do cần tiền để buôn bán, trang trải cuộc sống, Phượng mượn tiền của Hiền với lãi suất 288% – 360%/năm. Làm ăn thua lỗ, mất khả năng chi trả và bị Hiền đe dọa, tạo áp lực nên Phượng đã nảy sinh ý định lừa đảo tiền của người khác để đóng lãi cho Hiền. Lợi dụng nhu cầu của người dân trong việc làm giấy tờ đất (chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa…), Phượng đến các văn phòng công chứng ở huyện Châu Thành và TP Tây Ninh và giới thiệu mình có mối quan hệ quen biết với nhiều cán bộ thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành và TP Tây Ninh. Phượng có thể làm hồ sơ chuyển nhượng, tách thửa đất rất nhanh chóng.
Phượng còn cam kết và dùng nhiều lời lẽ đường mật để họ “sập bẫy”. Sau khi lừa đảo được tiền và giấy chứng nhận của người dân, Phượng mang tiền xuống đóng lãi cho Hiền. Nếu không đủ tiền đóng lãi thì Phượng tiếp tục đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà mình chiếm đoạt của người dân đưa cho Hiền để “trừ” vào tiền lãi còn thiếu. Số tiền Phượng chiếm đoạt của người dân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh dao động mỗi ngày từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Hiền đã đưa cho Phượng vay từ tháng 3/2020 đến nay với số tiền hơn 947 tỷ đồng. Trong đó, Hiền cho vay hơn 535 tỷ đồng và thu lợi bất chính hơn 412 tỷ đồng tiền lãi.
Chuyên gia tại hiện trường chốt phương án đưa thi thể bé trai 10 tuổi lên
Ngày 6/1, tại công trình cầu Rọc Sen, các chuyên gia ở hiện trường đã thống nhất phương án khả thi để đưa thi thể bé trai 10 tuổi rơi xuống ống cọc bê tông lên mặt đất.
Ngày 6/1, thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, an ninh vẫn làm việc khẩn trương. Sau khi đánh giá, thảo luận, các chuyên gia tại hiện trường đề xuất một số phương án khả thi để nhấc trụ bê tông lên mặt đất.
Phương án dự kiến được các chuyên gia trong nước đồng thuận nhất là sử dụng kết hợp giữa cọc ván thép và ống vách thép trong quá trình làm sạch đất xung quanh trụ bê tông.
Các lực lượng chức năng thực hiện phương án cứu nạn cháu bé
Có thể tóm tắt như sau: Cọc ván thép sẽ được đóng xung quanh trụ bê tông tạo thành một bộ khung 4,8m x 4,8m, đất xung quanh trụ được lấy lên bằng gàu xúc (tạm gọi là tầng 1).
Từ đáy tầng 1, dùng ống vách thép đường kính 1,6m đóng xuống đến khi đạt độ sâu của đáy trụ bê tông (tạm gọi là tầng 2) và sau đó đất xung quanh trụ được lấy lên bằng khoan guồng xoắn. Sau khi tiếp cận đáy trụ sẽ dùng hệ thống cáp và cần cẩu nhấc trụ bê tông lên.
UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong chiều và tối nay, lãnh đạo tỉnh và các ngành chuyên môn liên tục xuống hiện trường để nắm tình hình và chỉ đạo triển khai các công việc tiếp theo. Địa phương vẫn duy trì các lực lượng túc trực, an ninh, hậu cần để hỗ trợ tối đa cho lực lượng tại hiện trường.
Phương án trên cũng được quyết định để thực hiện đưa thị thể bé Hạo Nam lên mặt đất.
Như đã thông tin, trưa 31/12/2022, bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 người bạn vào công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp), để nhặt phế liệu. Tại đây, bé Nam không may rơi xuống ống trụ bê tông đường kính 25cm đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m.
Từ đó, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn liên tục tìm mọi cách để giải cứu cháu Nam, nhưng gặp quá nhiều khó khăn. Đến chiều tối 4/1, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp thông tin, các cơ quan chức năng tại hiện trường xác định bé trai Thái Lý Hạo Nam đã tử vong.
Vì vậy, hiện nay cơ quan chức năng đang tìm mọi cách đưa thi thể bé lên mặt đất để gia đình lo hậu sự.
Ngoài ra, chiều 5/1, tổ chuyên gia Nhật Bản gồm 8 người đến hiện trường tìm hiểu kỹ càng, tính toán chọn giải pháp tốt nhất để triển khai các công việc tiếp theo.
Thay đổi phương án lấy trụ bê tông có bé trai bị mắc kẹt lên Sau gần 1 tuần tích cực hộ nhưng chưa thể đưa trụ bê tông lên, lực lượng chức năng đã quyết định sử dụng kết hợp biện pháp cọc ván thép và ống vách thép làm sạch đất xung quanh trụ. Tối 6-1, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, an ninh vẫn tiếp tục khẩn trương làm việc để tìm phương án...