Lật tẩy tội ác của phát xít Đức ở trại tập trung trên đất Anh
Nguồn tin chính thức cho biết những người bị dồn vào trại tập trung này đã phải sống trong những điều kiện kinh hoàng chưa từng biết đến.
Ảnh chụp trại tập trung Sylt năm 1945.
Trại tập trung của phát xít Đức xây trên một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Eo Biển của Anh. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, các báo cáo chính thức đã viết không trung thực nhằm che dấu những sự việc tàn bạo xảy ra ở trại tập trung này. Một cuộc điều tra mới đây đã công bố những chi tiết về sự thật vốn bị che đậy suốt nhiều thập kỷ qua.
Trong Chiến tranh thế giới thứ II, trại tập trung duy nhất trên đất Anh được phát xít Đức xây trên đảo Alderney thuộc quần đảo nằm ở eo biển giữa Anh và Pháp. Ở đây, các tù nhân bị đối xử tàn bạo, họ phải lao động khổ sai, bị đánh đập và bỏ đói, nhưng những gì khủng khiếp nhất mà họ phải chịu đựng thì không ai biết ngay cả sau khi cuộc chiến tranh đã đi qua.
Trại tập trung trên đảo Alderney được ví như trại tập trung ở Sylt, Đức. Mới đây, các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu hình ảnh do vệ tinh cung cấp và phát hiện ra những dãy nhà đã bị phá hủy trên đảo và dần chắp nối được câu chuyện của “trại Sylt ở Alderney”. Họ đã lập được bản đồ đầu tiên của khu trại vốn được quân phát xít xây vào năm 1942 và ban đầu dùng làm trại lao động cưỡng bức dành cho các tù nhân chính trị. Sau đó trại được chuyển sang làm trại tập trung.
Đảo Alderney là đảo xa nhất về phía Bắc của quần đảo Eo Biển. Đảo dài khoảng 5 km và rộng khoảng 2,4 m. Theo báo cáo của các nhà khảo cổ học vừa công bố trên tạp chí Antiquity, “Trại Sylt” này ban đầu được xây để giam khoảng 100 – 200 tù nhân. 20% số tù nhân này đã chết do bị ngược đãi ngay trong năm đầu tiên.
Năm 1943, có thêm khoảng 1.000 người được đưa vào trại, con số này lớn hơn rất nhiều so với sức chứa dự kiến khi xây dựng trại.
Vào thời điểm đó, việc giám sát tù nhân được giao cho một nhóm bán quân sự gọi là “Đơn vị xử tử” (Totenkopfverband). Giấy tờ xác minh của những người còn sống sót từ trại Sylt này cho biết họ phải làm việc khổ sai liên quan đến xây dựng suốt 12 giờ/ ngày và chỉ được cho ăn rất ít, bị cai tù đánh “bằng bất cứ thứ gì có trong tay”.
Khi thế áp đảo của Đức ở châu Âu yếu dần, quân phát xít bắt đầu phá hủy một cách có hệ thống các bằng chứng tội ác của mình, trong đó có trại Sylt và các trại tập trung khác để không ai biết được. Trại Sylt bị đóng cửa vào năm 1944 và sau khi chiến tranh kết thúc, chính quyền Anh ở đảo Alderney và lục địa đã tiến hành khoảng 3.000 cuộc phỏng vấn với những người sống sót, các nhân chứng và sỹ quan Đức. Báo cáo chính thức của chính quyền mãi đến năm 1981 mới được công bố công khai, và đã nói giảm nhẹ đi rất nhiều về những chi tiết làm dấy lên những lời đồn đại về “trại giết người” ở quần đảo Eo Biển của Anh.
Hình ảnh quan sát từ trên cao của địa điểm trước đây trại lao động và tập trung Sylt, và tấm bia tưởng niệm do một người sống sót gắn ở cổng trại vào năm 2008.
Lập bản đồ khu trại
Năm 2010, các chuyên gia đã trở lại trại Sylt để đánh giá thực địa và phục dựng lại khu trại bằng các phương pháp khảo cổ với mục đích hiểu rõ hơn điều kiện sống và lao động cực khổ ở nơi đây. Họ đã dọn dẹp cây cối và khảo sát một vài kết cấu xây dựng còn lại của trại. Họ còn sử dụng phương pháp cảm ứng từ xa, dùng ánh sáng để khảo sát (phương pháp lidar), từ đó phát hiện được vị trí và cách xây dựng các khu nhà trong trại.
Bản đồ và các mô hình kĩ thuật số 3D cho biết những lán trại của tù nhân được xây dựng rất sơ sài, không thể che chắn gió và lạnh. Các dãy nhà này cũng chỉ bố trí được cho mỗi người không gian sống chừng 1,5 mét, vì thế lúc nào ở đây cũng chật ních người. Các phát hiện này cũng khớp với lời kể của các nhân chứng về những đợt sinh sôi chấy rận và bùng phát bệnh sốt phát ban, chứng tỏ nơi đây có điều kiện vệ sinh cực kỳ kém.
Trong khi đó, lính gác phát xít sống thoải mái, đầy đủ tiện nghi trong các dãy nhà bê tông, tường đá để bảo vệ họ khỏi thời tiết khắc nghiệt.
Các hình ảnh của trại Sylt: A) Khu nhà vệ sinh; B) Khu bếp của tù nhân; C) Khu nhà kiên cố; D) Khu nhà ngăn nắp của lính SS.
Theo tài liệu của phát xít, chỉ có 103 người chết ở trại Sylt do bệnh tim. Những trường hợp này đều được xác nhận tử vong bằng những giấy chứng tử in sẵn, do trại chuyển đến cho các bác sỹ trên đảo. Nhưng nhóm nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra những ngôi mộ tập thể cho biết ít nhất 700 người đã chết ở trại. Báo cáo của nhóm nghiên cứu viết rằng nhờ những phát hiện mới này, câu chuyện của các tù nhân sẽ không bị lãng quên. “ Công trình nghiên cứu này đã vén màn bí mật về sự chiếm đóng của quân Đức ở đảo Alderney và những gì mà hàng nghìn người bị lao động cưỡng bức như nô lệ ở đây đã phải chịu đựng”.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Caronline Sturdy Colls của Trường đại học Staffordshire, Anh, nói rằng các cách tiếp cận lịch sử, pháp y và khảo cổ cuối cùng đã cho chúng ta thấy bằng chứng và cho những người đã phải chịu đựng nhục hình rồi chết ở Alderney từ nhiều năm trước.
Phạm Hường
Những hình ảnh "tự sướng" mới của Rover Curiosity trên sao Hỏa
Trong khi chúng ta đang ở trên Trái đất vật lộn với một trong những đại dịch lớn nhất trong lịch sử, rover Curiosity của NASA vẫn đang hoạt động quanh Sao Hỏa giống như đã xảy ra trong 8 năm qua.
Chúng tôi vẫn đang nhận được những bức ảnh tự sướng tuyệt vời từ rover này. Mới tháng trước, vào ngày 26 tháng 2, Curiosity đã chụp ảnh tự sướng tại Địa điểm khoan Hutton trước khi trèo lên phía trước Greenheugh, lập kỷ lục về địa hình dốc nhất mà nó từng leo lên.
Nhà nghiên cứu địa chất hành tinh Michelle Minitti viết trên một bài đăng trên blog của NASA, "sự nổi tiếng đến với những người lái rover lên những dốc cao đầy cát, dốc cát bên dưới Greenheugh", nhà địa chất học hành tinh Michelle Minitti viết trên một bài đăng trên blog của NASA, "và đưa chúng tôi đến một dải địa chất mà chúng tôi đã để mắt đến ngay cả trước khi hạ cánh trên miệng núi lửa Gale! "
Rover Curiosity của Nasa vào ngày 26/2/2020
Tuy nhiên, đây không phải là một cuộc leo núi dễ dàng. Nhóm nghiên cứu của NASA giải thích rằng họ đã mất 3 lần thử sức với quy mô ngọn đồi, lần thử thứ hai nghiêng Curiosity đến một góc 31 độ khá lớn.
Hệ thống bánh xe trên Curiosity cho phép nó nghiêng lên một góc 45 độ bấp bênh mà không bị lật, mặc dù với tính năng an toàn đó, nó có thể mất vài lần thử nếu bánh xe quay đúng vị trí.
Vì vậy, chừng nào Curiosity và các phi hành đoàn của con người trên Trái đất vẫn có thể hoạt động, họ sẽ tiếp tục khám phá Hành tinh Đỏ.Không bao giờ một người ở yên trong thời gian dài, Curiosity sẽ tiếp tục khám phá sao hỏa.
Hình ảnh thô của Curiosity sau khi leo lên vào ngày 6 tháng 3 (NASA / JPL-Caltech)
"Bây giờ chúng ta không có một vách đá dựng đứng phía trước, bầu trời trải dài phần lớn không bị che khuất phía trên và xung quanh," Minitti giải thích: "Navcam sẽ quan sát 360 độ xung quanh những đống bụi và sẽ thu được những bộ phim tìm mây cả vào buổi chiều và sáng sớm. Mastcam và Navcam sẽ đánh giá sự bụi bặm của bầu khí quyển bằng cách nhìn qua miệng núi lửa Gale vĩ đại của chúng ta."
Kim Quyền
Mực có thể tự chỉnh sửa RNA của mình Các nhà khoa học vừa phát hiện mực có khả năng chỉnh sửa gene đáng kinh ngạc. Nó có khả năng tự điều chỉnh RNA của mình sau khi rời khỏi nhân. Thực tế các gene ở người hầu hết không thay đổi cho đến khi chúng được tái tổ hợp và truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Điều này cũng tương...