Biến mặt nạ lặn thành thiết bị trợ thở cho bệnh nhân COVID-19
Một bác sỹ tại Italy đã nghĩ ra cách biến những chiếc mặt nạ lặn thành các máy trợ thở nhờ công nghệ in 3D tiên tiến chỉ với một chi phí nhỏ và thời gian chế tạo nhanh chóng.
(Nguồn: 3dprintingmedia.network)
Trong bối cảnh khan hiếm máy trợ thở, một bác sỹ tại Italy đã nghĩ ra cách biến những chiếc mặt nạ lặn thành các máy trợ thở nhờ công nghệ in 3D tiên tiến chỉ với một chi phí nhỏ và thời gian chế tạo nhanh chóng.
Công ty in 3D Isinnova, có trụ sở tại Italy, đã phối hợp với chuỗi cửa hàng thể thao Decathlon giúp các bệnh viện.
Decathlon cung cấp một lượng lớn mặt nạ lặn để Insinnova chế tạo thành một dụng cụ có chức năng tương đương mặt nạ C-PAP, dụng cụ y tế chuyên dụng trong phương pháp trị liệu oxy cho các bệnh nhân nặng có vấn đề về hô hấp.
Tuy nhiên, các nhà phát minh ra thiết bị trên cho biết các mặt nạ trợ thở này chỉ nên dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Isinnova đã đăng ký bằng sáng chế “Charlotte Valve” và cho biết sẽ vẫn “miễn phí sử dụng” để mọi bệnh viện trên toàn thế giới có thể áp dụng “nếu cần thiết.”
Sáng kiến hữu ích trên được đưa ra khi số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại châu Âu đang tăng nhanh, đặc biệt tại Italy./.
Video đang HOT
Bích Liên
Nhà phát minh Adolphe Sax, kẻ khiến thần chết phải năm lần bảy lượt thốt lên 'anh xin giơ tay rút lui thôi'
Chế độ 'Từ chối tử thần' đã được kích hoạt!
Được biết tới như là người đã phát mình ra nhạc cụ Saxophone, thứ âm thanh sexy mở đầu bài hát 'Careless Whisper' đã đốn gục trái tim của bao thế hệ yêu âm nhạc. Song song với đó, Adolphe Sax (1814 - 1894) cũng nổi tiếng với tuyệt chiêu 'Từ chối tử thần', bằng chứng là dù có được Thần Chết gõ cửa hỏi thăm bao nhiêu lần, ông vẫn... mặc kệ và bình thản kê gối ngủ ngon.
Bài Careless Whisper này. Chứ đây không phải ông Adolphe Sax đâu nhé!
Từ năm 3 tuổi, Aldolphe Sax đã đánh dấu bước ngoặt 'bất tử' của mình với tai nạn đầu tiên, khi ông ngã từ 3 tầng cầu thang xuống đất và đập thẳng đầu vào nền đá. Rất nhiều báo cáo được ghi lại: nơi thì bảo ông hôn mê 1 tuần, chỗ lại ghi Sax nằm liệt giường suốt thời gian đó... Nhưng kết quả thì đều giống nhau: ông vẫn sống nhăn răng!
Cùng năm đó, Sax nghịch ngợm lại tiếp tục cho vào bụng một cây kim khổng lồ, nhưng chắc sinh vào đúng giờ 'con ông trời' nên... chẳng có gì xảy ra, ăn vào được thì cũng thải ra được. Sau đó một tuần, ông tiếp tục tu ừng ực một cốc... axit sunfuric (chính xác là H2SO4, thứ hóa chất cực kinh khủng đó!).
Đây, ông Adolphe Sax, nhà phát minh sở hữu tuyệt chiêu 'Từ chối tử thần' đây!
Một thời gian sau, chẳng rõ Sax sơ sẩy thế nào mà ngã vào một cái bếp lò đang hừng hực lửa và bị bỏng. May mắn thay, vết thương không bị nhiễm trùng nặng, mặc dù một phần cơ thể của ông đã bị sẹo vĩnh viễn.
Chừng này tai nạn sẽ đủ khiến một đứa trẻ cảm thấy sợ hãi thế giới bên ngoài, nhưng với Sax, đây chỉ là sự khởi đầu của một cuộc chơi! Năm lên 10 tuổi, Sax rơi xuống sông và suýt trôi luôn về 'suối vàng' nếu như không mắc kẹt gần một cái cối xay gió và được một người nông dân tốt bụng nhảy xuống cứu.
Thần Chết kiểu...
Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả và là một cậu ấm đúng nghĩa, nhưng điều đó dường như chỉ là để an ủi cho số phận đen đủi của Sax mà thôi! Vài năm sau, trong một lần ra 'hóng hớt' công nhân làm việc tại công xưởng gia đình, một container thuốc súng đột ngột phát nổ và đoán thử xem ai đang đứng gần đó nào? Nhưng cuối cùng Sax vẫn sống sau tai nạn hi hữu...
Quá mệt mỏi vì bị số phận và quỷ thần vùi dập, Sax làm đủ mọi trò để né tránh tai nạn, nhưng buồn thay, tai nạn lại không hề muốn né tránh ông! Trong một lần đi bát bộ trên phố, một mảnh đá khá to trên mái nhà bỗng dưng 'hạ thổ' trúng đầu Sax và khiến ông mê man bất tỉnh một thời gian dài... Để rồi một sáng đẹp trời, bỗng dưng Sax bật dậy và hét lớn: 'Tôi vẫn sống nè mấy má ơi!'.
Sau tất cả, Adolphe Sax vẫn sống ổn và sống tốt, bất chấp cuộc đời có lập trình ra bao nhiêu tai nạn cho ông.
Có lẽ thần tai nạn đã chán ngấy bản mặt của Adolphe Sax, nên lần này, thần bệnh tật bắt buộc phải ra tay. Xin nhắc lại, Adolphe Sax chính là đã người phát minh ra kèn thổi Saxophone, do việc phải ngậm và thử nghiệm quá nhiều đã khiến ông bị... ung thư môi. Nhưng sau 6 năm điều trị, khối u đã chịu thua và trả lại cuộc sống tươi đẹp cho Sax.
Cuối cùng thì thần chết cũng đã 'đoạt hồn' thành công được Adolphe Sax, khi ông thanh thản ra đi ở tuổi 79 tại thành phố Paris. Nhưng âu cũng là vì quy luật 'sinh, lão, bệnh, tử' của con người mà thôi!
Thần chết cuối cùng cũng toại nguyện.
Tuy kém duyên với thần chết, nhưng bù lại, ông lại rất hợp với những tai nạn 'từ trên trời rơi xuống'. Bản thân mẹ của Sax, bà Marie-Joseph đã từng phải thốt lên: 'Nó là đứa bị quỷ thần nguyền rủa với bất hạnh, nó sẽ không sống được đâu'. Hàng xóm láng giềng cũng ưu ái đặt biệt danh cho ông là 'Tiểu Sax, oan hồn sống dai'!
Vậy theo bạn, nhà phát minh Adolphe Sax là một kẻ đen đủi hay một người mà đến 'thần chết' cũng phải ngán ngẩm?
(Nguồn:TodayIFoundOut)
Đức 2 Xích
Theo Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Lời nguyền về chiếc ly trừng phạt kẻ hám của Những món vàng bạc châu báu dường như ngay từ khi được đưa vào lăng mộ cùng với Pha-ra-ong đã bị một làn khí huyền bí bao trùm lấy. Ly Hy Vọng được phát hiện ở sảnh trước lăng mộ Pha-ra-ong. Người ta đoán rằng, những kẻ đào trộm mộ trong lúc vội vàng đã làm rơi lại. Bên trên ly còn khắc...