Lật tẩy những chiêu trò lừa đảo qua mạng mùa World Cup 2014
Kaspersky vừa đưa ra k huyến cáo giúp người cho người hâm mộ môn thể thao vua – bóng đá không bị những kẻ lừa đảo trên mạng “móc túi” khi mùa World Cup bắt đầu tại Brazil vào tháng 6 tới.
Theo đó, vài tháng trước khi mùa World Cup chính thức bắt đầu, đã có nhiều cuộc tấn công bằng cách sử dụng chủ đề của World Cup, như bán vé giả, quà tặng giả… và nhiều phần mềm độc hại đã ra đời, lây nhiễm cho người dùng nhằm ăn cắp thẻ tín dụng xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng mạnh mẽ và không khí giải đấu cũng ngày càng sục sôi.
Tội phạm sử dụng thương hiệu thẻ Cielo, đại diện của Visa tại Brazil
Tại Brazil, tội phạm mạng đang sử dụng tên miền của các thương hiệu rất nổi tiếng trong nước, các công ty thẻ tín dụng, ngân hàng, cửa hàng trực tuyến… để thực hiện các cuộc tấn công vô cùng chuyên nghiệp như: sử dụng tên của Cielo, đại diện của Visa tại Brazil và những nhãn hiệu thẻ tín dụng khác như Mastercard. Một số cuộc tấn công khác sử dụng hình ảnh của Rodrigo Faro, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng tại Brazil. Và tại quốc gia này, mỗi ngày, có tới 50 – 60 tên miền tương tự được Kaspersky Lab phát hiện và ngăn chặn.
Video đang HOT
Hình ảnh của người dẫn chương trình truyền hình Brazil, Rodrigo Faro được sử dụng nhằm “câu kéo” người hâm m
Tuy nhiên, những kẻ lừa đảo đã nhanh chóng tìm ra phương thức hoạt động mới. Chúng đăng kí tên miền và bắt đầu mua chứng chỉ SSL từ các Cơ quan chứng nhận như: Comodo, EssentialSSL, Starfield, Register…, và công khai những trang giả mạo trong các tên miền này. Hiện nay, các đối tượng này đang tận dụng việc dễ dàng mua chứng chỉ SSL để chuẩn bị chiến dịch phát tán phần mềm độc hại bằng chữ kí số.
Các trang lừa đảo trong định dạng điện thoại di động
Bên cạnh đó, những kẻ lừa đảo cũng chuẩn bị các trang lừa đảo trong định dạng điện thoại di động, nhờ vậy các đối tượng này dễ dàng ăn cắp dữ liệu từ người sử dụng dù có nhấp chuột vào liên kết hay không. Chính vì vậy, ngay cả khi nhận được e-mail đến từ những phòng bán vé trực tuyến nổi tiếng thì người hâm mộ môn thể thao vua này cũng cần phải chứng minh tính xác thực của e-mail này.
Phần mềm độc hại bằng chữ kí số được các đối tượng phát tán
Trong thực tế tin tặc ở Brazil không phải là những người duy nhất đang khai thác những chủ đề của World Cup, các cuộc tấn công tương tự đang xuất hiện ở một vài nơi khác, trong những ngôn ngữ và mục tiêu khác nhau. Vì vậy, Kaspersky khuyến cáo người dân hãy cẩn trọng trước khi nhấp chuột, tránh để phần mềm độc hại xâm nhập tài khoản của mình.
Theo ANTĐ
Tin thầy thuốc, đừng tin Wikipedia!
Nhóm chuyên gia y tế Mỹ cảnh báo rằng từ điển bách khoa trực tuyến Wikipedia chứa đựng sai sót trong 9/10 mục tra cứu về sức khỏe và mọi người nên xem xét với sự thận trọng.
Trong khảo sát được công bố trên Tạp chí của Hội Xương học Mỹ, trưởng nhóm nghiên cứu TS Robert Hasty thuộc Học viện chuyên khoa xương Wallace, thuộc bang Bắc Carolina, cùng các cộng sự khắp nước Mỹ đã khảo sát nhiều công trình khoa học đăng báo trên 10 lĩnh vực sức khỏe có chi phí y tế cao nhất như bệnh xương khớp, tim mạch, ung thư phổi, trầm cảm, đái tháo đường ... rồi đối chiếu với nội dung trong Wikipedia.
Minh họa từ BBC
Các nhà khoa học phát hiện có đến 90% thông báo trong các mục từ của từ điển trực tuyến này trái ngược với những nghiên cứu y khoa mới nhất. Nhóm nghiên cứu cho rằng bản chất tiếp cận mở của Wikipedia dấy lên lo ngại về độ tin cậy của nó.
Trong khi đó, Wikipedia UK - chi nhánh của Wikipedia tại Anh - cũng cho rằng điều đầu tiên và quan trọng nhất mà những người lo ngại về sức khỏe của mình là nên tìm đến bác sĩ.
Tuy nhiên nhiều người ghi nhận đóng góp to lớn của Wikipedia do hiện có đến 70% thầy thuốc và sinh viên y khoa sử dụng công cụ này. Đây là từ điển bách khoa trực tuyến mang tính chất thiện nguyện lớn với 30 triệu mục nội dung bằng 285 ngôn ngữ.
Theo Người Lao Động/BBC
Mất tiền oan vì cài đặt ứng dụng ở những nơi không rõ nguồn gốc Việc cài đặt ứng dụng không từ những nguồn chính thống không chỉ gây ảnh hưởng đến thiết bị mà còn bí mật "rút ruột" túi tiền của người tiêu dùng. Một website giả mạo với thông tin luôn đề cập đến việc miễn phí. Một bạn đọc sống tại TP.HCM gửi phản ánh đến báo Dân trí về việc bị trừ tiền...