Lật lại vụ án người phóng hoả toà nhà Reichstag 90 năm trước
Năm 2023, nhân kỷ niệm 90 năm vụ hỏa hoạn Reichstag (1933-2023), nước Đức đã khai quật hài cốt của Marinus van der Lubbe, người đảng viên cộng sản Hà Lan bị buộc tội gây ra vụ hỏa hoạn.
Phòng Đại hội chính của Quốc hội Đức bị thiêu rụi trong biển lửa, cùng với nó là tàn tích các quyền tự do dân chủ của đế chế. Marinus van der Lubbe bị bắt ngay tại chỗ và sau đó bị kết án tử hình. Tại sao gần một thế kỷ sau, người Đức quyết định khai quật hài cốt của ông?
Đêm Berlin bốc lửa
Vào một đêm tháng Hai lạnh giá năm 1933, Reichstag, lúc đó là trụ sở của Quốc hội Đức, đã biến thành một địa ngục bốc cháy thực sự. Hàng trăm lính cứu hỏa và nhân viên cứu hộ đã lao vào đám cháy, ra sức dập tắt ngọn lửa đang hoành hành, nhưng điều đó xem ra không dễ.
Khi cảnh sát đến hiện trường đám cháy, phần lớn tòa nhà đã bị lửa thiêu rụi. Kiểm tra những căn phòng còn lại của Reichstag, cảnh sát bắt gặp một thanh niên không tìm cách chạy trốn và cho phép khám xét và bắt giữ.
Vụ hỏa hoạn Reichstag là “món quà quý” dành cho Hitler.
Người này là đảng viên cộng sản Hà Lan Marinus van der Lubbe, từng có kinh nghiệm hoạt động công đoàn và có liên hệ với các nhà tư tưởng “cánh tả” vốn mâu thuẫn với Đảng Quốc xã do Hitler đứng đầu, vừa lên nắm quyền một tháng trước khi xảy ra sự kiện này.
Sau khi bị bắt, Marinus đã cung cấp bằng chứng, thừa nhận hành vi đốt nhà. Anh ta khai đã hành động một mình, nhưng do cuộc điều tra kéo dài gần một năm, một số người nữa đã bị bắt vì nghi ngờ hợp tác với anh chàng Hà Lan.
Đầu năm 1934, diễn ra phiên tòa xét xử Marinus, với tội danh đốt nhà và phản quốc, anh ta bị kết án tử hình, và bản án được thi hành ngày 10/1/1934. Các nghi phạm khác không bị buộc tội. Họ được xử trắng án và hầu hết bị trục xuất sang Liên Xô.
Marinus van der Lubbe là ai?
Marinus van der Lubbe sinh năm 1909 ra tại thành phố Leiden của Hà Lan. Do bố mẹ mất sớm, anh được một bà dì nuôi dưỡng và trải qua tuổi thơ trong cảnh nghèo khó cùng cực.
Sau khi tốt nghiệp trường phổ thông, Marinus làm thợ hồ, nhưng một tai nạn lao động (xi măng rơi vào mắt tại công trường xây dựng) đã cướp đi thị lực của anh. Từ đó, Marinus không thể làm việc và sống bằng một khoản tiền trợ cấp tàn tật nhỏ.
Thời niên thiếu, Marinus bắt đầu quan tâm đến chính trị, tìm hiểu chủ nghĩa Mác rồi gia nhập Đảng Cộng sản Hà Lan và làm bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản ở Leiden. Nhờ tham gia các cuộc đình công và biểu tình chính trị, Marinus sớm trở thành nhân vật nổi tiếng trong giới trẻ có tư tưởng tiến bộ.
Trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 11/1932, khi Đảng Cộng sản Đức giành được 100 ghế trong Quốc hội so với 196 ghế của Đảng Quốc xã, Marinus cho rằng nước Đức đang đứng trước một cuộc cách mạng. Quyết định tham gia tích cực vào quá trình này, anh đến Berlin, nhưng thất vọng khi thấy Đảng Cộng sản không tích cực chống lại sự cai trị của Hitler. Bằng việc phóng hỏa tòa nhà Reichstag, anh quyết tâm thực hiện hành động phản đối chế độ Hitler nhằm thôi thúc giai cấp công nhân đấu tranh chống lại sự đàn áp của nó.
Trong các cuộc thẩm vấn, Marinus thừa nhận đã phóng hỏa Reichstag, đồng thời nói rằng anh ta hành động đơn độc, theo tiếng gọi của trái tim mình và không có quan hệ gì với Đảng Cộng sản Đức hay Đảng Dân chủ Xã hội.
Marinus van der Lubbe tại phiên tòa.
Hitler được hưởng lợi gì từ vụ hoả hoạn Reichstag?
Phiên tòa xét xử Marius van der Lubbe bị chính trị hóa cao độ, và ban lãnh đạo Đức Quốc xã vớ lấy sự cố này, coi nó là bằng chứng về âm mưu lật đổ chính phủ của những người Cộng sản. Vì vậy, hành vi đốt nhà bị coi là phản quốc vì lý do chính trị.
Tháng 1/1933, khi lên nắm quyền, Đức Quốc xã không chiếm được đa số, nghĩa là quyền lực để tạo ra sự thay đổi bị hạn chế. Sau vụ hỏa hoạn Reichstag, tình hình bắt đầu thay đổi nhanh chóng, xuất hiện cơ hội tước bỏ tính hợp pháp của hệ thống dân chủ và loại bỏ hoàn toàn bất kỳ phe đối lập nào cản trở Đảng Quốc xã thâu tóm toàn bộ quyền lực.
Đối với Hitler, đây là lý do hoàn hảo để bắt đầu tổ chức lại hệ thống pháp luật Đức và củng cố quyền lực theo những cách mới chưa từng có. Một trong những sắc lệnh có ảnh hưởng nhất là sắc lệnh thành lập Tòa án Nhân dân. Về sau, cơ quan này đã trở thành một công cụ đàn áp quyền tự do ngôn luận, truy nã chính trị và đe dọa, đồng thời tuyên nhiều bản án tử hình. Đức Quốc xã đã sử dụng nó để loại bỏ các mối đe dọa tiềm ẩn đối với chế độ của mình.
Điều này cho phép Hitler thông qua các đạo luật mà không cần sự chấp thuận của Reichstag và về thực chất đã phá hủy hoàn toàn cấu trúc dân chủ của Cộng hòa Weimar. Với những quyền lực mới này, Hitler đã có thể thực hiện những thay đổi lập pháp triệt để hơn nữa để mở đường cho sự cai trị độc tài của y.
Những tin đồn sau vụ hoả hoạn
Hitler biết rằng ngoài quyền lực chính trị, y cần sự ủng hộ của người dân. Vì vậy, y đã sử dụng vụ hỏa hoạn Reichstag để tăng cường tuyên truyền chống cộng của Đức Quốc xã, mô tả sự kiện này như một phần của âm mưu lớn hơn của những người Cộng sản. Câu chuyện này đã kích thích tư tưởng chống Cộng của người dân Đức và biện minh cho sự truy nã gắt gao những người Cộng sản và những kẻ thù khác của quốc gia.
Tuy nhiên, sau vụ hành quyết Marinus van der Lubbe, mọi người bắt đầu dè dặt nghi ngờ rằng vụ hỏa hoạn Reichstag chỉ là sự che đậy. Tin đồn bắt đầu lan truyền ở Berlin rằng vụ hỏa hoạn là do Đức Quốc xã gây ra, còn Marinus van der Lubbe chỉ là “vật tế thần”. Trên thực tế, những tiếng nói này không bao giờ lắng xuống, nhưng chỉ sau khi Đức Quốc xã sụp đổ, giả thuyết xuất hiện lúc bấy giờ mới bắt đầu được bàn luận một cách công khai.
Dần dần, đã xuất hiện những bằng chứng và tài liệu thách thức giả thuyết chính thức. Hans-Martin Lennings, thành viên của một trong những nhóm bán quân sự có mặt tại hiện trường vụ cháy đêm hôm đó, tuyên bố rằng chính họ đã đưa Marinus van der Lubbe đến Reichstag chỉ để ngụy trang cho những thủ phạm thực sự của hành động này.
Hơn nữa, Lennings nói rằng ông ta và nhóm của mình phản đối việc bắt giữ van der Lubbe, vì theo quan sát của họ, anh ta không thể là kẻ đốt nhà. Theo Lennings, nhóm của họ đã bị bắt giữ và buộc phải cam kết không tiết lộ bất kỳ thông tin nào, nếu muốn sống.
Lennings không phải là người duy nhất phản đối các tuyên bố của Đức Quốc xã. Tại phiên tòa ở Nuremberg, viên tướng Đức Franz Halder tuyên bố rằng vụ hỏa hoạn Reichstag là một chiến dịch đặc biệt của Đức Quốc xã.
Hầu hết các nhà sử học đương đại đều nhất trí rằng vụ hỏa hoạn không phải do Đức Quốc xã gây ra. Marinus van der Lubbe tự nguyện thừa nhận điều đó, anh ta có động cơ và trong lời khai không có dấu hiệu cưỡng bức. Tuy nhiên, vụ hỏa hoạn Reichstag đã tiếp tay cho Hitler và trở thành một trong những vụ đốt nhà có chủ đích đã đi vào lịch sử.
Tòa nhà Reichstag sau vụ hỏa hoạn.
Tại sao hài cốt Marinus van der Lubbe bị khai quật ?
Thi thể Marinus van der Lubbe bị chặt đầu và ném vào một ngôi mộ vô danh ở nghĩa trang phía Nam thành phố Leipzig. Tất cả tài liệu về vụ án này đã được giải mật từ lâu và hàng chục năm nay nằm công khai tại Cục Lưu trữ liên bang Đức. “Các tài liệu điều tra xác nhận rằng tất cả những lời khai của van der Lubbe đều được các nhân chứng độc lập và bằng chứng gián tiếp ủng hộ”, – Báo “Die Welt” nhận xét.
Mặc dù bọn Đức Quốc xã đã sử dụng vụ hỏa hoan Reichstag cho mục đích của mình, nhưng chúng không chính thức tham gia vào hành động khiêu khích này – đây là giả thuyết chính thức mà hầu hết các nhà sử học vẫn tiếp tục ủng hộ thậm chí 90 năm sau. Tuy nhiên, hiện nay nó có thể bị lung lay. Điều gì sẽ xảy ra nếu Đức Quốc xã sử dụng anh chàng người Hà Lan ngây thơ trong trò chơi xảo quyệt của chúng? Việc “điều tra thi thể” nạn nhân do các chuyên gia pháp y tiến hành sẽ đóng vai trò hỗ trợ đối với các nhà sử học.
Theo tạp chí “Der Spiegel”, việc khai quật hài cốt được thực hiện bởi Hội Tưởng niệm Paul Benndorff, một tổ chức có liên quan đến việc bảo tồn các ngôi mộ ở Leipzig. Bác sĩ Karsten Babian đã chứng kiến việc đưa ra khỏi mộ một thi thể “với đốt sống cổ bị tách rời”. Hầu như không còn nghi ngờ gì nữa, nó thuộc về người Hà Lan bị hành quyết. Bây giờ có thể ghi tên anh ta trên bia mộ.
Đức Quốc xã có sử dụng “huyết thanh sự thật” không ?
Một cuộc thử nghiệm độc tính được thực hiện bởi Bệnh viện Đại học Leipzig. Các nhà khoa học hy vọng tìm thấy trong hài cốt dấu vết của scopolamine, một loại alkaloid tự nhiên thường được gọi là “huyết thanh sự thật”. Không loại trừ là Đức Quốc xã đã đánh thuốc mê để anh ta tự nhận mọi trách nhiệm và không phản bội đồng bọn trong số các đảng viên Quốc xã. Rõ ràng là lúc bấy giờ chúng không dám dùng các hình thức tra tấn thẳng thừng. Giả thuyết này được hỗ trợ bởi “hành vi thờ ơ đáng ngờ của bị cáo trong suốt phiên tòa”. Hơn nữa, van der Lubbe thường hay có tính bột phát và “tâm lý bất ổn”.
Làm sao một thanh niên thị lực kém, gần như bị mù, không được tiếp cận với nội thất của Reichstag, lại chỉ có hai chiếc bật lửa đá, có thể biến toàn bộ Phòng Đại hội chính thành đống tro tàn? -phóng viên báo “The Guardian” đặt câu hỏi?
Mười năm trước, nhà sử học người Mỹ Benjamin Carter Hett đã phát hiện ra kết luận của một chuyên gia pháp y trong các tài liệu lưu trữ liên quan đến phiên tòa năm 1933. Ông ta khẳng định rằng vụ hỏa hoạn Reichstag “là một vụ đốt nhà có sử dụng chất xúc tác lỏng, được lập kế hoạch cẩn thận”.
Marinus van der Lubbe không thể đốt cháy Phòng Đại hội chính trong vòng 15-20 phút. Để làm được điều đó anh ta cần máy tăng tốc cacbon – giáo sư Hett nói với “The Guardian”.
Theo giả thuyết của chuyên gia này, vụ hỏa hoạn được tổ chức bởi một nhóm bán quân sự Sturmabteilubg (SA) của Đức Quốc xã, lực lượng này vào năm 1933 vẫn chưa nằm dưới sự kiểm soát của giới lãnh đạo chính trị. Hiện vẫn chưa rõ làm thế nào mà những người này thu phục được một đảng viên Cộng sản cuồng tín. Tuy nhiên, người ta biết rằng một thời gian dài Marinus van der Lubbe hay qua lại với các đảng viên Quốc xã, thậm chí còn có quan hệ thân thiết với tham mưu trưởng của SA Ernst Rhm. Có lẽ câu trả lời nằm ở đây.
Ông Trump phủ nhận học theo Hitler
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông chưa bao giờ đọc cuốn tự truyện 'Mein Kampf' của Adolf Hitler, sau khi bị chỉ trích gay gắt vì thái độ bài xích người nhập cư mà một số ý kiến cho là bắt nguồn từ tư tưởng của Đức Quốc xã.
"Mein Kampf" (Đời đấu tranh của tôi) là cuốn tự truyện của Hitler, nhà lãnh đạo Đức Quốc xã trong giai đoạn 1933-1945, kể lại quá trình trùm phát xít này trở thành một người chống Do Thái kịch liệt, cũng như trình bày tư tưởng và cương lĩnh của ông về Đế chế Đức (tức Đức Quốc xã) một khi ông lên nắm quyền. Cuốn sách từng bị gọi là ấn phẩm nguy hiểm nhất thế giới vì những tư tưởng mà Hitler gieo rắc, và bị cấm tại một số quốc gia.
"Tôi chưa bao giờ đọc Mein Kampf", ông Trump cho biết trong một cuộc vận động tranh cử ở bang Iowa của Mỹ vào tối 19.12, theo AFP. Tuy nhiên, tổng thống thứ 45 của Mỹ vẫn tiếp tục có những lời lẽ mang tính bài xích và xúc phạm người nhập cư ở quốc gia này.
"Đúng là họ đang hủy hoại dòng máu đất nước chúng ta. Đó là những gì họ đang làm - họ đang hủy hoại đất nước chúng ta", ông Trump nói với đám đông.
Ông Trump muốn định hình lại hoàn toàn chính sách đối ngoại của Mỹ?
Ông Trump, 77 tuổi, đã có phát biểu tương tự vào cuối tuần qua, làm dấy lên làn sóng chỉ trích. Một phát ngôn viên của Nhà Trắng cáo buộc ông "lặp lại những lời lẽ méo mó của những kẻ phát xít và những kẻ bạo lực theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng".
Tháng trước, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden, người đã đánh bại ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2020 và có thể đối đầu với ông một lần nữa vào năm 2024, đã cáo buộc người tiền nhiệm sử dụng ngôn từ của Hitler khi gọi các đối thủ chính trị là "sâu bọ".
Ông Trump tại Iowa hôm 19.12. Ảnh REUTERS
Song ông Trump phủ nhận những cáo buộc như vậy trong sự kiện ở Iowa, đồng thời cho rằng Hitler đã sử dụng những từ ngữ đó "theo cách rất khác".
Một tài khoản chiến dịch tranh cử của ông Biden trên X (trước đây là Twitter) hôm 20.12 đã đăng tải hình ảnh đặt cạnh nhau ba phát ngôn của ông Trump và những lời lẽ của Hitler.
"Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên", bài đăng cho hay.
Phát ngôn của ông Trump đã khiến ứng viên nặng ký của đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 rơi vào tình thế khó xử. Thượng nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa Mitch McConnell đã công khai lên án những lời lẽ của cựu tổng thống.
Tài liệu tuyệt mật liên quan Nga 'biến mất' khi ông Trump rời Nhà Trắng
Vào năm 2015, trong chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng, ông Trump từng nói rằng một số người nhập cư vào Mỹ từ Mexico đã "mang theo tội ác" và là "những kẻ hiếp dâm". Sau đó, ông đưa ra cam kết xây một bức tường khổng lồ dọc biên giới phía nam nước Mỹ để ngăn chặn dòng người di cư.
Liên minh tình báo chống Đức Quốc xã ở Afghanistan Việc phát xít Đức tấn công Liên Xô đã đưa vấn đề thành lập một liên minh chống Hitler lên chương trình nghị sự. Sau các cuộc đàm phán giữa phái đoàn chính phủ Liên Xô và Anh, ngày 12/7/1941, hai bên đã ký kết thỏa thuận về những hành động chung và sự giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc chiến chống Đức...