Lập trình viên tố Microsoft nói dối về việc theo dõi người dùng WP7
Một lập trình viên mới đây đưa ra những chứng cứ mới cho thấy thiết bị chạy Windows Phone (WP) có thể tự động thu thập và truyền thông tin địa điểm về server của Microsoft mà không cần thông qua bước cấp phép của người dùng. Thông tin này xuất hiện không lâu sau khi Microsoft khẳng định với Hạ Viện Mỹ rằng WP không thu thập trái phép dữ liệu địa điểm của người dùng.
Microsoft cho biết các điện thoại chạy WP khi tiến hành thu thập và truyền tải dữ liệu sẽ “xin phép” người dùng, và phải được họ chấp nhận thì quá trình mới được thực hiện. Tuy nhiên, Rafael Rivera, một nhà phát triển phần mềm cho Windows Phone, lại không nghĩ như vậy. Anh đã tự mình thử nghiệm với một sản phẩm thương mại ngẫu nhiên (đã được đưa về trạng thái mới xuất xưởng), và bất ngờ với những gì mình phát hiện được.
“Theo Samy Kamkar (một chuyên gia về an ninh, người đã nghiên cứu và thông báo về việc theo dõi địa điểm trên WP), chỉ cần mở ứng dụng chụp hình là sẽ thấy ngay quá trình thu thập trái phép, vì thế tôi đã tự mình thử nghiệm xem sao”, Rafael viết trên blog của anh. Trước đây, chính Rafael đã từng phản bác những kết luận mà Samy đã đưa ra. “Sau khi bật ứng dụng, Fiddler phát hiện ra những dữ liệu được truyền tải hai chiều giữa thiết bị và server của Microsoft, đúng với những gì mà Samy đã công bố”.
Video đang HOT
Những phát hiện của Rafael hoàn toàn trái ngược với phát biểu của Microsoft: “Microsoft không thu thập những thông tin có thể giúp xác định vị trí của một thiết bị, trừ khi người dùng cho phép ứng dụng thực hiện công việc đó…. Microsoft chỉ thu thập thông tin nhằm giúp xác định vị trí tương đối của một thiết bị khi (a) người dùng cấp phép cho việc thu thập dữ liệu, và (b) bản thân ứng dụng đó đòi hỏi phải có dữ liệu về địa điểm”. Microsoft không trực tiếp bình luận về những phát hiện của Rafael, nhưng một người phát ngôn của hãng đã gửi cho BGR một e-mail vẫn với nội dung như đã từng thông báo trước đây:
Microsoft đang tiến hành điều tra về vụ việc này. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư của người dùng. Mục tiêu của chúng tôi vẫn là cung cấp cho khách hàng quyền kiểm soát những thông tin về địa điểm, và nền tảng WP được phát triển trên cơ sở phương châm ấy. Chúng tôi không lưu trữ bất kỳ dữ liệu có tính chất định danh nào được truyền từ ứng dụng chụp hình và những ứng dụng khác, vì thế những thông tin được thu thập không thể kết hợp để giúp xác định cụ thể một thiết bị hay một người dùng. Tất cả những dữ liệu thu được từ máy ảnh của điện thoại WP không thể giúp Microsoft xác định hoặc theo dõi hoạt động của một cá nhân.
Theo ICTnew
Facebook thừa nhận theo dõi người dùng
Giám đốc kĩ thuật của Facebook thừa nhận thu thập thông tin từ người dùng ngay cả khi họ đã thoát tài khoản.
Cuối tuần trước, một chuyên gia công nghệ có tên Nik Cubrilovic đã đưa ra những tài liệu chứng minh mạng xã hội Facebook theo dõi người dùng ngay cả khi họ đã thoát (log out) tài khoản. Cubrilovic cho biết:
ngay cả khi bạn log-out khỏi Facebook, mạng xã hội này vẫn theo dõi mọi website bạn ghé thăm. Giải pháp duy nhất là bạn phải xóa hết mọi cookie (một tập tin máy chủ của website cài vào máy để lưu lại các hoạt động của người dùng trên website đó) Facebook trong trình duyệt hoặc sử dụng một trình duyệt riêng để dùng mạng xã hội này
Facebook: chúng tôi theo dõi bạn, nhưng hãy tin tưởng chúng tôi.?
Theo Cubrilovic, khi bạn đăng nhập vào Facebook hoặc thậm chí chỉ là truy cập Facebook.com, Facebook sẽ cài một dạng file có tên cookies trên máy tính của bạn. Một trong số những cookies này vẫn lưu lại trên máy dù người dùng thoát (log out) tài khoản Facebook của họ. Sau đó, bất cứ khi nào bạn truy cập vào một website có kết nối với Facebook, chẳng hạn những trang web có nút Like, cookies của Facebook lưu trong máy sẽ theo dõi nhật kí duyệt web của người dùng và gửi về máy chủ của Facebook.
Arturo Bejar - giám đốc kĩ thuật của Facebook thừa nhận thông tin trên và giải thích điều này là do cách thức làm việc của nút "Like". Các cookie liên kết với Facebook.com sẽ tự động thu thập thông tin khi bạn bấm nút "Like". Tuy nhiên, ông này cho biết các thông tin bị xóa ngay sau đó. Một người phát ngôn khác của Facebook cho biết họ không sử dụng thông tin của người dùng nhằm mục đích quảng cáo.
Giải thích cho việc lưu cookie trong máy tính của người dùng, Facebook cho biết việc làm này nhằm tránh spam, đồng thời giúp người dùng không phải thực hiện các bước xác minh tài khoản mỗi lần đăng nhập. Khi một người đăng nhập vào Facebook từ máy tính lạ, Facebook sẽ yêu cầu người dùng trải qua các bước xác minh thông tin để tránh trường hợp ăn cắp tài khoản. Cookie sẽ cho phép người dùng bỏ qua các bước này khi họ đăng nhập từ chiếc máy tính quen thuộc của mình.
Giám đốc kĩ thuật của Facebook cho biết họ "đang tìm cách khắc phục tình trạng này" nhưng việc khắc phục sẽ mất một thời gian. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên nút "Like" bị "kết án" theo dõi người dùng. Bắt đầu từ hồi tháng 5, mạng xã hội này đã bị kết tội theo dõi lịch sử duyệt web của bất cứ ai ghé thăm Facebook cho dù người dùng đã đóng trình duyệt và tắt máy tính.
Theo ICTnew
Facebook dính nghi án theo dõi người dùng Một hacker người Úc có tên Nik Cubrilovic vừa tuyên bố rằng, Facebook hiện đang theo dõi người dùng dù họ đã thoát khỏi hệ thống. Theo lời hacker này, khi người dùng đăng xuất khỏi Facebook, thực tế mới chỉ thoát quyền chủ tài khoản khỏi ứng dụng web, vì một số Cookie (bao gồm cả số tài khoản của bạn) vẫn...