Lập trình viên 32 tuổi đột nhiên bị buồn nôn, nói lắp rồi nhồi máu não cấp tính, nguyên nhân chỉ vì mê… tẩm quất massage
Mới đây, Bệnh viện Zhongda thuộc Đại học Đông Nam (Trung Quốc) đã tiếp nhận một bệnh nhân suýt mất mạng vì nhồi máu não cấp tính do thói quen thích đi mát xa.
Ngày nay, cuộc sống của con người dần gắn liền với các thiết bị điện tử, đặc biệt là với những người phải làm việc với chúng trong thời gian dài, rất dễ bị đau mỏi cột sống cổ. Do đó, tẩm quất mát xa nghiễn nhiên trở thành một phương pháp giúp nhiều người thư giãn, thả lỏng gân cốt sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, đôi khi thú vui này cũng có thể đem đến những nguy hại nhất định cho sức khỏe nếu không được chú ý.
Tờ Kknews của Trung Quốc ngày 17/1 dẫn tin một trường hợp bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh như thế. Tiểu Lý năm nay 32 tuổi, là một lập trình viên, do yêu cầu công việc thường xuyên phải ngồi trước bàn làm việc máy tính nên anh hay gặp phải các cơn nhức mỏi ở cổ, vai gáy. Để giải quyết vấn đề này, Tiểu Lý không biết từ lúc nào đã “say đắm” những buổi tẩm quất, mát xa.
Ảnh minh họa.
Dù vậy, sau sự việc lần này có lẽ anh sẽ sợ đến suốt đời. Không lâu sau lần đi mát xa gần nhất, Tiểu Lý đột nhiên cảm thấy buồn nôn và nôn thốc nôn tháo, đi đứng không vững, miệng bị nói lắp. Sau khi được đồng nghiệp phát hiện và nhanh chóng đưa đến bệnh viện, các bác sĩ chưa kịp kiểm tra thì phát hiện anh bị nhồi máu não cấp tính và ngay lập tức được chuyển đi cấp cứu.
Zhao Guofeng, bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật can thiệp và mạch máu tại Bệnh viện Zhongda thuộc Đại học Đông Nam, người trực tiếp ca bệnh của Tiểu Lý cho biết bệnh nhân đã bị vẹo đầu khi được xoa bóp cổ.
Việc tác động mạnh vào vùng cổ có thể làm tổn thương động mạch cảnh và gây nhồi máu não do thiếu máu cục bộ.
Bóc tách động mạch cảnh chủ yếu bao gồm bóc tách động mạch cổ trong và bóc tách động mạch đốt sống. Việc xoa bóp không chuyên nghiệp làm tổn thương động mạch cảnh, khiến mạch máu nuôi dưỡng trong thành động mạch bị vỡ. Điều này sẽ tạo thành máu tụ giữa màng cứng, chèn ép khoang mạch và gây hẹp mạch máu nặng dẫn đến máu não cung cấp không đủ và gây nhồi máu não do thiếu máu cục bộ.
Video đang HOT
May mắn thay, sau khi được giải cứu kịp thời, Tiểu Lý cuối cùng đã thoát khỏi nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ Zhao Guofeng, chuyên khoa Phẫu thuật can thiệp và mạch máu tại Bệnh viện Zhongda thuộc Đại học Đông Nam (Trung Quốc) chia sẻ về trường hợp của Tiểu Lý.
Theo bác sĩ Zhao, việc xoa bóp mạnh dù có thể làm giảm cảm giác khó chịu, đau nhức nhưng nó lại làm tổn thương động mạch cảnh và gây nhồi máu não do thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, các động tác kéo, vặn, bóp cổ… của việc tẩm quất, mát xa mạnh tay cũng có thể gây bóc tách động mạch cảnh.
Do đó, ông nhắc nhở mọi người nên tránh tác động lực quá mạnh vào cổ khi xoa bóp, nếu thấy các triệu chứng như méo miệng, nói lắp, khó cử động một chi sau khi xoa bóp thì phải kịp thời đến bệnh viện. Sau 30 tuổi, nếu xuất hiện các triệu chứng như mỏi vai gáy, đau đầu, chóng mặt thì không nên mù quáng sử dụng thuốc hay nhờ đến xoa bóp để giảm đau mà nên đến bệnh viện để khám và điều trị hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ.
Nhiều bệnh nhân chảy máu não vì trời rét đậm
Những ngày rét đậm, số bệnh nhân đột quỵ chảy máu não tăng 10-20%, rất nhiều trường hợp nặng.
TS Đào Việt Phương, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, liên tiếp những ngày gần đây, trung bình mỗi ngày trung tâm tiếp nhận 35-40 bệnh nhân bị đột quỵ. Trong đó số bệnh nhân nặng tăng lên, riêng nhóm chảy máu não tăng 10-20%.
TS Phương lý giải, trời rét là yếu tố thúc đẩy nguy cơ bị đột quỵ. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách nâng huyết áp lên, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng huyết áp kịch phát 230/130 mmHg.
Bệnh nhân đột quỵ được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu
Tăng huyết áp là căn nguyên gây ra 80% ca đột quỵ tại Việt Nam. Theo các nghiên cứu, chỉ cần giảm mỗi 2 mmHg huyết áp sẽ giúp giảm 10% tử vong do đột quỵ. Nếu đưa huyết áp về mức tối ưu 120/80 mmHg sẽ phòng ngừa được biến chứng đột quỵ ở hầu hết các trường hợp.
Tăng huyết áp lâu ngày sẽ làm tăng xơ vữa động mạch, hình thành các cục máu đông, dễ gây nhồi máu não. Ngoài ra, tăng huyết áp cũng làm tăng áp lực các động mạch não khiến các mạch máu dễ vỡ, gây đột quỵ chảy máu não.
Trời rét cũng khiến nhiều người dân có xu hướng ăn mặn hơn, ăn nhiều dầu mỡ hơn trong khi giảm vận động...
"Nguy hiểm nhất là khi trời rét, các bệnh nhân tăng huyết áp lười uống thuốc, hết thuốc nhưng ngại đi khám lại khiến huyết áp không thể kiểm soát", TS Phương nhấn mạnh.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có trên 200.000 ca bị đột quỵ và tiếp tục tăng khoảng 2% sau mỗi năm, tuy nhiên người dân chưa thực sự có kiến thức về đột quỵ và các biện pháp dự phòng, sơ cứu.
"Chúng tôi luôn mơ ước bệnh nhân đến viện trước 3 giờ kể từ khi khởi phát nhưng cực kỳ khó, chỉ có một số ít ca bệnh ở Hà Nội, còn lại hầu hết đều đến muộn. Nhiều trường hợp nhập viện sau 2-3 ngày, khi đó điều trị rất khó khăn, khả năng hồi phục hạn chế", TS Phương nói.
Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian là não. Nếu bệnh nhân nhồi máu não đến viện trước 4,5 giờ có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết, nếu trước 6 giờ có thể lấy huyết khối. Theo thống kê, nếu dùng tiêu sợi huyết trong 90 phút đầu tiên, cứ 4-5 bệnh nhân sẽ có 1 người hồi phục hoàn toàn.
TS.BS Đào Việt Phương
Với bệnh nhân xuất huyết não, khi đến sớm sẽ được kiểm soát huyết áp, giảm di chứng sau đột quỵ khá nhiều.
Theo TS Phương, có 3 nguyên nhân chính khiến người bệnh đột quỵ đến viện muộn:
Thứ nhất , do bản thân người bệnh, người nhà không nhận thức được những dấu hiệu của đột quỵ, thường nghĩ bị cảm.
Thứ hai , nhiều trường hợp biết bị đột quỵ nhưng cho rằng cần phải nằm một chỗ, không di chuyển nên "cố thủ" ở nhà. Nhiều trường hợp nằm mãi không đỡ mới đến viện, khi đó bác sĩ không thể can thiệp được gì.
Thứ ba , người dân chưa có thói quen gọi 115 để hỗ trợ trước khi đến viện. Nhiều gia đình ở rất xa vẫn đưa tới Hà Nội làm mất thời gian vàng trong khi Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện chương trình tiêu huyết khối tới 27 tỉnh, thành, nhiều bệnh viện tuyến huyện cũng đã làm được.
Việc gọi cấp cứu sẽ giúp gia đình được tư vấn, hỗ trợ giai đoạn đầu, được hướng dẫn vận chuyển bệnh nhân an toàn nếu xe cấp cứu ở xa.
Để phát hiện sớm đột quỵ, TS Phương lưu ý 5 dấu hiệu:
- Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể).
- Đột ngột mất ngôn ngữ, giọng bị méo hoặc nói khó.
- Thị lực một bên đột ngột bị mất.
- Đau đầu dữ dội.
- Cơ thể mất thăng bằng, chóng mặt.
Nếu ai có bất cứ triệu chứng nào như trên, thậm chí không rõ ràng, ngay lập tức gọi cấp cứu 115, vận chuyển người bệnh an toàn tới bệnh viện gần nhất.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh huyết áp thấp Huyết áp thấp là những người thường có tình trạng huyết áp thấp hơn 90/60mmHg, với người bình thường, trị số huyết áp thường là 120/80mmHg (đây là trị số giữa huyết áp tâm thu/tâm trương). Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn Những người bị huyết áp thấp thường có những biểu hiện như: mệt mỏi, thiếu tập trung, đau đầu, nhịp thở nhanh nông, mờ...