Lập tòa vụ MH17: Nga có lý khi dùng quyền phủ quyết?
Nga đã phủ quyết nghị quyết của HĐBA LHQ về lập tòa án xử vụ MH17. Đằng sau việc này có những khuất tất gì? Tại sao Nga làm như vậy?
Vì sao Nga phủ quyết nghị quyết của HĐBA LHQ?
Vừa qua, Nga đã phản đối nghị quyết của Liên Hợp Quốc về việc thành lập một Tòa án quốc tế để xét xử những thủ phạm bắn rơi chiếc máy bay Boeing 777/chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia, trên bầu trời Donetsk, miền đông Ukraine vào ngày 17-7-2014.
Nghị quyết này do Malaysia soạn thảo và trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nó đã nhận được 11 phiếu thuận, 3 nước bỏ phiếu trắng là Trung Quốc, Angola và Venezuela. Sau đó Nga đã sử dụng quyền của Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc để phủ quyết, khiến nghị quyết không được thông qua.
Tại sao Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết tai Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về viêc thành lập tòa án quốc tế điều tra vụ tai nạn Boeing Malaysia trên bâu trơi Ukraine và liêu phiên tòa như vây có khả năng đươc tổ chức thông qua Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hay không?
Tiên si Luât hoc Alexander Domrin, Giáo sư Đai hoc Trường Kinh tế câp cao đa cho biêt vê nhưng câu hoi nay. Ông cho rằng, “Tribunal là môt tòa án khân câp, một hình thức trưng phat tư phap đặc biệt”, nhưng trong trường hợp này thì nó không khách quan và trung thực.
Vao luc chưa kêt thuc cuôc điều tra và chưa có kết luận về thủ phạm, ngươi ta lai đê nghi lâp tòa án trước khi co kêt qua điều tra. Xet từ quan điểm thủ tục tô tung thi điều này là vô nghĩa – Giao sư Domrin giải thích trong cuộc phỏng vấn cua đài Kommersant FM.
Video đang HOT
Nga cho rằng, dù thế nào thì Kiev cũng có tội trong vụ MH17
Ông Domrin thừa nhận rằng, lập trường của Nga về dư thao nghi quyêt có nhưng điểm yếu, nhưng không thê vi vây ma phu nhân tính hợp pháp trong các động thai của Liên bang Nga, khi cuộc điều tra do Ủy ban an toàn Hà Lan tiến hành đến tháng 10 mới có kết luận chính thức.
Vị tiến sĩ luật của Nga khẳng định: “ Quyền phủ quyết la chủ quyền, ơ đây không co gi bât thường, không có gì đặc biệt, đo la điêm thư nhât. Thứ hai, tòa án quôc tê là kiêu này là môt cuôc xet xư không nỗ lực tìm kiêm ma nhăm chỉ định bi cao co tôi trước ca khi cuôc điều tra kết thúc”.
Ông nhắc lại cuộc phỏng vấn Đại sứ Hoa Kỳ John Tefft (nhậm chức ở Nga tháng 9-2014) tưng chiêm tron ca một trang trên các tờ báo lớn thế giới, ngày 8-7 vừa qua.
Đươc phóng viên đăt hai lần câu hỏi liên quan đên tham hoa Boeing cua Malaysia, ông John Tefft đêu noi, “…chúng tôi biết rằng Nga chịu trách nhiệm vê viêc may bay rơi”. Điều này co nghia là họ đã biết ca, dù cuôc điều tra chưa kêt thuc” – ông Domrin noi.
Thậm chí là ngay sau khi MH17 vừa bị bắn rơi, Mỹ, châu Âu và Ukraine đã lập tức “chỉ định” phe ly khai Donbass vào chiếc ghế “bị cáo” và Nga có dính dáng vào vụ việc đó nên được gọi là “đồng phạm”.
MH17 vừa bị bắn rơi, phương Tây đã đặt phe ly khai và Nga vào ghế “bị cáo”
Việc áp đặt ý kiến chủ quan là điều tối kỵ trong quá trình điều tra, thế nhưng phương Tây luôn chủ động sử dụng các phương tiện truyền thông để định hướng thông tin rằng, Nga và phe ly khai là thủ phạm bắn rơi MH17.
Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, người ta sẽ chỉ chăm chăm tìm ra những yếu tố có mặt phe ly khai mà “bỏ quên”, thậm chí là “tẩu tán” những tang vật liên quan đến thủ phạm thực sự của vụ án.
Đó có phải là việc điều tra, khách quan và trung thực không? Điều này hẳn những người có quan điểm trung lập sẽ nhìn rõ.
Nếu không giải đáp được những nghi vấn, kết quả điều tra sẽ vô nghĩa
Sau khi Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết, một số nước như Australia, Hà Lan, Malaysia, Bỉ và Ukraine bắt đầu tuyên bố rằng, họ sẽ tìm cách thành lập tòa án thông qua cac giai phap khác, trong đo co qua Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Giao sư Domrin giải thích rằng, điều này là không thể bởi “Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hơp quôc chỉ mang tinh chât khuyến nghị, điêu nay không thê áp đặt bât cư nghĩa vụ nao”.
Hơn nữa, đằng sau vụ án này có những khuất tất mà không người tỉnh táo nào lại không đặt câu hỏi nghi vấn.
Theo_Báo Đất Việt
LHQ có thể sớm thông qua nghị quyết về I-ran
* Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận giữa I-ran và Nhóm P5 1
Hãng Roi-tơdẫn lời các nhà ngoại giao cho biết, nhiều khả năng trong tuần tới, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) sẽ thông qua dự thảo nghị quyết về thỏa thuận hạt nhân I-ran, sau khi I-ran và Nhóm P5 1 đạt được thỏa thuận lịch sử này. Thỏa thuận mới sẽ chính thức có hiệu lực sau 90 ngày kể từ khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết chấp thuận. Mỹ đã trình dự thảo nghị quyết về thỏa thuận hạt nhân I-ran lên Hội đồng Bảo an LHQ, đề nghị Hội đồng thông qua văn bản này, với một số điều khoản nhằm từng bước dỡ bỏ cấm vận đối với I-ran khi Tê-hê-ran thực hiện những bước đi bảo đảm không chế tạo bom hạt nhân.
Người dân I-ran mừng thỏa thuận hạt nhân mới đạt được
* Theo Roi-tơvà TTXVN, chính quyền của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã đồng loạt mở chiến dịch vận động các nhà lập pháp ủng hộ thỏa thuận lịch sử về chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran giữa I-ran và Nhóm P5 1. Tổng thống Ô-ba-ma khẳng định, thỏa thuận mới này là cách tốt nhất để tránh được một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân và một cuộc chiến tranh mới ở khu vực Trung Đông. Trong khi đó, Phó Tổng thống G.Baiđơn nêu rõ, thỏa thuận vừa ký không có điều khoản nào loại bỏ các phương án của Mỹ, kể cả các biện pháp quân sự, trong trường hợp I-ran vi phạm thỏa thuận. Hiện QH Mỹ vẫn đang hoài nghi, thậm chí phản đối thỏa thuận mang tính lịch sử vừa ký liên quan chương trình hạt nhân của I-ran.
* Trong cuộc điện đàm mới đây giữa Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma và người đồng cấp Nga V.Pu-tin, hai nhà lãnh đạo này thảo luận về thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa I-ran và Nhóm P5 1; nhất trí rằng thỏa thuận nói trên sẽ có lợi cho cả thế giới. Tổng thống Ô-ba-ma đánh giá cao vai trò quan trọng của Nga trong việc đạt được thỏa thuận hạt nhân I-ran sau gần 20 tháng đàm phán căng thẳng. Hai bên cam kết duy trì hợp tác chặt chẽ để thỏa thuận này được thực hiện, đồng thời tiếp tục phối hợp nhằm giảm căng thẳng trong khu vực Trung Đông, nhất là ở Xy-ri.
* Nhiều cường quốc châu Âu coi thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được giữa I-ran và Nhóm P5 1 là tin mừng cho việc nối lại và tăng cường hợp tác kinh tế. Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức cho biết, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng LB Đức D.Gabri-ên ngày 19-7 sẽ tới Tê-hê-ran, bắt đầu chuyến thăm ba ngày tại quốc gia Hồi giáo, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Đức và I-ran. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp L.Pha-bi-uýt cũng công bố kế hoạch sớm thăm I-ran nhằm khôi phục lại vị thế kinh tế của Pa-ri tại I-ran. Bộ trưởng Giao thông Nga M.Xô-cô-lốp cho biết, Mát-xcơ-va và Tê-hê-ran đang đàm phán về việc cung cấp hàng loạt các hàng hóa, trong đó có máy bay Superjet, kỹ thuật ô-tô. Trong khi đó, Anh đang xem xét từ nay đến cuối năm nay sẽ mở lại sứ quán nước này tại Tê-hê-ran sau bốn năm gián đoạn.
* Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam đối với việc I-ran và nhóm P5 1 đã đạt được thỏa thuận lịch sử về vấn đề hạt nhân I-ran, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: "Việt Nam hoan nghênh nỗ lực của các bên liên quan để đạt thỏa thuận toàn diện giữa I-ran và P5 1 về vấn đề hạt nhân I-ran ngày 14-7. Chúng tôi coi đây là đóng góp quan trọng, tích cực vào ổn định an ninh của khu vực và thế giới".
Theo NTD
Malaysia muốn có một tòa án quốc tế xét xử vụ rơi máy bay MH17 AP đưa tin, Malaysia thông báo với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc rằng nước này có kế hoạch trình một bản nghị quyết yêu cầu thành lập một tòa án quốc tế để xét xử những kẻ đã bắn hạ chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của hãng này trên vùng trời Ukraine hồi năm ngoái. Xác máy bay MH17...