Lập siêu căn cứ Jordan-Syria-Iraq: Chiến lược Trung Đông mới của Mỹ
Truyền thông Iran đưa tin tình báo cho biết Mỹ đang chuẩn bị lập một căn cứ siêu tối tân ở trung tâm tam giác Jordan- Syria-Iraq.
Hãng thông tấn Fars của Iran dẫn nguồn tin tình báo hôm 13/2 cho biết quân đội Mỹ đang có những bước chuẩn bị rõ ràng cho việc xây dựng một căn cứ quân sự siêu lớn nằm giữa ngã ba với 3 nước Iraq, Syria, Jordan.
Căn cứ này sẽ được xây dựng trên đất Iraq. Nguồn tin này cho biết đã có những sự tập kết vật liệu xây dựng cho các công trình kiên cố được chuyển đến liên tục, ngoài ra, lượng binh lính Mỹ xuất hiện ở đây cũng tăng đột biến trong vài ngày qua.
Những đoàn xe vận chuyển nhu yếu phẩm và vũ khí tối tân của Mỹ cũng qua lại liên tục khu vực này. Nguồn tin tình báo của Fars cho rằng Washington đã ngấm ngầm xây dựng một căn cứ quy mô rất lớn nếu dựa vào những thông tin họ thu thập được trên thực địa.
Theo đó, rất có thể đây sẽ là căn cứ không quân quy mô lớn thứ 2 trên đất Iraq và tương đương với các căn cứ quân sự ở Qatar hay Arab Saudi. Nguồn tin này cũng khẳng định Mỹ không cần xin ý kiến của chính quyền Baghdad để xây dựng căn cứ này.
Vị trí nghi vấn Mỹ xây dựng căn cứ lớn ở ba nước Jordan-Syria-Iraq
Với tiến độ đang thể hiện, thông tin của Fars cho rằng căn cứ này áng chừng sẽ hoàn thành cơ bản và đi vào hoạt động thời điểm cuối tháng tư 2019. Đây cũng là thời điểm mà chậm nhất các binh sỹ Mỹ phải rút khỏi Syria theo tuyên bố gần nhất của ông Donald Trump.
Truyền thông Trung Đông đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc Mỹ không hề rút 2.000 quân của họ về nước mà chỉ kéo lực lượng này từ Syria sang đồn trú tại Iraq. Trong khi đó, hãng thông tấn tiếng Arab là al-Ma’aloumeh cho rằng căn cứ sắp hình thành này là để chứa chỗ quân lính Mỹ vừa rút khỏi Syria.
Nếu các nguồn tin này là xác thực, thực sự Mỹ đang có một bước đi rất táo bạo ở khu vực này để phục vụ cái gọi là “chiến lược Trung Đông mới” mà ông Trump đang theo đuổi.
Video đang HOT
Kể từ khi Tổng thống Trump tuyên bố “chiến lược Trung Đông với nòng cốt là các cuộc chiến chống khủng bố” đã lạc hậu và cần thay đổi hồi cuối tháng 12/2018, ông Trump dù không đưa ra một học thuyết cụ thể nào, nhưng những bước đi liên tiếp đã cho chúng ta có thể hình dung ra những khái niệm đầu tiên về chiến lược này.
Thứ nhất, Mỹ gia tăng hiện diện quân sự mang tính tập trung, không dàn trải. Chấp nhận rút quân ở các vũng lầy như Syria, Afghanistan nhưng Washington sẽ tăng quân tại những điểm nóng mang tính chất lợi ích cốt lõi.
Trong đó đáng kể nhất là Iraq – trung tâm của Trung Đông. Từ cuối tháng 12/2018 đến nay, Mỹ đã xây dựng thêm 4 căn cứ quân sự quy mô vừa và nhỏ, nâng tổng số căn cứ ở Iraq lên 11 (chưa tính căn cứ quy mô lớn nêu trên).
Mỹ hiện diện ở Iraq 7.400 quân và nhân viên quân sự, hàng trăm xe tăng, xe vận tải bọc thép, xe đa dụng, hàng chục chiến đấu cơ và nhiều máy bay vận tải, trinh sát, nhiều hệ thống radar hỗ trợ tác chiến điện tử… Chưa kể việc Tổng thống Trump đã nhiều lần bóng gió về việc sẽ tăng hiện diện quân sự ở Iraq.
Tiếp đến, tại Qatar, hồi giữa tháng 1/2019, Mỹ và chính quyền Doha có thảo thuận mở rộng căn cứ quân sự Al-Uleid với quy mô gần gấp đôi, cho phép thường trú đến gần 20.000 quân cùng hàng trăm máy bay chiến đấu. Cảng Al-Uleid cũng được mở rộng để có thể phục vụ hàng không mẫu hạm và các hạm đội của Mỹ.
Một căn cứ của quân đội Mỹ ở Iraq
Thứ hai, Mỹ đang muốn quy hoạch lại các cuộc chiến mà họ tham gia.Việc thỏa thuận ngừng bắn với Taliban, rút quân khỏi Syria, ngừng hỗ trợ liên quân Arab trong cuộc chiến với Yemen… cho thấy Mỹ đang muốn đóng lại tất cả những cuộc binh đao không còn hiệu quả.
Điều này không phải vì ông Trump yêu chuộng hòa bình, vị Tổng thống này chỉ nhận ra rằng đây là các cuộc làm ăn không có lãi, ông buộc phải cắt lỗ và tìm ra một hệ thống vận hành khác hiệu quả hơn.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ đã nhìn thấy việc vị thế Mỹ ở khu vực này đã có nhiều thay đổi. Đầu tiên là việc chính quyền các nước mà Mỹ can thiệp chán ghét, người dân căm thù, cho đến việc quyền lực Mỹ áp đặt lên đồng minh ngày càng bị lơi lỏng, đặc biệt sau khi có sự xuất hiện của Nga.
Donald Trump chỉ đơn thuần đang sàng lọc và quy hoạch lại lòng tin của đồng minh. Trước khi bắt đầu cái mới, ông chủ Nhà Trắng dường như đang muốn rà soát lại lực lượng. Việc thành lập căn cứ mới, các hợp đồng vũ khí vừa được ký kết với Arab Saudi, Lebanon, tổ chức hội thảo chống Iran… đều cho thấy nội dung bước đi này của Mỹ.
Thứ ba, khoanh vùng đối thủ. Trong cụm từ “một kỷ nguyên hợp tác mới” mà Mỹ đưa ra tại hội nghị chống Iran tổ chức ở Warsaw (Ba Lan), Mỹ đã cho thấy một phần của học thuyết tiếp theo ở Trung Đông của mình. Giữa tập thể các đồng minh, Ngoại trưởng Mỹ nói về hợp tác, không ai là ngoại lệ, không ai đứng ngoài chiến lược này.
Điều này đồng nghĩa với việc những người không tham gia vào liên minh của Mỹ, không thể hiện quan điểm rõ ràng được liệt vào danh sách đối thủ. Khi tiến hành bước khoanh vùng này, các công trình sư như John Bolton hay Mike Pompeo cũng đồng thời lên các phương án cho cách can thiệp mới.
Như vậy, có thể mường tượng được chiến lược Trung Đông mới của Mỹ sẽ gồm bước đi đầu tiên là củng cố các địa bàn bằng quân sự, tiếp đến chắc chân trong đội ngũ đồng minh và thứ ba, tiến hành tiêu diệt các mục tiêu thù địch.
Theo Datviet
Nước Mỹ thấy gì sau 40 năm can thiệp vào Trung Đông?
National Interest dẫn nhận xét của các chuyên gia quân sự cho rằng, sau 40 năm triển khai quân đến các quốc gia Trung Đông, nước Mỹ "mất" nhiều hơn "được".
Mỹ thiệt hại hàng nghìn tỷ vì các cuộc chiến ở Trung Đông. Ảnh: Getty
Quyết định bất ngờ về việc rút toàn bộ lính Mỹ (2.000 người) ở Syria khỏi Afghanistan của Tổng thống Donald Trump đã vấp phải nhiều lời chỉ trích.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đã nhấn mạnh rằng ông chủ Nhà Trắng đã ký sắc lệnh, buộc Lầu Năm Góc rút quân theo tuyên bố trước đó.
Chính sách chính quyền Tổng thống Trump ở Syria dường như đã trở lại trạng thái chính trị mơ hồ và chiến lược bình thường. Trong khi Mỹ đã bắt đầu vận chuyển một số thiết bị khỏi miền Bắc Syria, ông Bolton nói với các quan chức Israel rằng việc rút quân hoàn toàn sẽ chỉ được thực hiện với một số điều kiện nhất định, như việc Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo không tàn sát người Kurd - đồng minh của Mỹ và việc Israel tiếp tục duy trì liên minh chống lại lực lượng Iran.
Nhiều nhà phê bình cho rằng việc rút khỏi Syria sẽ là sai lầm, tạo lợi thế lớn cho Iran và Nga. Tuy nhiên, những lập luận này dường như được đưa ra chỉ để kích động những đối tượng ủng hộ chủ nghĩa phiêu lưu quân sự, dễ dàng chấp nhận mệnh lệnh dù không có căn cứ. Rõ ràng, nước Mỹ không thể đưa ra chính sách đối ngoại dựa trên "tâm trạng" của đối thủ hoặc kẻ địch.
Theo các chuyên gia, người Mỹ cần phải nhận thức được bài học sau 40 năm triển khai quân ở khu vực Trung Đông. Sự hiện diện của quân đội Mỹ không thực sự có tác dụng định hướng chính trị và cấu trúc xã hội của các quốc gia khác. Iraq và Afghanistan là những ví dụ rõ ràng. Sức mạnh quân sự của Mỹ đã thất bại trong việc đưa ra quyết định thay đổi thế cục. Mỹ cũng không thể tác động đến chính sách đối ngoại của Iran sau nhiều thập kỷ bao vây quân sự kết hợp trừng phạt kinh tế.
Quan điểm cho rằng Mỹ có thể sử dụng quyền kiểm soát ở phía Bắc để định hình nhà nước Syria sau khi chiến tranh và "tống cổ" Iran ra khỏi lãnh thổ Syria là điều vô cùng khó thực hiện.
Trên thực tế, nhiều lực lượng được coi là hậu thuẫn của Iran có rất nhiều công dân Syria. Họ sẽ bị trục xuất đến đâu? Nhiều khả năng, chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các đồng minh sẽ tiếp tục hợp tác để chờ Mỹ rút hoàn toàn khỏi cuộc chiến. Một thực tế đơn giản đã được xác định cho phần lớn cuộc xung đột là các quốc gia như Iran và Nga đạt được nhiều lợi ích quan trọng ở Syria hơn là một siêu cường ở xa như Mỹ.
Những người khác lập luận rằng chiến lược rút quân khỏi Syria sẽ dẫn đến sự hỗn loạn cũng như sự trỗi dậy của các nhóm khủng bố như việc Mỹ rút khỏi Iraq. Tuy nhiên, sự hiện diện quân sự trực tiếp hoặc gián tiếp của Mỹ và các đồng minh không đóng vai trò chủ chốt trong cuộc chiến chống khủng bố. Một loạt các nhóm khủng bố bao gồm Hezbollah, Taliban và al-Qaeda ở Iraq đã tăng cường hoạt động hoặc thậm chí được thành lập ngay trước mắt của lính Mỹ và thủy quân lục chiến. Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria đã bị đánh bại bởi chính ảo tưởng xây dựng nhà nước độc lập của chúng - kế hoạch lộn xộn, không có chiến lược linh hoạt chứ không hoàn toàn là vì các cuộc không kích.
Theo tính toán của báo cáo "Chi phí chiến tranh" của Viện Watson thuộc Đại học Brown công bố ngày 14/11/2018, Mỹ đã chi 5.900 tỷ cho các cuộc chiến tranh chống khủng bố, bao gồm cả chi phí cho các cuộc chiến tranh hoặc các hoạt động liên quan đến chiến tranh và các chi phí trong tương lai cho các thương binh từ sau cuộc khủng bố 11/9. Các nhà nghiên cứu cũng ước tính khoảng 480.000 - 507.000 người đã thiệt mạng ở Mỹ trong các cuộc chiến tranh tại Afghanistan, Iraq và Pakistan kể từ sau vụ tấn công 11/9.
Nhìn chung, sau nhiều năm "sa lầy" vào những cuộc chiến ở Trung Đông, chính phủ Mỹ cần nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng tình hình và đưa ra những lựa chọn chiến lược để đảm bảo những lợi ích thiết thực cho đất nước.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)
Theo Doisong&phapluat
Mỹ bắt đầu rút thiết bị quân sự hạng nặng khỏi Syria Mỹ đã bắt đầu triển khai việc rút dần các thiết bị quân sự hạng nặng khỏi lãnh thổ Syria. Hành động này nẳm trong tiến trình rút 2000 quân Mỹ hiện đang đồn trú và chiến đấu tại quốc gia Trung Đông này, sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút quân bởi cuộc chiến chống IS đã kết thúc thắng lợi....