Lắp phòng chiếu phim tại nhà tránh dịch
Nhu cầu lắp máy chiếu tăng mạnh gần đây, khi rạp chiếu phim đóng cửa và các tín đồ công nghệ mê phim ảnh có nhiều thời gian ở nhà.
Trong nhóm những người sử dụng máy chiếu xem phim trên Facebook, chủ đề bàn luận về mua máy chiếu thế nào, thiết lập hệ thống xem phim tại nhà ra sao… tăng đột biến trong tháng 3. Số lượng các bài viết chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn tăng gấp ba so với những tháng trước.
Một bộ máy chiếu LED Full HD có giá 5 triệu đồng.
“Tình hình dịch căng quá nên em muốn làm cái phòng cách ly xem phim tại nhà. TV với nhà em nhỏ quá nên muốn sử dụng máy chiếu. Nhờ mọi người tư vấn giúp máy nào cỡ 100 inch”, Nguyễn Hiển (Đà Lạt) đăng thông tin lên một nhóm công nghệ trên mạng xã hội. Chỉ sau một vài giờ, dòng chia sẻ này đã thu hút hàng chục lượt bình luận.
Quang Huy, chủ một cửa hàng cung cấp dịch vụ lắp đặt phòng chiếu phim ở phố Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho biết, nhu cầu tư vấn về máy chiếu, lắp đặt phòng chiếu phim tại nhà tăng đáng kể từ sau Tết, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng từ dịch. Thông thường các năm trước, dịp này thị trường máy chiếu khá ế ẩm và chỉ đắt khách vào mùa hè với các giải bóng đá thế giới và cuối năm.
Anh Huy cho biết, khách hỏi trong dịp này hầu hết đều là người lần đầu chơi máy chiếu, tập trung vào các bộ sản phẩm phổ thông với giá 20 đến 30 triệu đồng. Với số tiền này, nếu mua TV thì mới lựa chọn được model 65 inch. Trong khi đó, dùng máy chiếu, kích thước màn hình xem phim được 100 đến 120 inch. Chi phí đầu tư thấp nhưng có được màn hình rất lớn là điểm hấp dẫn của máy chiếu so với TV.
Giá máy chiếu để xem phim tại Việt Nam đang rẻ và mẫu mã đa dạng hơn nhiều so với vài năm trước. Nếu tính về thương hiệu và mẫu mã, số lượng không kém cạnh TV. Bên cạnh các thương hiệu phổ biến là Optoma, ViewSonic, Vivitek hay Sony, BenQ… còn có các thương hiệu mới, giá rẻ như Xgimi, Jmgo, Tyco, Salange… Riêng phân khúc phổ thông 10 đến 20 triệu đồng có hơn 10 model khác nhau. Thậm chí, dưới 10 triệu đồng cũng có cả chục mẫu mã khác nhau. Một số dòng máy chiếu công nghệ LED, độ phân giải Full HD có giá chỉ 3 đến 5 triệu đồng, tới từ các thương hiệu Trung Quốc.
Máy chiếu khoảng cách siêu gần, có thể đặt trên kệ TV sát tường mà vẫn chiếu được hình lên tới 100 inch.
Dùng máy chiếu xem phim tại nhà đơn giản như TV, Nguyễn Quân, một người chơi máy chiếu lâu năm cho biết. Các sản phẩm đời mới đều tích hợp loa, thậm chí chạy hệ điều hành Android, nên có thể hoạt động độc lập như TV. Công nghệ chiếu hình đời mới và độ sáng cao cho phép chiếu hình rõ nét mà không cần phòng tối, có thể chiếu trực tiếp lên tường. Nếu muốn chiếu trong phòng sáng, thay thế TV, người mua có thể sử dụng loại màn chiếu tương phản cao. Chi phí cho phụ kiện này từ vài trăm cho tới vài triệu đồng, nhưng vẫn có được kích thước 100 inch.
Tuy nhiên khác với TV, để có chất lượng hình ảnh tốt nhất, người chơi máy chiếu cần quan tâm đến điều kiện ánh sáng của phòng xem cũng như màn chiếu. Điều kiện tối ưu nhất vẫn là phòng tối, không bị phản xạ ánh sáng nhiều. Còn nếu lọt sáng, hình ảnh, màu sắc từ máy chiếu sẽ bị mờ nhạt hơn TV.
Tuấn Anh
CEO công nghệ ngồi thiền, làm việc tại nhà tránh dịch
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, CEO các hãng công nghệ lớn cũng ngồi nhà làm việc, điều hành các cuộc họp qua Internet.
Video đang HOT
Đây là cách ngăn chặn dịch hiệu quả bởi virus corona có thể lây qua đường tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
Tại nhiều quốc gia, chính phủ đã ban hành lệnh đóng cửa các tụ điểm đông người, hoãn hoặc hủy nhiều sự kiện, tạm thời đóng cửa trường học để tránh virus lây lan. Một số công ty cũng cho phép nhân viên làm việc tại nhà để tránh tiếp xúc gần.
"Không ai chuẩn bị trước cho tình cảnh này", CEO Cisco, Chuck Robbins chia sẻ khi làm việc tại nhà mùa dịch Covid-19.
Tổ chức hội họp, điều hành công ty từ xa
Chuck Robbins, CEO Cisco đã điều hành một cuộc họp trực tuyến từ nhà ông tại Thung lũng Silicon. Kết nối mạng khá ổn định, nhưng chất lượng cuộc gọi không tốt lắm.
"Phải thú thực, làm việc từ xa như thế này, dù sử dụng sản phẩm được chúng tôi (Cisco) bán cho khách hàng, tôi vẫn không chắc mình luôn muốn sử dụng nó", Robbins chia sẻ.
Ngoài Robbins, cuộc họp còn có một số chuyên gia về sức khỏe tâm lý, chủ yếu giải đáp thắc mắc của nhân viên làm sao để giải quyết tình trạng stress khi làm việc tại nhà do đại dịch Covid-19.
"Không ai chuẩn bị trước cho điều này cả", Robbins thừa nhận.
Nhu cầu mua hệ thống hội nghị trực tuyến Webex của Cisco tăng mạnh trong thời gian này. Để đáp ứng nhu cầu, Cisco đã chỉ đạo các đội ngũ cải thiện chất lượng, độ ổn định cho các cuộc họp.
Tuy nhiên, "không có công nghệ nào được thiết kế hỗ trợ cho toàn thế giới làm việc tại nhà", Robbins cho biết đội ngũ Webex đã thức trắng đêm suốt nhiều ngày.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, ngay cả những CEO đi xe sang để làm việc mỗi ngày cũng phải ngồi nhà nếu không muốn nhiễm virus.
Từ những ngôi nhà này, họ tiếp tục trách nhiệm giữ công ty hoạt động trong tình cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, quản lý chuỗi cung ứng bị đình trệ, cố gắng đảm bảo sức khỏe các nhân viên.
Văn phòng tại nhà của Sundar Pichai với không gian sáng sủa, kệ sách lớn và một vườn cây phía sau.
"Thật kỳ diệu khi điều hành công ty tại nhà"
Từ Thung lũng Silicon, Sundar Pichai, CEO Alphabet có một văn phòng tại nhà rộng rãi, thoáng mát mà ai cũng mơ ước. Cũng không lạ bởi Pichai là CEO của một trong những hàng công nghệ quyền lực nhất thế giới.
Từ căn phòng này, Pichai đang theo dõi cách mà Alphabet - gồm Google và YouTube - phản ứng với đại dịch. Một trong những vấn đề được Pichai quan tâm nhất là kiểm soát thông tin sai lệch.
"Chúng tôi đảm bảo phần lớn thông tin đến từ các chuyên gia, hãng thông tấn uy tín được cung cấp trên mọi dịch vụ", Pichai chia sẻ trong cuộc phỏng vấn qua Hangouts với New York Times.
Google cũng nhận thấy mức độ sử dụng các dịch vụ G Suite (Docs, Sheets, Google Drive...) và Hangouts tăng đột biến.
"Quả là kỳ diệu khi bạn có thể điều hành công ty theo cách này", Pichai nói thêm, cho biết cô con gái nhỏ của anh không hiểu chuyện gì xảy ra khi bố mình suốt ngày ngồi trước máy tính trong nhà.
CEO sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq chạy xuống lầu làm sandwich mỗi khi đói trước khi tiếp tục theo dõi thị trường chứng khoán.
Một môi trường căng thẳng cao độ
Adena Friedman, CEO sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq đã quyết định chia những nhân sự chủ chốt của công ty thành 2 nhóm, một nhóm làm việc tại nhà và một nhóm làm tại công ty, xoay vòng theo tuần. Vào cuối tuần, văn phòng sẽ được vệ sinh. Theo cách này nếu một nhóm nhiễm bệnh, nhóm kia có thể tiếp tục làm việc.
Trong thời gian này, Friedman làm việc tại nhà riêng của cô ở thị trấn Chevy Chase, cùng chồng và 2 đứa con trai 20 tuổi. Tất cả đang làm việc, học tập tại nhà để tránh dịch.
Friedman đặt ra thời gian biểu cho mỗi ngày. Cô thức dậy lúc 5 giờ 30 sáng, chạy bộ trên máy, ăn sáng rồi ngồi vào bàn làm việc. Friedman theo dõi sự biến động của thị trường chứng khoán, đưa ra chỉ đạo rồi họp với các giám đốc khác (cũng làm việc tại nhà).
Friedman chia sẻ khá thú vị khi có thể nhìn thấy không gian cá nhân của đồng nghiệp. Khi đói, Friedman xuống lầu, làm một chiếc sandwich bơ đậu phộng và mật ong, sau đó lên lầu để tiếp tục công việc. Cô thừa nhận đây là môi trường rất căng thẳng.
Stewart Butterfield, CEO của Slack đã biến nhà giặt ủi thành văn phòng làm việc.
Nhà giặt ủi trở thành văn phòng
Đối với Stewart Butterfield, CEO của Slack, sẽ thật tệ nếu đường truyền Internet không được đảm bảo.
Các công trình xây dựng quanh nhà đã ảnh hưởng đến kết nối Internet của Butterfield, trong khi anh phải điều hành các cuộc họp mỗi ngày. Chỉ một phòng duy nhất có kết nối ổn định, đó là phòng giặt ủi.
Vốn là dịch vụ quản lý công việc nhóm dựa trên đám mây, lưu lượng sử dụng và tin nhắn được gửi lên Slack tăng 30% so với mức cao điểm mỗi ngày. Lượng người dùng đăng ký Slack tại các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng bởi đại dịch cũng tăng đột biến.
Butterfield thừa nhận điều này giúp nâng cao tinh thần các nhân viên. Tuy nhiên, nó có thể không kéo dài khi đại dịch sẽ sớm được kiểm soát.
Marc Benioff, CEO Salesforce khuyến khích nhân viên ngồi thiền mỗi ngày.
Ngồi thiền để giảm stress
Trong cuộc phỏng vấn qua FaceTime với Marc Benioff, CEO và đồng sáng lập Salesforce, ông chia sẻ mình bị nhân viên chỉ trích do cách phản ứng chậm với dịch bệnh.
Giống như 50.000 nhân viên còn lại, Benioff làm việc và điều hành công ty tại nhà riêng của ông ở San Francisco.
Tại nhà, mức độ giao tiếp với nhân viên qua Internet của Benioff "nhiều hơn bất cứ lúc nào". Ông và đội ngũ quản trị bàn bạc với nhau những kế hoạch quan trọng, kể cả chuẩn bị cho năm tài chính mới.
Do là công ty cung cấp phần mềm cho doanh nghiệp dựa trên đám mây, nhu cầu sử dụng Salesforce mùa dịch tăng cao.
Những nhân viên của Salesforce cũng căng thẳng khi làm việc tại nhà. Trong cuộc khảo sát, có đến 36% nhân viên thừa nhận gặp khó khăn về sức khỏe tâm lý. Ông bật mí mình ngồi thiền mỗi ngày, khuyến khích nhân viên làm theo để giảm căng thẳng.
Ban kiểm soát dịch Mỹ khuyên người dân livestream đám tang để tránh dịch Covid-19 lây lan Công nghệ tiếp tục là cứu cánh của nhân loại trong đại dịch. Nỗi buồn khôn xiết do mất mát người thân, bạn bè không nguy hiểm bằng đại dịch Covid-19 đang hoành hành tại nhiều quốc gia, mà tang lễ cũng là dịp khiến virus SARS-CoV-2 có thể lây lan mạnh - những giọt nước mắt nước mũi được chùi lên khăn,...