Lập nhóm “Data khách hàng tiềm năng” để mua bán thông tin cá nhân
Ngày 2/11, Công an tỉnh Phú Thọ đã thông tin ban đầu về việc đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm thu thập và mua bán sử dụng trái phép thông tin cá nhân xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh khác.
Liên quan đến vụ án trên, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 5 đối tượng về hành vi “Đưa, hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.
Đại diện Phòng ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ thông tin về nội dung vụ án.
Trước đó, qua công tác quản lý nghiệp vụ, Phòng An ninh kinh tế (ANKT) Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện trên mạng xã hội Facebook có một số nhóm kín (group) hoạt động trao đổi, mua bán dữ liệu thông tin cá nhân với số lượng lớn, đa dạng về nhu cầu. Tình trạng thu thập, mua bán và sử dụng trái phép thông tin cá nhân diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc của rất nhiều người; tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thông tin và an ninh mạng viên thông, mạng Internet…
Từ tình hình trên, Phòng ANKT Công an tỉnh Phú Thọ đã báo cáo Ban Giám đốc Công an tỉnh; phối hợp với Phòng ANĐT tiến hành các biện pháp xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật- Thượng tá Cao Việt Hải, Trưởng phòng ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ cho biết.
Quá trình xác minh, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 2 nhóm đối tượng có hành vi thu thập, mua bán, sử dụng trái phép dữ liệu thông tin cá nhân. Nhóm đối tượng thứ nhất, gồm Nguyễn Phi Long (SN 1992, HKTT tại xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, tạm trú TP Hà Nội) và Vũ Hồng Anh (SN 1991, HKTT tại phường Mông Dương, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; tạm trú tạiTP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), có hoạt động thu thập, mua bán dữ liệu thông tin cá nhân cơ bản, gồm: Số điện thoại, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thư điện tử (email)…
Quá trình đấu tranh, hai đơn vị nghiệp vụ xác định: Các đối tượng Nguyễn Phi Long và Vũ Hồng Anh quản trị một nhóm kín (group) trên mạng xã hội Facebook có tên “ Data khách hàng tiềm năng” để trao đổi, mua bán dữ liệu thông tin cá nhân, gồm: Số điện thoại, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thư điện tử (email)… Trong đó, Nguyễn Phi Long là người xây dựng phần mềm có khả năng ghi nhận, thu thập các thông tin cá nhân người khác trên tài khoản facebook, google… và lưu trữ vào máy tính được Long cài đặt có tính năng như một máy chủ ảo, cho phép truy cập từ xa.
Sau đó, Long tạo tài khoản đăng nhập và mật khẩu cho Vũ Hồng Anh để truy cập, tra cứu, trích xuất dữ liệu và bán cho khách hàng có nhu cầu. Vũ Hồng Anh sử dụng tài khoản facebook có tên Le Thi Quynh Anh để quảng bá, lôi kéo các tài khoản mới tham gia nhóm kín “Data khách hàng tiềm năng”, rồi thỏa thuận mua bán các thông tin cá nhân. Sau khi thống nhất với khách hàng về số lượng thông tin cá nhân, giá cả. Hồng Anh yêu cầu người mua chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng đứng tên người khác do Hồng Anh sử dụng nhằm ẩn danh, tránh sự truy tìm của cơ quan điều tra. Khi nhận được tiền, Hồng Anh trực tiếp trích xuất dữ liệu dưới dạng tập tin excel và chuyển cho người mua theo các tài khoản mạng xã hội, thư điện tử (email).
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 24/5, Phòng ANĐT và Phòng ANKT Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với Phòng 6, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tiến hành bắt giữ Nguyễn Phi Long và Vũ Hồng Anh; thu giữ nhiều dữ liệu điện tử, các tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi sử dụng mạng máy tính, viễn thông thực hiện việc mua bán thông tin cá nhân trái phép.
Tài liệu điều tra ban đầu xác định: Từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2022, Vũ Hồng Anh và Nguyễn Phi Long đã thu thập được 2.382.620 dữ liệu thông tin cá nhân; trong đó có nhiều dữ liệu có các trường thông tin liên quan đến bí mật cá nhân, như: Nghề nghiệp, tiền sử bệnh lý, số điện thoại, email… Các thông tin này được các đối tượng mua bán trái phép, không được sự đồng ý của chủ sở hữu thông tin. Các đối tượng đã hưởng lợi khoảng 600 triệu đồng.
Video đang HOT
Ngày 2/6, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vũ Hồng Anh và Nguyễn Phi Long về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.
Tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án, Công an tỉnh Phú Thọ đã xác định nhóm đối tượng thứ hai, gồm: Vũ Tiến Dũng (SN 1992, trú tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP Hà Nội); Đinh Việt Hải (SN 1993, trú tại Phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) và Vũ Gia Anh (SN 1993, thường trú tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; tạm trú tại: TP Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương), có hoạt động thu thập, mua bán dữ liệu thông tin cá nhân, gồm: Số điện thoại, vị trí địa chỉ truy cập… của người sử dụng mạng 3G, 4G truy cập vào địa chỉ website bất kỳ (theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng). .
Quá trình điều tra phát hiện hoạt động của một nhóm kín trên mạng xã hội facebook tên “DATA KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG”, có hơn 10.000 thành viên tham gia, do tài khoản facebook có tên hiển thị “Vũ Gia” quản trị và điều hành. Các đối tượng quảng cáo thông tin về dịch vụ có tên là “MobileCRM”, “FaceCRM” hoạt động thu thập thông tin cá nhân gồm số điện thoại, địa chỉ IP, vị trí truy cập… của người sử dụng mạng 3G, 4G truy cập vào địa chỉ website bất kỳ và bán cho khách hàng có nhu cầu. Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, Phòng ANKT và Phòng ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ xác định tài khoản facebook Vũ Gia do Vũ Gia Anh sử dụng để quảng bá, trao đổi, mua bán thông tin cá nhân. Ngoài Vũ Gia Anh, nhóm này còn có Vũ Tiến Dũng và Đinh Việt Hải. Trong đó, Vũ Tiến Dũng có vai trò là người liên hệ với các đầu mối cung cấp dữ liệu, còn Vũ Gia Anh và Đinh Việt Hải là người tìm kiếm khách hàng có nhu cầu để bán dữ liệu.
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 1/8, Phòng ANĐT và Phòng ANKT Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với Phòng 6, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tiến hành bắt giữ các đối tượng Vũ Tiến Dũng, Đinh Việt Hải và Vũ Gia Anh, thu giữ nhiều dữ liệu điện tử, các tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông thực hiện việc mua bán thông tin cá nhân.
Trong thời gian từ tháng 3/2021 đến 1/8, Vũ Tiến Dũng, Vũ Gia Anh, Đinh Việt Hải đã thu thập và bán hơn 400.000 dữ liệu thông tin cá nhân chứa số điện thoại và địa chỉ truy cập, hưởng lợi khoảng 1,1 tỷ đồng.
Căn cứ tài liệu điều tra, ngày 12/8, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Tiến Dũng, Vũ Gia Anh, Đinh Việt Hải về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”. Hiện nay, Cơ quan ANĐT – Công an tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục tiến hành điều tra mở rộng 2 vụ án trên để xử lý theo quy định pháp luật.
Ngày 2/11, Đại tá Phạm Trường Giang, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ đã chủ trì buổi họp báo, thông báo kết quả đấu tranh một số chuyên án, vụ án nổi bật.Tại buổi họp báo, đại diện các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Phú Thọ đã công bố kết quả điều tra 2 chuyên án và 1 vụ án điển hình, nổi bật trong công tác đấu tranh với tội phạm công nghệ cao năm 2022 gồm: Chuyên án đấu tranh với tội phạm “Mua bán trái phép hoá đơn giá trị gia tăng điện tử” và “Làm, mua bán, sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức” do Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thụ lý; chuyên án đấu tranh với tội phạm “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” do Phòng An ninh điều tra thụ lý và vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” do Phòng Cảnh sát hình sự thụ lý.
Trong năm 2022, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, Công an tỉnh Phú Thọ thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch đấu tranh, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Qua đó, đã kiềm chế được sự gia tăng của tội phạm về trật tự xã hội; giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2019 (trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19); tỷ lệ điều tra, khám phá án hình sự đạt 93,6%. Trong đó, tỷ lệ điều tra án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,8%. Trên địa bàn tỉnh hiện không có các tụ điểm phức tạp, các băng, ổ nhóm tội phạm nguy hiểm hoạt động lộng hành, theo kiểu “xã hội đen”, nhiều loại tội phạm giảm mạnh so với thời gian trước…
Tại buổi họp báo, Công an tỉnh Phú Thọ mong muốn các cơ quan thông tấn, báo chí thông tin rộng rãi nội dung các vụ án, để các bị hại phối hợp chặt chẽ với cơ quan CSĐT Công an tỉnh để tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Tiếp cận phụ nữ "trót dại" mua trẻ sơ sinh rồi bán cho các đường dây buôn người
Ngày 2/11, Công an tỉnh Bình Dương cho biết vừa khám phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh đặc biệt lớn, hoạt động liên tỉnh với nhiều đối tượng tham gia và đã mua bán trót lọt 31 trẻ sơ sinh.
Theo lãnh đạo Phòng CSHS, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, qua công tác nắm tình hình, đầu tháng 7/2022, các trinh sát phát hiện tại Bệnh viện phụ sản nhi Bình Dương (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) xuất hiện 1 đối tượng nữ có tên gọi là "Trúc", nick Zalo là "Thiên Trúc" thường xuyên tiếp cận những nhân viên, y tá, điều dưỡng bệnh viện phụ sản để lấy thông tin và chủ động tìm những phụ nữ đang mang thai đến khám hoặc những người phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện nhưng không có nhu cầu nuôi con vì lý do hoàn cảnh, lý do lầm lỡ, lý do kinh tế gia đình...
Đối tượng Nguyễn Thị Ngọc Như.
Sau khi tiếp cận, đối tượng này sẽ đặt vấn đề xin nuôi hoặc mua lại những bé mới sinh hoặc chuẩn bị sinh và sẽ bồi dưỡng cho mẹ bé một số tiền. Nhận thấy có nhiều dấu hiệu bất thường đối với đối tượng này, các trinh sát tổ chức theo dõi.
Đối tượng tên Trúc được xác định là Nguyễn Thị Ngọc Như, SN 1993; ngụ TP Hồ Chí Minh. Như tham gia nhiều nhóm kín trên các trang mạng xã hội Zalo, Facebook về việc cho, tặng con nuôi với nhiều tài khoản và tên khác nhau. Từ đó, ngày 13/08/2022 Phòng CSHS Công an Bình Dương đã xác lập chuyên án đấu tranh.
Qua tài liệu thu thập được cho thấy, Như thường xuyên đến các Bệnh viện phụ sản, phòng khám thai tư nhân hoạt động trên địa bàn Bình Dương, TP Hồ Chí Minh tìm nhiều lý do tiếp cận những nhân viên trong bệnh viện để lấy thông tin và chủ động tìm những phụ nữ đang mang thai đến khám để đặt vấn đề xin nuôi hoặc mua lại những bé mới sinh, chuẩn bị sinh.
Sau khi mua trẻ sơ sinh, Như lên các trang mạng xã hội (các hội nhóm, nhóm kín Zalo do Như tạo để phục vụ việc mua bán trẻ) để rao bán các bé vừa mua được với giá từ 35-60 triệu đồng/ 1 bé. Kèm theo đứa trẻ là một bộ hồ sơ giả (giấy chứng sinh, giấy xác nhận AND, giấy khai sinh..) được Như bán với giá từ 30-40 triệu đồng/ bộ nhằm hợp thức hóa nguồn gốc các bé cho những người mua, nếu khách mua có nhu cầu.
Bước đầu, Ban chuyên án đã xác định 4 bé sơ sinh đã bị Như mua đi bán lại tại địa bàn các tỉnh Bình Phước, Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Ngày 17/8, các trinh sát hình sự nhận được nguồn tin sẽ có giao dịch mua bán trẻ sơ sinh do Như thực hiện ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
Kế hoạch phá án được triển khai, ngay sau khi xác định đối tượng mang theo 1 bé trẻ sơ sinh lên 1 xe ô tô Mazda màu trắng mang BKS: 51G-938.59 từ TP Hồ Chí Minh đi về hướng Bình Dương, các tổ trinh sát lập tức bám theo.
Đến khoảng 16 giờ ngày 16/8/2022 tại đoạn đường ĐT 744 nằm trên địa bàn thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), lực lượng phối hợp gồm Phòng CSHS, Phòng CSGT và Công an huyện Dầu Tiếng đã bắt quả tang đối tượng Như cùng đứa trẻ sơ sinh mà thị chuẩn bị mang bán. Tang vật còn có 2 giấy phân tích, xác nhận AND, 1 giấy chứng sinh được Như đặt làm giả.
Qua xác minh của cơ quan Công an, đứa trẻ sơ sinh nói trên mới 7 ngày tuổi, có mẹ là Nguyễn Thị Mai (SN 1997, quê Tiền Giang) đã bán con cho Như với giá 15 triệu đồng và tiền viện phí. Từ lời khai của Như, Ban chuyên án đã bắt giữ Mai tại Long An.
Qua đấu tranh, Như khai từ tháng 2/2022 đến khi bị bắt Như đã mua, bán 6 bé trẻ sơ sinh cùng các bộ hồ sơ giả. Đáng nói hơn là khi bắt đầu "hành nghề" Như đã bán ngay đứa con ruột của mình ngay sau khi chào đời.
Vụ án được mở rộng điều tra, những ngày sau đó, Ban chuyên án tiếp tục bắt khẩn cấp 2 đối tượng môi giới cùng cấp với đối tượng Như tại tỉnh Đắk Nông là Chu Thị Cúc Phương (SN 1982, quê Khánh Hòa) và Nguyễn Thị Thùy Dương (SN 2001, quê Bạc Liêu).
Tiếp đó, ngày 22/8/2022 đã bắt khẩn cấp 4 đối tượng có hành vi bán con mới đẻ là Nguyễn Thị Kim Loan (SN 1989) và Lê Thị Ngọc Thắm (SN 2000, quê Long An), Nguyễn Thị Ngọc Mai (SN 1997, quê Bến Tre) và Châu Gia Hân, SN 2004, quê Đồng Tháp.
Một đứa trẻ sơ sinh được giải cứu.
Quá trình đấu tranh các đối tượng khai nhận: Như thực hiện thành công 5 vụ mua, bán trẻ sơ sinh, trong đó có 1 lần Như tự bán con mới đẻ do mình sinh ra và làm nhiều giấy tờ giả theo nhu cầu của khách mua. Chu Thị Cúc Phương thực hiện 24 vụ và Nguyễn Thị Thùy Dương thực hiện 2 vụ, trong đó 1 lần bán chính con đẻ của mình.
Đặc biệt, ngoài việc môi giới để kiếm tiền lời thì Cúc Phương còn tổ chức "dịch vụ nuôi đẻ". Nếu các bà mẹ mang bầu có nhu cầu bán con thì Phương sẽ tập hợp tại nhà của mình ở thôn 10, xã Nam Bình, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông để nuôi chờ đến ngày sinh. Sau khi cháu bé lọt lòng Phương đem bán ngay mà không cần mục đích người mua là gì. Tại thời điểm bị bắt giữ, trong nhà Phương đang nuôi 4 thai phụ.
Quá trình điều tra mở rộng đến nay, Ban chuyên án đã xác định và mời làm việc được hơn 16 người mua và người bán tất cả đều thừa nhận hành vi phạm tội của bản thân, đồng thời Ban chuyên án đã tìm và xác định được 7 bé sơ sinh đã bị bán.
Đến nay Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 8 bị can có liên quan về hành vi "Mua bán người dưới 16 tuổi" và "Làm giả, sử dụng tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức". Đồng thời củng cố để khởi tố đối với hơn 16 đối tượng có liên quan như người mua trẻ sơ sinh, sử dụng giấy tờ giả để hợp thức hóa nguồn gốc các bé.
Đánh sập đường dây đánh bạc gần 3 tỷ đồng mỗi ngày Ngày 28/10, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết vừa khám phá thành công chuyên án đánh bạc và tổ chức đánh bạc bằng hình thức ghi số lô, số đề với tổng số tiền đánh bạc lên tới gần 3 tỷ đồng/ngày. Trước đó, bằng biện pháp nghiệp vụ, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ...