Lấp kẽ hở tín dụng ngân hàng trong cho vay đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Trong Dự thảo thông tư thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến, có một nội dung đáng quan tâm liên quan tới việc giới hạn, hạn chế cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, cụ thể là đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp.
Ảnh minh họa
Theo đó, nhằm hạn chế rủi ro của việc tập trung tín dụng vào một khách hàng hoặc một khách hàng và người có liên quan dẫn đến tập trung rủi ro và tránh tác động lan truyền rủi ro của một số đối tượng trong nhóm khách hàng có liên quan, Dự thảo quy định điều kiện, giới hạn cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao (cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp).
Một nội dung mới đáng chú ý là việc bổ sung nội dung quy định về việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng để khách hàng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong trường hợp “Để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của doanh nghiệp là công ty con của chính ngân hàng đó”.
Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính không được huy động tiền gửi của cá nhân, nguồn vốn huy động chủ yếu của công ty tài chính là từ vốn vay của tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, ngân hàng mẹ), phát hành giấy tờ có giá (bao gồm cả trái phiếu) cho các tổ chức, nhận tiền gửi của tổ chức.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay, một số doanh nghiệp là công ty con của ngân hàng thương mại đang thực hiện huy động vốn thông qua việc Ngân hàng mẹ (A) cho vay đối với một tổ chức B (là sân sau của A và công ty con của A) để tổ chức B mua trái phiếu của doanh nghiệp.
Vì vậy, dự thảo thông tư bổ sung quy định này nhằm hạn chế việc sử dụng dòng tiền vay của ngân hàng thương mại, lòng vòng để mua trái phiếu doanh nghiệp do công ty con của ngân hàng thương mại phát hành.
Cùng với đó, dự thảo cũng quy định ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
Video đang HOT
a) Khách hàng thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng;
b) Khách hàng là người có liên quan của các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng;
c) Khách hàng là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), khách hàng là người có liên quan của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung);
d) Để đầu tư trái phiếu chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).
Quy định hiện hành cho phép tổ chức tín dụng thực hiện cho vay mà không có tài sản bảo đảm. Do đó, việc khách hàng sử dụng trái phiếu của tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng hoặc chính trái phiếu doanh nghiệp hình thành từ vốn vay là tài sản bảo đảm sẽ cho phép ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể thu hồi được phần vốn cho vay từ phát mại tài sản bảo đảm trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.
Do đó, dự thảo lần này đã bỏ điều kiện về tài sản bảo đảm, cho phép khách hàng sử dụng tài sản bảo đảm là trái phiếu do tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành; trái phiếu của doanh nghiệp phát hành mà khách hàng vay để mua trái phiếu của doanh nghiệp đó
Hoàng Nguyên
Theo vneconomy.vn
Cổ tức ngân hàng, tiếp tục "nóng" đại hội đồng cổ đông 2019
Chia cổ tức bằng tiền mặt là đòi hỏi từ các cổ đông nhiều năm nay và điều này cũng dễ hiểu, bởi "đồng tiền liền khúc ruột". Tuy vậy, không ít ngân hàng muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu, dù được yêu cầu chia bằng tiền mặt.
Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, lãnh đạo cao cấp VPBank cho biết, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng ngày 26/4/2019 sẽ thông qua phương án chia cổ tức. Không tiết lộ con số cụ thể là bao nhiêu, nhưng vị này khẳng định, "chắc chắn sẽ chia và chia cổ tức bằng cổ phiếu".
Với VIB, ngân hàng này dự kiến chi trả 5,5% cổ tức bằng tiền mặt và 18% bằng cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Đồng thời, Ngân hàng sử dụng hơn 7,7 triệu cổ phiếu trong tổng số hơn 31,9 triệu cổ phiếu quỹ để thưởng cho nhân viên.
Tại SHB, lãnh đạo cao cấp Ngân hàng cho hay, đang đợi ý kiến từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về kế hoạch phân chia lợi nhuận cho cổ đông.
Nam A Bank có kết quả kinh doanh năm 2018 khả quan với lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 743 tỷ đồng, tăng 147% so với năm 2017. Theo đó, lợi nhuận không chỉ đảm bảo được yêu cầu tăng trưởng, mà còn đáp ứng được tính bền vững và hiệu quả, khi mức chia cổ tức năm 2018 được trình ĐHCĐ thông qua lên đến 16%.
Như thường lệ, tại ĐHCĐ, cổ đông mong muốn được chia cổ tức bằng tiền mặt, tuy nhiên, lãnh đạo Nam A Bank cho biết, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ, tăng năng lực tài chính cho Ngân hàng. Điều này được đại diện NHNN xác nhận.
Ông Võ Văn Thuần, Phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát, NHNN cho biết: "Tại TP.HCM, trong số 12 tổ chức tín dụng có trụ sở chính, một số ngân hàng chia cổ tức, có ngân hàng không chia và Nam A Bank chia cổ tức 16% bằng cổ phiếu là tích cực. Chủ trương chia cổ tức phải được NHNN thông qua sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ".
Đối với khối ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, lãnh đạo cao cấp Vietcombank chia sẻ: "Ngân hàng đang trình kế hoạch cổ tức năm 2018 với cơ quan chức năng và dự kiến chia cổ tức như năm 2017". Được biết, Vietcombank chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%.
Còn tại BIDV, lãnh đạo Ngân hàng thông tin, kế hoạch chia cổ tức 2018 đã trình cơ quan chức năng. Trước đó, Ngân hàng chi trả cổ tức năm 2017 bằng tiền mặt với tỷ lệ 7%.
Một lãnh đạo cao cấp NHNN xác nhận: "Các ngân hàng có vốn nhà nước đã trình phương án chia cổ tức. Việc chia cổ tức sẽ diễn ra bình thường như các năm, câu chuyện ở đây chỉ là chia bằng tiền mặt hay chia bằng cổ phiếu. Vấn đề này vẫn chưa quyết, bởi theo quy định, NHNN phải thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính".
Đáng chú ý, NHNN đang lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo Thông tư quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), thay thế cho Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013 của NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC. Trong đó, tại khoản 4, Điều 60, dự thảo Thông tư được bổ sung điểm đ) Các tổ chức tín dụng bán nợ nhận trái phiếu đặc biệt không chia cổ tức bằng tiền mặt để nâng cao năng lực tài chính và tạo nguồn xử lý nợ xấu cho đến khi trái phiếu đặc biệt được thanh toán.
Việc bổ sung này được NHNN lý giải là để đảm bảo các tổ chức tín dụng có khoản nợ xấu bán cho VAMC nhận trái phiếu đặc biệt tập trung nguồn lực để xử lý nợ xấu, bên cạnh 2 quy định về việc chia cổ tức đối với "tổ chức tín dụng bán nợ nhận trái phiếu đặc biệt có thời hạn trên 5 năm và tổ chức tín dụng được NHNN chấp thuận việc gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt" đã được quy định tại Thông tư 19/2013/TT-NHNN. Dự thảo Thông tư 19 (sửa đổi) bổ sung quy định về việc chia cổ tức của "tất cả các tổ chức tín dụng bán nợ nhận trái phiếu đặc biệt" tại điểm đ, khoản 4, Điều 60.
Theo đó, các quy định nêu trên sẽ kiểm soát việc chia cổ tức của các tổ chức tín dụng có khoản nợ xấu bán cho VAMC. Tuy nhiên, việc chia cổ tức của khối ngân hàng thương mại có vốn nhà nước vẫn phải được NHNN lấy ý kiến thống nhất với Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 5, Điều 23, Nghị định 93/2017/NĐ-CP.
Thực tế, không phải tất cả các ngân hàng đều chia cổ tức, đồng thời, không phải cổ tức được chia đều bằng tiền mặt. Một câu nói khá quen thuộc được lãnh đạo cơ quan quản lý cũng như lãnh đạo các ngân hàng thường nói là "cơm không ăn, gạo còn đó", bởi cổ tức chia bằng cổ phiếu để tăng tổng tài sản, tăng quy mô hoạt động, có lợi cho ngân hàng và cổ đông, vì giá cổ phiếu ngành này đang ở mức cao so với trước đây.
Không phải cổ đông nào cũng bằng lòng với câu chuyện này, nhưng để đảm bảo vốn theo chuẩn của Basel 2 và đặc biệt khi Thông tư quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC chính thức được ban hành, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ còn tiếp diễn.
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nhiều ngân hàng "nặng gánh" dự phòng rủi ro tín dụng: Liệu có đáng lo? Khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khiến lợi nhuận nhiều ngân hàng bị "bào mòn" trong năm 2018, thậm chí nhiều ngân hàng đã ghi nhận những khoản lỗ vào cuối năm. Dự phòng rủi ro "ăn mòn" lợi nhuận ngân hàng Năm 2018, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng có...