Lập đường dây nóng gỡ vướng khâu lưu thông hàng hoá
Hai Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương và Giao thông Vận tải đều thống nhất tháo gỡ những vướng mắc trong lưu thông hàng hoá và đây là nhiệm vụ cần phải làm ngay.
Sau quá trình khảo sát thực tế và làm việc với một số đơn vị, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương ghi nhận thêm một số khó khăn khiến hệ thống phân phối khó đưa hàng hoá vào TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam. Do đó, đường dây nóng liên Tổ công tác Công Thương – Giao thông Vận tải đã được lập để nhanh chóng phối hợp, xử lý các vướng mắc trong lưu thông, phân phối hàng hoá.
Chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 cầu Đá Bạc giáp ranh giữa thành phố Uông Bí ( Quảng Ninh) với thành phố Hải Phòng. Ảnh minh họa: Thanh Vân/TTXVN
Đây là giải pháp mà Bộ Công Thương chú trọng khi thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp, các nhà phân phối đang găp phải, hai Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương và Giao thông Vận tải đều thống nhất tháo gỡ những vướng mắc trong lưu thông hàng hoá và đây là nhiệm vụ cần phải làm ngay.
Bởi hiện nay, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó khăn còn nhiều nhưng nhiệm vụ Chính phủ giao phó là không để thiếu nguồn cung hàng hoá và không để dân thiếu lương thực thực phẩm, hàng hoá thiết yếu trong bất cứ tình huống nào. Trên cơ sở đề xuất của Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải nhất trí cho phép doanh nghiệp được tự mua kit test nhanh COVID-19 (được Bộ Y tế cho phép).
Cùng với đó, vận động doanh nghiệp vận tải hỗ trợ các địa phương vận tải và tiêu thụ nông sản có sản lượng lớn đang vào vụ thu hoạch, tham gia vào các mô hình bán hàng thiết yếu lưu động mùa dịch. Tổ công tác cũng đề xuất Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Hiệp hội vận tải TP Hồ Chí Minh hỗ trợ vận chuyển cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đã cung cấp đầu mối liên lạc và các mẫu thẻ nhận diện cho Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương để gửi tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo quy và liên hệ khi gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh về TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 với các thành viên Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng nhấn mạnh: Bộ Công Thương có nhiệm vụ bảo đảm việc cung ứng nguồn hàng hóa thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam. Tuy nhiên, việc đóng cửa các chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã làm tăng áp lực cho các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và người dân khó tiếp cận nguồn hàng.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, thực tế cho thấy TP Hồ Chí Minh đang thiếu các địa điểm để tập kết hàng hoá thay thế cho chợ đầu mối. Vì vậy, các tỉnh, thành phố khác cần cân nhắc việc đóng cửa chợ đầu mối, chợ truyền thống, tránh trường hợp người dân khó tiếp cận nguồn hàng.
Thứ trưởng cũng đề nghị, Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cần làm rõ, hướng dẫn cụ thể các quy định khi áp dụng việc siết chặt Chỉ thị 16/CT-TTg để các địa phương, Bộ ngành liên quan chủ động xây dựng kịch bản ứng phó cho phù hợp, hiệu quả.
Phát sinh thêm khó khăn
Liên quan đến việc cung ứng hàng hoá, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương cũng đã làm việc với các hệ thống phân phối tại TP Hồ Chí Minh gồm: Liên hiệp Hợp tác xã thương mại (Saigon Co.op), MM Mega Market, Vinmart, Aeon, Lotte Mart để nắm bắt tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa và các khó khăn, vướng mắc của hệ thống phân phối.
Qua quá trình khảo sát thực tế thị trường, lắng nghe các ý kiến từ đại diện doanh nghiệp, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương đã ghi nhận các hệ thống phân phối đang gặp 4 khó khăn lớn.
Đó là, chi phí phát sinh tăng do doanh nghiệp phải chịu thêm các chi phí trong tình hình dịch bệnh bao gồm chi phí xét nghiệm, chi phí cách ly cho nhân viên, chi phí vệ sinh, khử trùng.
Hơn nữa, các hệ thống đang gặp vấn đề khó khăn về kho dự trữ hàng trong trường hợp có lao động tại kho mắc COVID-19 khiến kho dự trữ phải đóng cửa nên cần có phương án về kho dự trữ thay thế. Ngoài ra, một số nhà cung cấp mặt hàng rau quả, trứng gà chưa đáp ứng đủ nhu cầu đặt hàng của siêu thị.
Không dừng lại ở đó, không ít doanh nghiệp cũng gặp khó khăn bởi việc thiếu nhân công làm việc tại hệ thống như: lái xe, nhân viên kho hàng, đóng gói, sơ chế, bán hàng… do các lao động mắc COVID-19.
Tổ công tác ghi nhận những khó khăn này và cho biết, Bộ Công Thương sẽ có kiến nghị Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 có hướng dẫn cụ thể khi áp dụng siết chặt Chỉ thị 16/CT-TTg để các địa phương, bộ ngành liên quan chủ động xây dựng kịch bản ứng phó cho phù hợp, hiệu quả.
Đặc biệt, hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối tháo gỡ khó khăn về nguồn nhân lực trong việc thiếu nhân viên bán hàng, nhân viên logistic, lái xe, chi phí xét nghiệm cho nhân viên. Đồng thời, các địa phương có chỉ đạo thống nhất việc thực hiện các quy định của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Y tế để tạo thuận lợi nhất cho hoạt động lưu thông hàng hóa thiết yếu.
Bách Hóa Xanh hứa trả lại tiền tính sai của khách, bồi thường thêm 100.000 đồng
Làm việc với Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công thương, CEO Bách Hóa Xanh cam kết hoàn trả mọi chênh lệch thiệt hại tính sai của khách hàng, đền thêm cho khách hàng 100.000 đồng/lần mua hàng.
Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công thương ngày 22-7 đã làm việc về vấn đề cung ứng hàng hóa và tuân thủ các quy định trong kinh doanh với hệ thống cửa hàng Bách Hóa Xanh sau những ngày lùm xùm khách tố tăng giá giữa đại dịch, tính sai giá hàng hóa...
Ông Trần Kinh Doanh - Tổng giám đốc Bách Hóa Xanh, cho biết hiện hệ thống có gần 2.000 điểm bán trên 24 tỉnh phía Nam, với lực lượng lao động 20.000 người, riêng TPHCM có 560 cửa hàng.
Thông thường, lượng hàng hóa luân chuyển qua hệ thống của Bách Hóa Xanh khoảng 1.300 - 1.500 tấn/ngày, gồm thực phẩm tươi sống và những hàng hóa thiết yếu khác. Thời gian TPHCM giãn cách chống dịch, lượng hàng tại hệ thống tăng lên gấp đôi, từ 2.000-3.000 tấn/ngày.
Nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh ở các tỉnh thành bị xử phạt vì bán hàng cao hơn giá niêm yết, không niêm yết giá hàng hóa. Ảnh: QLTT
Nói về chuyện khách tố tăng giá hàng hóa thiết yếu giữa đại dịch, CEO của chuỗi này cho rằng mỗi cửa hàng có từ 3.000-5.000 mã sản phẩm khác nhau, phần lớn số hàng hóa này giá không tăng.
Tuy vậy, trong những ngày đầu TPHCM áp dụng Chỉ thị 16, do áp lực giá cả đầu vào, cung ứng, vận chuyển hàng hóa... nên một số mặt hàng có tăng nhiều so với bình thường. Nhưng giá gần đây đã dần ổn định trở lại.
Về việc tính nhầm giá, vi phạm niêm yết giá... ông Doanh nói rằng trong lúc áp lực cầu thị trường tăng cao, khối lượng công việc lớn thì sai sót khó tránh khỏi, và doanh nghiệp đã khắc phục ngay.
Vị này cũng đưa ra thông tin trong ngày 21-7, Bách Hóa Xanh chuyển thông điệp đến khách hoàn trả mọi chênh lệch thiệt hại, đền khách hàng thêm 100.000 đồng/lần mua hàng. Chuỗi cam kết sẽ tuân thủ nghiêm theo các quy định, cố gắng ở mức cao nhất để cung ứng hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.
Theo Tổ công tác đặc biệt, Bách Hóa Xanh đã có một số vi phạm như niêm yết giá, tính giá nhầm.... và cần phải khắc phục ngay.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải ghi nhận những đóng góp của hệ thống trong việc tham gia vào các chương trình bình ổn, kết nối thị trường. Ông đánh giá doanh nghiệp rất tích cực đảm bảo cung ứng hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu trong bối cảnh các tỉnh, thành phố phía Nam áp dụng Chỉ thị 16.
"Tuy nhiên, gần đây hệ thống Bách Hóa Xanh đã có những vi phạm trong hoạt động kinh doanh và phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, cần có giải pháp khắc phục ngay", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Theo Thứ trưởng, với trách nhiệm quyền hạn được giao, Bộ Công Thương đã nhắc nhở, xử lý doanh nghiệp này theo đúng các quy định hiện hành.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải yêu cầu Bách Hóa Xanh cần tăng cường nguồn hàng, tăng việc bán hàng lưu động, nhất là với hàng hóa thiết yếu để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, vì thị trường trong giai đoạn tới sẽ có những diễn biến phức tạp, do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần quan tâm tiêu thụ nông sản để hỗ trợ nông dân, nhà sản xuất khi nhiều tỉnh phía Nam đang bước vào vụ thu hoạch. Đề nghị Bách Hóa Xanh cần hài hòa lợi ích kinh doanh và hỗ trợ tiêu thụ nông sản, cung ứng hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu để phục vụ nhu cầu của người dân.
Doanh nghiệp gồng mình gánh phí xét nghiệm khi áp dụng '3 tại chỗ' Các doanh nghiệp cho biết có thể lo được chi phí ăn ở, tổ chức làm việc tại chỗ, nhưng chi phí xét nghiệm 7 ngày/lần là rất khó, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cứ 7 ngày, một doanh nghiệp sản xuất với 500 công nhân thực hiện "3 tại chỗ" sẽ phải mất khoảng 75 triệu đồng cho chi...