Lập đề án cảnh báo sớm thiên tai khu vực miền núi, trung du Việt Nam
Việt Nam chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, phần mềm online hỗ trợ khai thác kết quả cảnh báo, dự báo theo diễn biến khí tượng để cập nhật các hiện tượng sạt lở, lũ bùn, lũ ống, lũ quét.
Cây cối nằm ngổn ngang, đất đá bồi lấp tạo nên cảnh tan hoang sau trận lũ quét, cô lập hoàn toàn xã Hướng Việt. Ảnh: TTXVN phát
Ngày 11/1, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường họp đánh giá việc lập Đề án “Điều tra, đánh giá chi tiết và xây dựng hệ thống quản lý thông tin – cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam”.
Đề án đặt mục tiêu tổng quát là điều tra, đánh giá chi tiết và cập nhật thông tin về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam trên cơ sở phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan nghiên cứu – quản lý – chính quyền – nhân dân địa phương và các tổ chức chính trị – xã hội; xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin hiện đại, thống nhất liên ngành phục vụ công tác cảnh báo sớm các khu vực nhạy cảm theo thời gian thực nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Trần Bình Trọng cho biết: Nhiều năm qua, các đơn vị thuộc Bộ cùng nhiều cơ quan liên quan, các tổ chức, cá nhân đã có nhiều công trình, nghiên cứu về cảnh báo nguy cơ thiên tai, tai biến địa chất và phân vùng tổng hợp nguy cơ thiên tai trên lãnh thổ Việt Nam.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, đóng góp không nhỏ vào việc phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại do trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét gây ra, song việc điều tra, quan trắc, cảnh báo về các tai biến nêu trên còn nhiều vấn đề tồn tại.
Trong đó, Việt Nam chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, phần mềm online hỗ trợ khai thác kết quả cảnh báo, dự báo theo diễn biến khí tượng thủy văn để chính quyền thôn, xã và người dân cập nhật các hiện tượng mưa lớn, trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét; chưa có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương trong triển khai đề án/dự án, đặc biệt chính quyền xã, già làng, trưởng bản trong điều tra chi tiết các xã (xác định các khối trượt nguy cơ rất cao, các tuyến lánh nạn, vị trí sơ tán, định cư người dân an toàn…).
Thêm vào đó, nước ta cũng chưa có mô hình cơ quan, tổ chức điều phối chung hợp lý, dẫn đến các kết quả nghiên cứu, điều tra, nguồn dữ liệu của các đề án, dự án, đề tài của cơ quan, tổ chức chưa được tổng hợp, lồng ghép kịp thời phục vụ hỗ trợ ra quyết định cảnh báo…
Video đang HOT
Đề án “Điều tra, đánh giá chi tiết và xây dựng hệ thống quản lý thông tin – cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam” góp phần khắc phục những tồn tại của giai đoạn trước và từng bước đáp ứng mong muốn của chính quyền, nhân dân các địa phương trong việc phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, tai biến trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Đề án cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể để ứng phó với trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét tại khu vực miền núi, trung du Việt Nam.
Đó là việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin – cảnh báo sớm theo thời gian thực; ứng dụng công nghệ 4.0, thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu và xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung thống nhất liên ngành phục vụ công tác cảnh báo sớm theo thời gian thực.
Xây dựng bộ tiêu chí và xác định được các khu vực có nguy cơ cao; lựa chọn được hệ phương pháp và mô hình phân vùng cảnh báo, ổn định mái dốc chi tiết, khả thi áp dụng tại các khu vực nhạy cảm; xây dựng được hệ thống quan trắc, giám sát để cảnh báo sớm theo thời gian thực.
Trong đề án cũng đề cập việc tiến hành nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai các nhiệm vụ; điều tra, đánh giá chi tiết trong thời gian ngắn nhất các khu vực nhạy cảm; chuyển giao kết quả, hướng dẫn sử dụng và giáo dục cộng đồng về công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại; lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc, giám sát và cảnh báo sớm theo thời gian thực; xây dựng Trung tâm quản lý thông tin – cảnh báo sớm…
Đề án dự kiến thời gian thực hiện từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2025 để đảm bảo tính cấp thiết, đáp ứng yều cầu thực tế trong công tác phòng tránh thiên tai…/.
4 tỉnh ở miền Bắc có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước là những tỉnh nào?
Tại hội nghị đánh giá Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 các tỉnh khu vực phía Bắc được tổ chức tại Thái Nguyên vừa qua thì miền Bắc có tới 4/5 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước là: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn.
4/5 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước là: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn.
Trong những năm qua, các tỉnh khu vực phía Bắc đã tập trung triển khai thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), trở thành khu vực triển khai Chương trình OCOP hiệu quả và đồng bộ nhất cả nước.
Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 vừa phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội nghị đánh giá Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 các tỉnh khu vực phía Bắc.
Hỗ trợ, kết nối các sản phẩm OCOP
Theo báo cáo kết quả Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, tính đến tháng 10/2020, đã có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm. Đã có trên 2.160 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao trở lên.
Sản phẩm OCOP khăn lụa tơ sen của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội) được nhiều người ưa thích. Ảnh: Ngọc Mai
Trong giai đoạn 2021-2025, Chương trình OCOP sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi ích và điều kiện địa phương; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung-cầu cho sản phẩm OCOP; nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP...
Đối với khu vực miền Bắc đã có 22/25 tỉnh tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. Số lượng sản phẩm được đánh giá cao, phân hạng là 1.209 sản phẩm, chiếm 55,74% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước. 4/5 tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước là: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Kạn. Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm thế mạnh của từng địa phương.
Điểm đáng chú ý, trong những năm qua, các tỉnh khu vực phía Bắc đã tập trung triển khai thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, trở thành khu vực triển khai Chương trình OCOP hiệu quả và đồng bộ nhất cả nước.
Với hơn 300 sản phẩm được "gắn sao" OCOP, Hà Nội là 1 trong những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP cao nhất cả nước. Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh văn phòng thường trực điều phối nông thôn mới Hà Nội cho biết: Riêng năm 2020, thành phố phấn đấu đánh giá, phân hạng khoảng 700 sản phẩm OCOP, đây là sự cố gắng nỗ lực lớn để đạt mục tiêu đề ra đến hết năm 2020, thành phố đánh giá, phân hạng 1.000 sản phẩm.
Đến nay, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm TP.Hà Nội đã tiến hành đánh giá lần 1 đối với 12 quận, huyện, thị xã với 358 sản phẩm OCOP đủ điều kiện từ 3 sao trở lên. Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2020, thành phố có thêm ít nhất khoảng 700 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng, đạt mục tiêu theo Quyết định số 3629 ngày 8/7/2019 của UBND thành phố là có 1.000 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng.
Theo ông Chí, điểm sáng tạo nổi bật của Hà Nội là trong 2 năm qua (2019-2020), ngành nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ, kết nối các sản phẩm OCOP. "Thông qua các chương trình trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương, Hà Nội không chỉ tôn vinh các chủ thể có sản phẩm được thành phố công nhận, cấp sao sản phẩm, mà còn hỗ trợ các hộ sản xuất, các doanh nghiệp nắm được thông tin thị trường, sản xuất theo đúng nhu cầu thị trường" - ông Chí thông tin.
Nâng thu nhập người dân
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, nhiều vùng, địa phương đã phát huy các lợi thế theo nhóm sản phẩm OCOP như: Các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng, khu vực miền núi phía Bắc... Từng bước hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP, đặc biệt là sự tham gia của các HTX, doanh nghiệp. Trong đó, tỷ lệ các chủ thể là các HTX ở nhiều vùng núi phía Bắc chiếm tỷ lệ cao, với 41% chủ thể là HTX OCOP của cả nước.
Bắc Kạn là một trong những địa phương ở miền núi phía Bắc thực hiện tốt Chương trình OCOP với hàng trăm tổ chức kinh tế, cơ sở sản xuất hưởng ứng tham gia. Đặc biệt quá trình triển khai OCOP, đã có nhiều HTX kiểu mới ra đời, nhiều cơ sở sản xuất, tổ sản xuất được hình thành, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại khu vực nông thôn. Các sản phẩm OCOP không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước, mà còn được đưa ra thị trường nước ngoài và được đón nhận.
Có thể kể đến những HTX, cơ sơ sản xuất tiêu biểu, có tiếng ở Bắc Kạn như: HTX miến dong Tài Hoan (xuất khẩu sản phẩm miến dong sang châu Âu), HTX nghệ Tân Thành (xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản), cơ sở sản xuất chân giò hầm tại huyện Chợ Đồn (mỗi tháng xuất bán khoảng 1.000 chiếc chân giò hầm ra thị trường)...
Giám đốc HTX miến dong Tài Hoan Nguyễn Thị Hoan cho biết, vào thời điểm năm 2018, HTX tham gia Chương trình OCOP và được công nhận sản phẩm 4 sao. Năm 2020 đã hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá sản phẩm OCOP quốc gia - tiềm năng đặt 5 sao. Vừa qua, sản phẩm miến dong của HTXđã được xuất khẩu sang Cộng hòa Séc với số lượng ban đầu khoảng 5,3 tấn.
Sản lượng tiêu thụ miến dong Tài Hoan ngày càng tăng, từ năm 2018 - 2019 tăng từ 100 tấn lên 200 tấn. Từ nguồn khách hàng, thị trường ổn định, HTX đã chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ dong riềng cho các hộ dân các xã trên địa bàn huyện, tạo điều kiện tiêu thụ thuận lợi và góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Quảng Nam ban hành tình huống khẩn cấp sạt lở đường tại Phước Sơn Hiện các tuyến đường giao thông huyết mạch lên các xã vùng cao của tỉnh Quảng Nam đã bị hư hỏng gây chia cắt, cô lập nhiều địa phương với hơn 3.000 người bị ảnh hưởng. Ngày 10/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã ký Quyết định về tình huống khẩn cấp sạt lở tuyến đường ĐH1 (đoạn Phước...