Lắp đặt tính năng hỗ trợ xuống dốc: Nên hay không?
Thực tế, tính năng hỗ trợ đổ đèo/xuống dốc chỉ thực sự hữu ích khi bạn chạy xe trên đường trơn trượt mà thôi.
Hệ thống hỗ trợ xuống dốc cũng giống như tên gọi của nó, làm nhiệm vụ kiểm soát tốc độ của xe khi xuống dốc hay đổ đèo. Ban đầu, chức năng này ứng dụng chủ yếu trên các dòng xe địa hình, off-road nhưng sau đó đã sớm đi vào các dòng xe crossover và giờ phổ biến trên mọi phân khúc. Tuy nhiên, tính năng hỗ trợ đổ đèo có thực sự cần thiết và có nên đáng để bạn bỏ tiền cho nó hay không?
Cơ chế hoat đông
Lắp đặt tính năng hỗ trợ xuống dốc: Nên hay không?
Hệ thống hỗ trợ xuống dốc/đô đeo được phổ biến trong khoảng vài năm trở lại đây, hoạt động dựa trên cơ chế của hê thông chông bo phanh hiên đai (ABS). Chức năng này sư dung cùng mạng lưới cảm biến trên lôp va cac mô-đun (modules) để kiêm soat lưc phanh đúng mức khi cần thiết. Khi xe tiến hành đổ đèo, hệ thống chông bo phanh cung vơi hô trơ đô đeo sẽ làm giam ap lưc phanh tư ban đap cua tai xê, sau đó xe tự động phanh và duy tri tôc đô cố định. Trong suốt quá trình này, hệ thống phanh sẽ có lực tùy biến để không bị bó và duy tri đô bam đương cua lôp xe.
Cách sử dụng
Hệ thống hỗ trợ đổ đèo thường được kích hoạt bằng cach bâm nut hoăc gat nut chuyên đôi. Khi bánh bắt đầu lăn đến vùng cát sỏi, tài xế sẽ không cần phải phanh hoặc tiến hành đổi số mà chỉ cần tập trung vào vô-lăng.
Chức năng này hoạt động tốt nhất khi xe sử dụng hê thông dân đông 4 bánh và đi ở cấp số thấp. Nếu không có chức năng hỗ trợ, tài xế sẽ cần xác định cấp số, mức độ chân ga để kiểm soát xe khi bắt đầu đổ đèo. Việc chọn cấp số không phù hợp hay phanh đột ngột quá mức sẽ khiến cho tình huống khá khó khăn, vậy nên chức năng hô trơ xuông dôc lúc này vô cùng cần thiết.
Có nên lắp đặt hỗ trợ xuống dốc hay không?
Video đang HOT
Trang tin tức ô tô Autoguide cho biết, đại đa số các hãng xe đều coi tính năng hô trơ đô đeo la một phần thiết yếu của xe giống như hệ thống kiểm soát độ bám đường, nhất là với dòng dẫn động bôn banh. Dù vậy, một số mẫu xe như Toyota Tacoma lại không lắp đặt tính năng này trên bản tiêu chuẩn mà chuyển vào danh sách tùy chọn dành cho cac phiên bản nâng câp như TRD Off-Road va RD Pro.
Thực tế, việc sử dụng tính năng này cũng không quá quan trọng, sự hữu ích của nó chỉ thực sự rõ ràng khi bạn cần kéo 1 chiếc xe khác trên môt đoan đương mon, hoặc khi bạn gặp phải tình huống đường quá trơn trượt mà thôi.
Theo Vnexpress
10 điều tuyệt đối không nên làm sau khi va chạm ô tô
Nhiều người khi gặp va chạm ô tô không thể giữ được đầu óc tỉnh táo và thường làm những chuyện khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là 10 điều bạn tuyệt đối không nên làm sau cú va chạm ô tô.
Hiện nay, ở Mỹ, tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông đang ở mức cao nhất trong suốt 50 năm qua. Và khi xe tự hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện thì câu hỏi đặt ra là có giải pháp nào cho tình trạng báo động trên không.
Sau một cú va chạm ô tô, người lái xe thường có xu hướng khó giữ được tỉnh táo và nhận thức để nhanh chóng xử lý tình huống. Để ngăn cho tình hình xấu càng trở nên tệ hơn nữa, hãy cùng Oto.com.vn tham khảo 10 điều tuyệt đối không nên làm sau khi xảy ra tai nạn ô tô. Dù có thể có những yếu tố khác gây ảnh hưởng tới tai nạn mà bản thân lái xe không thể kiểm soát được thì tốt nhất là vẫn nên giữ cho mình đủ tỉnh táo để biết phải làm gì.
1. Không dừng xe ô tô giữa đường
Không phải ngẫu nhiên mà trên đường lại xuất hiện những biển báo hướng dẫn lái xe tấp vào lề đường nếu người lái xe không bị chấn thương nặng sau tai nạn. Vội vàng xuống xe giữa làn đường để kiểm tra tình trạng hỏng hóc như thế nào chưa bao giờ là quyết định khôn ngoan. Vậy nên, để tránh tự mình gây thêm một tai nạn nữa thì hãy di chuyển xe tới khu vực ngoài luồng giao thông và gọi cho cảnh sát.
2. Đừng cố trốn khỏi hiện trường đi
Đâm vào xe ô tô đang đỗ, làm hỏng vòm bánh xe, làm gãy gương chiếu hậu của xe khác là những va chạm thường không được khai báo cho tới khi chủ xe bị hại quay lại và thấy "vết thương" trên xe mình. Đừng liều mạng bỏ đi vì biết đâu bạn đã lọt vào camera công cộng hay bị ai ở gần đó chứng kiến và ghi lại biển số xe. Ở Mỹ, bạn có thể bị phạt hàng nghìn USD cộng thêm khả năng phải lao động công ích nếu bị phát hiện đã trốn khỏi hiện trường. Hãy chịu trách nhiệm với việc làm của mình và cứ tưởng tượng xem nếu có ai đó cũng làm như thế với xe của bạn.
3. Đừng cố dọn dẹp hiện trường
Có những ý định tốt chỉ nên là ý định. Cảnh sát hoặc dịch vụ kĩ thuật sẽ tới và dọn dẹp hiện trường dù đó có là lỗi của ai. Tự mình ra đường để dọn mấy mảnh vỡ chỉ làm tình hình thêm tệ hơn thôi.
4. Đừng quên gọi cảnh sát
Dù tai nạn lớn hay bé, nếu có mảnh vỡ trên đường hay thấy xe bị hư hại đáng kể thì cũng nên báo cho những người có thẩm quyền. Ở một số bang của Mỹ, việc không báo cho các nhà chức trách về vụ va chạm có thể được xem như là phạm tội. Vậy nên, để tránh nguy cơ đó, hãy nhấc điện thoại lên. Cảnh sát cũng có thể giúp làm rõ sự việc và trách nhiệm của những bên liên quan.
5. Đừng xem nhẹ những cơn đau
Dù bạn thấy khỏe và xem một vết thương ở cổ không phải chuyện gì to tát để tiết kiệm một lần đi bệnh viện cùng kha khá hóa đơn chẩn đoán bệnh thì bạn vẫn nên đi gặp bác sĩ và kiểm tra ngay lập tức. Hẳn là bạn không muốn một cơn đau nửa đầu nhẹ lại trở thành một chứng bệnh mãn tính đâu.
6. Hãy quan tâm đến lái xe cũng trong vụ va chạm
Có những lúc chỉ cần một cử chỉ quan tâm lịch thiệp đối với người lái xe trong vụ va chạm cũng đã giúp tình hình bớt căng thẳng hơn nhiều. Khi mọi người trong xe bạn đã an toàn bên vỉa hè, hãy gọi điện cho cảnh sát. Sau đó, hãy qua xem tình hình của lái xe khác, đồng thời đảm bảo an toàn cho mình trên đường. Hãy nhớ rằng, cả hai đều cùng vướng phải vụ tai nạn và một hành động nhanh chóng cũng có khả năng cứu được một mạng người.
7. Tránh mọi sự đối đầu
Tức giận và thách thức người lái xe phía bên kia trong một vụ tai nạn (dù có là lỗi của họ hay không) cũng chỉ làm mọi việc thêm tồi tệ. Bạn đã có đủ việc với các loại giấy tờ hành chính phải giải quyết với bên công ty bảo hiểm, đừng phí năng lượng ẩu đả một cách vô ích.
8. Đừng nhận trách nhiệm
Dù có là lỗi hay không, nhận lỗi ngay lập tức không phải là một điều khôn ngoan. Bộ Giao thông Hoa Kỳ thậm chí còn khuyên người lái xe đừng nên vội vàng nhận trách nhiệm mà hãy đợi cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
9. Đừng quên chụp ảnh hiện trường
Chụp lại vụ tai nạn ô tô là việc quan trọng có thể đảm bảo rằng bạn có đủ bằng chứng chứng minh trong trường hợp phía bên kia đổ lỗi cho bạn hay không chịu nhận trách nhiệm. Ngay sau khi đảm bảo an toàn cho mọi người và đứng đợi cảnh sát đến giải quyết, hãy chụp lại ảnh hiện trường tai nạn và nếu có thể thì hãy tập trung làm rõ vụ đụng độ đã xảy ra như thế nào.
10. Không bao giờ đưa thông tin cá nhân cho người khác
Người duy nhất có quyền ghi lại thông tin cá nhân của bạn là các nhà chức trách. Chỉ cần người khác biết được số bảo hiểm của bạn thôi là xem như tất cả những thông tin cá nhân khác như số điện thoại, địa chỉ nhà, tài khoản email của bạn có thể bị lộ và bị lợi dụng. Đây là điều cần phải tránh bằng mọi giá.
Theo Vnexpress
Kinh nghiệm thay cần gạt nước ô tô mới nhất Cách thay gạt nước trên xe ô tô không quá phức tạp, chủ xe có thể tự tay thực hiện ngay tại nhà Gạt nước trên ô tô được gắn trên tấm kính chắn phía trước xe, với nhiệm vụ gạt bỏ nước đọng, rác bụi trên bộ phận này để mang lại tầm nhìn thoáng đãng cho người lái. Gạt nước trên...