Lập các hợp phần tích hợp vào Quy hoạch không gian biển quốc gia
Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc lập các hợp phần tích hợp vào Quy hoạch không gian biển quốc gia.
Hai chiếc xuồng của tàu Trường Sa 571 chở cán bộ và chiến sỹ từ đất liền ra thăm quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Y tế khẩn trương xây dựng, hoàn thành các hợp phần quy hoạch và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, tích hợp vào Quy hoạch không gian biển quốc gia như được giao tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 24/7/2020 của Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia.
Trong quá trình xây dựng, hoàn thành hợp phần quy hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách, các Bộ trên gửi thông tin, dữ liệu và nội dung quy hoạch của quy hoạch ngành quốc gia trong phạm vi không gian biển để Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng thời triển khai xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia theo đúng tiến độ quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung đẩy nhanh tiến độ lập, trình Quy hoạch không gian biển quốc gia bảo đảm chất lượng, có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu của thực tế, theo đúng Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 24/7/2020 của Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia, Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các quy định pháp luật liên quan.
Video đang HOT
Trong quá trình lập Quy hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải theo dõi chặt chẽ, nắm chắc tình hình thực hiện; trường hợp phát sinh các khó khăn, vướng mắc vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo và tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
Nghiên cứu tiêm phòng COVID-19 cho chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ Y tế nghiên cứu, xem xét, giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ đối với kiến nghị của Ban IV về tiêm phòng cho các chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đối với các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, đã được Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) tổng hợp trong báo cáo tháng Ba vừa qua.
Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ, đúng quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong xử lý kiến nghị, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ và trả lời đối với các phản ánh kiến nghị về vướng mắc trong triển khai hệ thống thuế điện tử, quy trình xét duyệt hoàn thuế xuất, nhập khẩu và vướng mắc chính sách thuế, hồ sơ thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu kiến nghị của Ban IV về đề xuất các cơ chế dạng "khung pháp lý thử nghiệm" (sandbox) cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Bộ Y tế nghiên cứu, xem xét, giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ đối với kiến nghị của Ban IV về tiêm phòng COVID-19 cho các chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng những vướng mắc, khó khăn vượt thẩm quyền.
Thực hiện nhiệm vụ được giao về tổng hợp tình hình, khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân định kỳ hàng tháng và đề xuất sáng kiến, giải pháp cụ thể, đảm bảo căn cứ khả thi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Ban IV đã báo cáo Thủ tướng nhiều vấn đề tổng hợp từ cộng đồng doanh nghiệp trong tháng Ba vừa qua. Trong đó, nổi bật là các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; câu chuyện ứng xử của một số cơ quan quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp trong nỗ lực khởi nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.
Theo Ban IV, thúc đẩy khởi nghiệp, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số là những chủ trương lớn Chính phủ đưa ra và liên tục có các chương trình khuyến khích doanh nghiệp thực hiện trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, diễn biến trong thực tế lại đang có những câu chuyện khiến cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là "còn khoảng cách lớn giữa chủ trương với thực thi."
Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, có nhiều đầu mối cơ quan quản lý nhà nước phụ trách các vấn đề của doanh nghiệp, bao gồm cả cơ quan quản lý chung tới các cơ quan quản lý chuyên ngành, nhưng lại chưa phát huy cơ chế "một cửa" thực sự để doanh nghiệp tham vấn, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh, khiến doanh nghiệp rất lúng túng mỗi khi liên hệ với cơ quan Nhà nước, nhất là các vấn đề liên ngành.
Tiêm vacccine phòng, chống dịch. (Ảnh: Thanh Tân/TTXVN)
Khi doanh nghiệp cần giải quyết một số quy trình, thủ tục có tính liên ngành, quá trình tương tác giữa các bộ liên quan thường ít có sự chia sẻ, gắn kết thông tin chủ động mà để doanh nghiệp phải trực tiếp làm việc với từng bộ. Còn ở cấp địa phương, dù nhiều địa phương cũng đã thành lập các mô hình liên ngành giao một sở, ngành nào đó làm đầu mối chính nhưng doanh nghiệp vẫn được chỉ dẫn để làm việc, tương tác trực tiếp với nhiều cơ quan liên quan thay vì chỉ tương tác với cơ quan đầu mối, khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, công sức và chịu áp lực, khó khăn không nhỏ trong suốt quá trình này.
Trong nỗ lực chuyển đổi số của doanh nghiệp để bắt kịp các cơ hội phát triển trên thế giới, nhằm tạo ra những giá trị gia tăng mới cho nền kinh tế theo các chủ trương và lời kêu gọi từ Chính phủ, còn rất thiếu vắng các cơ chế, chính sách mới phù hợp và tạo đà cho phát triển nền kinh tế số, dẫn tới tình trạng các cơ quan quản lý nhà nước có cách ứng xử chưa phù hợp, thường dùng khung khổ pháp lý hiện tại áp đặt với các mô hình kinh doanh mới, xử phạt các vấn đề phát sinh so với cách thức kinh doanh truyền thống, làm triệt tiêu sức sáng tạo và gây ảnh hưởng khá tiêu cực tới các doanh nghiệp.
Báo cáo của Ban IV cũng nêu lên kiến nghị, để có thể hoàn thành "mục tiêu kép", vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, Chính phủ xem xét ngoài 9 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí trong năm 2021 theo Nghị quyết 21/NĐ-CP, cần ưu tiên tiêm vaccine cho cả các chuyên gia người nước ngoài đang phụ trách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các nước tại Việt Nam.
Đây là nhóm đối tượng đặc thù, phải di chuyển nhiều, có nguy cơ lây nhiễm cao, nhưng do đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam nên không thể tiêm phòng vaccine theo chương trình của các quốc gia mà họ là công dân. Việc xem xét đưa nhóm đối tượng này vào danh sách ưu tiên tiêm phòng vaccine COVID-19 (có thể áp dụng cơ chế thu phí thay vì miễn phí) sẽ vừa có tác dụng phòng, chống dịch, lại vừa tạo sự khích lệ cho các hoạt động thúc đẩy, thu hút đầu tư, thương mại tại Việt Nam.
Bộ Tài nguyên Môi trường hạn chế ra vào vì có ca nghi nhiễm nCoV Quá nửa đêm 24/5, cán bộ và công chức Bộ Tài nguyên Môi trường vẫn chưa được về nhà, chờ thông báo của cơ quan y tế về ca nghi nhiễm nCoV làm việc ở Bộ. Đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường thông tin, sáng 24/5, một công chức đến trụ sở làm việc đã biểu hiện sốt nhẹ và đau họng....