Lập bàn thờ bố mẹ vợ trong nhà, cha bị anh em ruột từ mặt
Thương mẹ, cha tôi quyết định lập bàn thờ bố mẹ vợ trong nhà để tiện bề hương khói.
Thế nhưng, việc làm của ông bị các em ruột kịch liệt phản đối, thậm chí đòi từ mặt.
Mấy tháng nay, tình cảm gia đình tôi rơi vào cảnh hỗn loạn. Bố tôi không chỉ mâu thuẫn với các em ruột mà còn không tìm được tiếng nói chung với mẹ tôi.
Bao năm qua, bố tôi không hề tranh chấp tài sản hay xảy ra hiểu lầm dẫn đến xung đột với các em ruột. Mâu thuẫn chỉ bắt đầu khi ông quyết định thờ chung cả ông bà nội, ông bà ngoại của tôi trong nhà.
Ông bà nội tôi mất sớm. Là anh cả trong gia đình, bố tôi lập bàn thờ, thờ ông bà tại nhà riêng. Bố cũng nhận phần hương khói, giỗ chạp ông bà nội tôi mỗi năm.
Một thời gian sau, ông bà ngoại của tôi cũng lần lượt ra đi. Mẹ tôi là con gái một nên chịu trách nhiệm thờ phụng cha mẹ.
Thờ cả bố mẹ đẻ lẫn bố mẹ vợ trên cùng một bàn thờ, bố tôi bị các em đòi từ mặt.
Mấy năm đầu, mẹ tôi để bàn thờ ông bà ngoại ở quê, lâu lâu mới về thăm nom, nhang khói, cúng giỗ. Mỗi lần về quê, chứng kiến cảnh nhà hoang lạnh, bàn thờ phủ kín màng nhện, mẹ tôi không khỏi xót , buồn khổ, sầu não.
Gần đây, thương vợ có tuổi đi lại vất vả, bố tôi cho phép mẹ thỉnh vong linh ông bà ngoại lên thành phố, thờ ở nhà mình. Mẹ tôi lập tức đồng ý. Thế là bố mẹ chọn ngày lành tháng tốt, làm lễ thỉnh ông bà ngoại từ quê lên thờ trong nhà.
Tại nhà, bố mẹ tôi thờ chung ông bà nội, ông bà ngoại trên cùng một bàn thờ.
Từ khi được thờ phụng bố mẹ đẻ tại nhà mình, mẹ tôi vui, khỏe hẳn. Bà không còn rầu rĩ, buồn khổ như trước. Thế nhưng, niềm vui ấy không kéo dài được bao lâu.
Bố mẹ tôi thỉnh ông bà ngoại về nhà hương khói được nửa năm thì đến ngày giỗ của ông nội. Như thường lệ, bố mẹ tôi đặt tiệc, tổ chức giỗ. Hôm ấy bà con, cô chú tôi đều tề tựu đông đủ.
Video đang HOT
Khi đến thắp hương cho ông bà nội, cô chú tôi không giấu nổi sự bất ngờ vì thấy trên bàn thờ có thêm 2 khung ảnh thờ. Họ bắt đầu bàn tán, không hiểu vì sao bố tôi lại thờ một lúc cả cha mẹ ruột lẫn cha mẹ vợ trên cùng một bàn thờ như thế.
Trong bữa cơm, khi đã có hơi men, người chú kế sau bố tôi nói nửa đùa nửa thật rằng, mỗi lần đến giỗ, thắp hương, lạy bố mẹ đẻ lại phải lạy luôn bố mẹ của chị dâu. Chú út là người kịch liệt phản đối việc bố tôi cùng lúc thờ cả nhà nội lẫn nhà ngoại.
Chú nói thẳng rằng một nhà không thể thờ hai họ, người phụ nữ đã lấy chồng thì chỉ thờ cúng tổ tiên, cha mẹ chồng. Chú còn nói, việc thờ cúng như bố tôi không chỉ không đúng theo văn hóa tâm linh mà còn khiến gia đình, dòng họ mất lộc.
Bố tôi ra sức giải thích. Ông nói vì vợ là con gái một, không biết trông cậy vào ai để hương khói cho cha mẹ đẻ đã qua đời. Ông cũng cho rằng việc để vợ thờ cúng cha mẹ đẻ ở quê vừa tốn kém thời gian, sức lực vừa tốn tiền đi lại.
Tuy nhiên, lời giải thích của bố không được các em của ông thông cảm. Thậm chí, bố bị cho là sợ vợ, chiều vợ đến mức không làm chủ được gia đình.
Mẹ tôi khóc rưng rức rồi bóng gió rằng những ý kiến của em chồng là thiển cận, lạc hậu. Bà trách em chồng tàn nhẫn, không thấu hiểu, thông cảm cho nỗi khổ tâm của mình.
Không may những câu nói trong lúc nóng giận, buồn lòng của mẹ tôi lại đến tai cô, chú tôi. Thế là cả gia đình xào xáo, cãi nhau. Từ hôm đó, cô chú đòi từ mặt.
Không muốn làm mất tình cảm gia đình, bố tôi quyết định làm 2 ban thờ, một thờ ông bà nội, một thờ ông bà ngoại. Theo hướng dẫn của mọi người, ban thờ ông bà ngoại sẽ nhỏ hơn, thấp hơn ban thờ ông bà nội của tôi một chút.
Cách làm này khiến mẹ tôi không vui. Bà cho rằng cha mẹ mình chịu quá nhiều thiệt thòi, bị phân biệt đối xử dù đã mất. Bà trách bản thân không biết chọn chồng, rồi lại kêu than mình bất hiếu, không lo nổi chuyện hương khói cho cha mẹ.
Cuối cùng, bà nhất quyết đòi về quê sống để lập bàn thờ, thờ phụng bố mẹ đẻ. Sự kiên quyết của mẹ khiến bố tôi đau lòng. Mấy tháng qua, ông bị kẹt giữa vợ và các em của mình nên buồn bã, khổ sở thấy rõ.
Là con, tôi đau lòng khi chứng kiến cảnh bố mẹ khổ tâm. Tôi rất muốn chia sẻ, phân ưu cùng bố mẹ nhưng không biết phải làm thế nào. Mong mọi người hãy cho tôi những ý kiến thiết thực để tháo gỡ khúc mắc này.
Anh em đoàn kết cùng nhau góp tiền xây nhà báo hiếu bố mẹ tuổi già
Người ta thường nói "một mẹ có thể nuôi được 10 con, nhưng 10 người con lại không nuôi nổi một mẹ".
Thời xưa bố mẹ chỉ làm nông, không được học hành đầy đủ nhưng vẫn gắng sức nuôi các con ăn học nên người. Vậy nhưng khi đã khôn lớn trưởng thành và có gia đình riêng không ít người lại đùn đẩy trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ già. Người thì cho rằng đó là trách nhiệm của con cả, người thì cho rằng đó là trách nhiệm của con út hay người nào sống chung với bố mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ là của chung không phải trách nhiệm của riêng ai.
4 anh em cùng góp tiền xây nhà báo hiếu bố mẹ, hẹn khi già về quê ở chung.
Một mẹ nuôi được 10 con, nhưng 10 con lại không nuôi nổi một mẹ
Các bà, các mẹ ngày xưa đều sinh khá nhiều con, gia đình nào ít thì 2-3 con, nhiều thì 5-7 người là chuyện bình thường. Tuy đông con, kinh tế lại khó khăn nhưng bố mẹ vẫn đùm bọc nuôi lớn các con trưởng thành. Thế nhưng, sau khi có gia đình riêng, ít người con nào lại mong muốn ở chung với bố mẹ. Tôi từng đọc được hoàn cảnh của một cụ bà đã ngoài 90 tuổi vẫn phải cặm cụi ngồi bán trái cây vỉa hè.
Cụ tâm sự mình có 9 người con trong đó có 5 anh con trai và 4 cô con gái. Nhưng vì hoàn cảnh nghèo khó lại bệnh tật nên 4 người con trai của cụ lần lượt ra đi, còn lại một người tinh thần không tỉnh táo. Dù đã hơn 50 tuổi nhưng đầu óc chỉ như đứa trẻ, phải phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. 4 cô con gái của cụ đều đã lấy chồng, có gia đình riêng nên không thể đùm bọc cưu mang được mẹ và cậu út.
Một mẹ có thể nuôi được 10 con nhưng chưa chắc 10 người con đã nuôi nổi một mẹ. (Ảnh minh họa: CNBC)
Hay trường hợp của một cụ bà khác ở Hà Nội cũng có tới 9 người con. Trước đó bà tần tảo nuôi các con khôn lớn, thậm chí còn cho họ đất, giúp con cái xây nhà. Thế nhưng đến nay không hiểu vì lý do gì, cả 9 người con đều không ai chăm sóc bà, còn bà thì ngày nào cũng lang thang không nơi nương tựa. Thậm chí, có những ngày đi trên đường chạm mặt nhau mà các con cũng không chào mẹ một câu, coi như người dưng. Cụ bà cũng vì muốn giữ sĩ diện cho con nên đôi lúc có gặp trên đường bà cũng lảng đi.
Các con đều ở xung quanh bà, có chạm mặt nhau nhưng không ai quan tâm mẹ. (Ảnh: Cắt từ clip Cardina Memories)
Ở gần nhà tôi cũng có một cụ bà có 5 người con trong đó có 3 cậu con trai và 2 cô con gái. Vì tuổi cao nên cụ đã bị lẫn, không được tỉnh táo. Chính vì thế, anh em luôn đùn đẩy trách nhiệm trông nom cụ. Họ phân chia cho cụ cứ luân phiên ở nhà từng người con 1 tuần. Hết 1 tuần cụ lại phải thu dọn hành lý đi sang nhà người con tiếp theo. Nghe cách phân chia của con cái cụ chỉ biết rưng rưng nước mắt.
Hoàn cảnh của cụ bà này cũng từng khiến nhiều người thương cảm, dù có 3 con nhưng cụ vẫn phải vất vả mưu sinh. (Ảnh: Cắt từ clip L.T.T)
May mắn cụ có một chàng rể tốt, anh nhận trách nhiệm trông nom cụ, để cụ về sống hẳn với gia đình mình. Tuy nhiên lúc này các cậu con trai lại cho rằng vợ chồng anh nhăm nhe căn nhà cấp 4 của cụ. Cũng vì thế mà họ cãi nhau suốt không thôi, anh em chẳng còn nhìn mặt nhau nữa.
Bố mẹ là của chung, không phải trách nhiệm của riêng ai
Trên thực tế dù bố mẹ có đông con hay ít con thì trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ là trách nhiệm của tất cả con cái. Bởi trước đó khi sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta bố mẹ có phân biệt đứa nào được chăm nhiều hơn, đứa nào được ăn ngon hơn đâu. Khi bố mẹ về già điều mong mỏi nhất là có thể đoàn viên, sum họp cùng con cháu.
Nếu người con nào ở xa quê có thể góp tiền cùng các anh em xây một căn nhà chung để bố mẹ ở. Cuối tuần hoặc các dịp lễ tết ăn em cùng tụ họp về nhà. Những ai ở gần thì có trách nhiệm chạy qua chạy lại hoặc ở chung cùng bố mẹ.
Ngôi nhà 4 người con xây dành tặng bố mẹ ở Hà Tĩnh. (Ảnh: Dân Trí)
Trong đó phải kể đến câu chuyện 4 anh em góp tiền xây nhà từ 30 nghìn viên đá ong cho bố mẹ. Cụ thể, thông tin đăng tải trên báo Dân trí cho hay ông Bình (85 tuổi) và bà Hữu (75 tuổi) ở Hà Tĩnh có 4 người con lập nghiệp ở xa. Năm 2016, khi điều kiện kinh tế khá giả hơn, các con của ông bà đã cùng nhau góp tiền xây nhà ở quê báo hiếu bố mẹ.
Họ sử dụng 30 nghìn viên đá ong để xây dựng ngôi nhà thêm phần cổ kính, mang dáng dấp làng quê thời xưa. Ngôi nhà có 7 gian, trong đó có 2 gian nhà gỗ. Một trong những lý do khác khiến 4 anh em chọn đá ong làm nguyên vật liệu chính là bởi nó hấp thụ nhiệt kém, tỏa nhiệt nhanh. Vì vậy vào hè sẽ rất mát, còn đông về lại ấm rất tốt cho sức khỏe của bố mẹ.
Nét kiến trúc cổ kính tái hiện lại khung cảnh làng quê thời xưa được bố mẹ rất yêu thích. (Ảnh: Dân trí)
Hay mới đây nhất là trường hợp 4 anh em góp tiền tỷ xây biệt thự 700m2 báo hiếu bố mẹ được đăng tải trên báo Thể thao & Văn hóa. Đáng chú ý, ngôi nhà được làm tới 11 phòng ngủ đủ cho 11 thành viên. Họ đã hẹn nhau chờ tới lúc nghỉ hưu sẽ cùng nhau về quê "sống hòa thuận".
Căn biệt thự nhà vườn được 4 người con trai góp tiền xây tặng bố mẹ ở Thanh Hóa. (Ảnh: Người Đưa Tin)
Anh em đoàn kết, gia đình vui vẻ sum vầy
Đối với các bậc phụ huynh gia đình có từ 2 con trở lên điều họ mong mỏi nhất chính các con có thể đoàn kết, đùm bọc yêu thương nhau. Bởi con cái thì đứa nào cũng là khúc ruột của bố mẹ. Con cái có xích mích bố mẹ cũng không biết nên đứng về phía người nào. Đặc biệt là vấn đề chia tài sản là một trong những vấn đề khiến anh em dễ bất hòa với nhau nhất. Chính vì thế, bố mẹ cũng cần đối xử công bằng và phân chia thấu tình đạt lý.
Ngược lại, con cái cũng không nên chỉ chăm chăm vào tài sản mới chăm sóc bố mẹ. Với phần đất của bố mẹ ở quê tốt nhất nên để xây nhà thờ hoặc xây một căn nhà khang trang làm nơi thờ cúng ông bà tổ tiên cũng như nơi để anh em tụ họp mỗi dịp lễ tết.
Điều bố mẹ mong muốn nhất khi về già là cùng con cái sum vầy đoàn viên. (Ảnh minh họa: Maya Feller Nutrition)
Thay vì suốt ngày cãi vã, tranh giành khiến bản thân mệt mỏi, bố mẹ buồn lòng thì anh em đoàn kết, hòa thuận chẳng phải vui vẻ và ý nghĩa hơn sao? Bên cạnh đó nếu sinh sống và làm việc xa quê bạn cũng nên sắp xếp thời gian về thăm bố mẹ thường xuyên. Tại sao hồi nhỏ anh em lúc nào cũng hòa thuận, có gì cũng nhường nhịn bảo vệ nhau mà lớn lên lại xa cách như vậy? Đó là bởi chúng ta chưa đặt sự ưu tiên cho gia đình lên hàng đầu. Thay vì các cuộc vui cá nhân thì ngày lễ tết hãy dành thời gian để tụ tập với anh em, bố mẹ để vun đắp tình cảm.
Căn nhà với 11 phòng ngủ này cũng được 4 người con góp tiền xây tặng bố mẹ. (Ảnh: Zhihu)
4 người con trai hào hứng chụp ảnh cùng bố của mình. (Ảnh: Zhihu)
Không ít gia đình đời bố mẹ thì anh em rất thân thiết nhưng đến đời thứ 2 các con lại không mấy gần gũi. Thậm chí, nhiều anh chị em trong họ còn chẳng biết mặt nhau. Đó là do bố mẹ ít để con cái có dịp về quê, giao lưu. Chỉ cần anh em đoàn kết, luôn nhớ đến nhau thì gia đình sẽ luôn vui vẻ và đầy ắp tiếng cười.
Mẹ ra đi, 2 đứa trẻ bơ vơ sống cùng bà: Còn quá nhỏ để hiểu sự mất mát Mẹ ra đi đột ngột, những đứa trẻ còn quá nhỏ chưa hiểu được sự mất mát khiến người xung quanh đau lòng. Chẳng còn cách nào khác, các em phải về quê nương nhờ vào ông bà. Đứa trẻ hôn lên di ảnh mẹ trong ngày đưa tang. (Ảnh: Vietnamnet) 2 đứa trẻ ôm di ảnh mẹ nương nhờ vào bà ngoại...