Lào, Thái Lan, Campuchia đóng cửa trường, Hàn Quốc tiếp tục lùi lịch học
Thái Lan, Campuchia quyết định đóng cửa toàn bộ trường học trên cả nước, Lào đã ra lệnh tạm thời đóng cửa các nhà trẻ và mẫu giáo tới hết kỳ nghỉ Tết của Lào, trong khi Hàn Quốc tiếp tục lùi lịch khai giảng năm học mới vì Covid-19.
Lào đóng cửa trường học
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith quyết định đóng cửa nhà trẻ và mẫu giáo trên toàn quốc cho tới hết kỳ nghỉ Tết của Lào dù vẫn chưa có thông tin ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào tại đất nước này.
Ông Sisoulith đã chỉ đạo Lực lượng đặc nhiệm quốc gia về phòng chống và kiểm soát Covid-19 hợp tác với Bộ Giáo dục và Thể thao trong việc thực hiện đóng cửa trường học.
“Sau khi nghỉ Tết Lào, tình hình cụ thể sẽ được xem xét. Các nhà trẻ và mẫu giáo đóng cửa là một biện pháp phòng ngừa tốt nhất để tránh nguy cơ lây nhiễm ở trẻ em cho đến khi dịch bệnh có thể được kiểm soát”, Thủ tướng Thongloun nói.
Thái Lan sẽ đóng cửa các trường học trong vòng hai tuần
Quyết định trên được Chính phủ Thái Lan đưa ra trong bối cảnh nước này phát hiện ra 2 ca nhiễm Covid-19 ở hai trường đại học hàng đầu là Chulalongkorn và Mahidol.
Theo đó, tất cả các tổ chức giáo dục ở Thái Lan bao gồm các trường học, trường đại học và các trung tâm sẽ đóng cửa từ ngày 18-31/3.
Video đang HOT
Thủ tướng Prayut Chan O Cha cho biết: “Trường học là nơi diễn ra các hoạt động tập thể, do đó rất dễ dàng lây lan dịch bệnh. Các trường đại học, trường quốc tế, trung tâm phòng ngừa và mọi tổ chức giáo dục khác sẽ buộc phải đóng cửa”.
Thái Lan đã ghi nhận 30 trường hợp nhiễm Covid-19 vào ngày 17/3, nâng tổng số ca nhiễm lên 177.
Campuchia đóng cửa trường, bắt đầu kỳ nghỉ hè sớm
Bộ Giáo dục Campuchia đã tuyên bố đóng cửa tất cả các cơ sở giáo dục công và tư trên cả nước khi chính phủ Campuchia tăng cường ứng phó với đại dịch toàn cầu đang diễn biến phức tạp tại đất nước này.
Campuchia đóng cửa trường, bắt đầu kỳ nghỉ hè sớm
Tất cả các tổ chức giáo dục, từ mẫu giáo đến đại học ở cả trường công và tư sẽ bắt đầu kỳ nghỉ hè sớm cho đến khi có thông báo mới từ Chính phủ.
Bộ Giáo dục cho biết, các trường có thể sử dụng việc xếp loại từ tháng 12 cho đến tháng 3 để làm cơ sở chấm điểm cho học sinh trong học kỳ này.
Hàn Quốc tiếp tục lùi lịch khai giảng năm học mới
Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã tuyên bố tiếp tục lùi lịch khai giảng năm học mới 2 tuần, từ ngày 23/3 sang ngày 6/4 do lo ngại việc mở cửa trường học có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 vì học sinh học và ăn cùng nhau.
Như vậy cho tới nay, các trường học tại Hàn Quốc đã lùi lịch khai giảng 5 tuần. Trước đó, ngày 23/2, Bộ Giáo dục nước này đã thông báo lùi 1 tuần lịch khai giảng năm học mới, từ ngày 2/3 sang ngày 9/3, tại tất cả các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường giáo dục đặc biệt trên toàn quốc. Sau đó, Bộ lại quyết định lùi thêm 2 tuần lịch khai giảng, từ 9/3 sang 23/3.
Đây là lần đầu tiên năm học mới của Hàn Quốc được bắt đầu vào tháng Tư. Như vậy, dự kiến, các trường học trên toàn quốc cũng sẽ phải điều chỉnh lịch trình giảng dạy, đặc biệt là lịch thi tuyển sinh đại học.
Trường Giang (Channel News Asia, VOA Cambodia, Laotian Times, Yonhap/vietnamnet.vn)
Khởi động thí điểm giám sát tác động đập thủy điện Lào
Đại diện các nước hạ lưu Mekong khởi động chương trình giám sát tác động môi trường xuyên biên giới của đập Xayaburi và Don Sahong.
Mục tiêu của Chương trình Giám sát Môi trường chung tại Các dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong (JEM) là thu thập và chia sẻ dữ liệu khoa học liên quan đến vấn đề phù sa, nghề cá, chất lượng nước, sinh thái, thuỷ học, thuỷ lực học và những tác động xuyên biên giới của chúng, tiến sĩ So Nam, quan chức quản lý môi trường thuộc Ban thư ký Uỷ hội sông Mekong (MRC) cho biết trong lễ khởi động thí điểm JEM tuần trước.
Đập thuỷ điện Xayaburi ở Lào. Ảnh: ThaiPBS.
JEM sẽ đánh giá những ảnh hưởng môi trường của đập thủy điện Xayaburi và Don Sahong của Lào, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm đối phó với tác động xấu của các dự án thủy điện trên dòng chính của sông Mekong hiện nay và tương lai.
Chương trình sẽ thí điểm trong giai đoạn 2020-2021, giúp nhóm nghiên cứu hoàn thiện phương pháp giám sát để áp dụng trên quy mô châu thổ sông Mekong và tích hợp vào hoạt động của MRC. Đại diện Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam trước đó họp ở Norng Khai, Thái Lan để thảo luận về cách tiếp cận và phương pháp thực hiện JEM.
Sông Mekong có tổng chiều dài 4.880 km, chảy qua 6 nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Đập thuỷ điện Xayaburi ở phía bắc Lào được xây dựng từ năm 2012, đi vào hoạt động tháng 10/2019, có công suất 1.260 MW. Đây là công trình thuỷ điện đầu tiên trên dòng chính sông Mekong ở hạ nguồn. Trên thượng nguồn, Trung Quốc đang vận hành 8 đập thuỷ điện.
Đập thủy điện Don Sahong đang trong quá trình thi công và dự kiến đạt công suất 260 MW khi hoàn thiện.
Vũ Anh
Theo vnexpress.net
Các nước Mekong kêu gọi đập Xayaburi chia sẻ thông tin Đại diện các nước hạ lưu Mekong kêu gọi công ty vận hành đập thuỷ điện Xayaburi ở Lào chia sẻ dữ liệu hoạt động để có quy hoạch chung tốt hơn. Đề nghị của các nước thành viên Uỷ hội sông Mekong (MRC) với Công ty thuỷ điện Xayaburi, đơn vị hợp tác giữa chính phủ Lào và một công ty Thái...