Lào tăng tốc chuyển đổi số gắn với phát triển bền vững
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Bộ trưởng Công nghệ và truyền thông Lào, ông Boviengkham Vongdara đã nêu bật sự cần thiết phải đẩy nhanh chuyển đổi kỹ thuật số gắn với phát triển bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông thế giới Zhao Houlin cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Triển lãm Thế giới số 2021, tối 12/10/2021. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Phát biểu ngày 14/10, tại Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm thế giới số 2021, do Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam phối hợp với Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) tổ chức từ ngày 12 – 14/10 bằng hình thức trực tuyến, Bộ trưởng Boviengkham Vongdara nhấn mạnh tới 3 vấn đề chính liên quan tới giá cả và cơ sở hạ tầng; nội dung bản địa; các kỹ năng kỹ thuật số và sự nhận thức của người dân về kỹ thuật số. Ông cho biết bộ trên đang thúc đẩy sử dụng ngôn ngữ địa phương và tạo ra nội dung kỹ thuật số, bằng cách phát triển phông chữ tiếng Lào và bàn phím tiếng Lào cho máy tính và thiết bị di động.
Đề cập đến chủ đề “Cắt giảm chi phí: việc tiếp cận với giá cả phải chăng liệu có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số?”, Bộ trưởng Boviengkham Vongdara cho rằng việc cắt giảm chi phí chỉ là một phần giải pháp, bởi các yếu tố chính để tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số liên quan đến vấn đề hợp tác; việc đảm bảo hệ sinh thái, sự sẵn sàng của cơ sở hạ tầng; và nâng cao năng lực về hiểu biết kỹ thuật số.
Theo số liệu của ITU, hơn 90% dân số thành thị và hơn 70% dân số nông thôn trên thế giới được phủ sóng 4G, vệ tinh hoặc các công nghệ khác vào năm 2020, nhưng chỉ 51% dân số toàn cầu đang sử dụng Internet. Các rào cản đối với việc tiếp cận Internet gồm khả năng chi trả, kỹ năng kỹ thuật số, nhận thức của cộng đồng và sự tồn tại của nội dung liên quan trong các ngôn ngữ địa phương.
COVID-19 tại ASEAN hết 12/10: Indonesia ca mắc giảm 98%; Campuchia tiêm mũi 3 đại trà
Trong ngày 12/10, các nước ASEAN ghi nhận trên 30.000 ca nhiễm mới, 480 ca tử vong. Ca nhiễm mới tại Indonesia đã giảm trên 98% so với mức đỉnh điểm, trong khi Campuchia triển khai tiêm vaccine mũi 3 trên toàn quốc.
Học sinh đeo khẩu trang và tấm chắn giọt bắn phòng dịch COVID-19 tại trường học ở Yangon, Myanmar. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 12/10, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 30.673 ca mắc mới COVID-19 và 480 ca tử vong (có 3 quốc gia không cập nhật dữ liệu). Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 12.626.321 trường hợp và 269.773 ca tử vong. Toàn khối có 11.900.685 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 8 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Philippines ghi nhận 236 ca; Việt Nam ghi nhận 93 ca; Thái Lan báo cáo 84 ca; Campuchia thêm 17 ca và Lào thêm 2 ca tử vong. Các quốc gia gồm Singapore, Myanmar không cập nhật dữ liệu mới tính đến cuối ngày 10/10.
Với 9.445 ca nhiễm trong ngày 12/10, Thái Lan đứng đầu khu vực về ca mắc mới. Tổng ca bệnh ở nước này đã lên tới 1.730.364 ca, bao gồm 17.835 ca tử vong.
Philippines đứng thứ hai với 8.615 ca nhiễm, nâng tổng ca bệnh lên 2.683.372 trường hợp, bao gồm 39.896 ca tử vong. Malaysia cùng ngày ghi nhận 7.276 ca nhiễm mới, nâng tổng trường hợp mắc COVID-19 lên 2.353.579.
Indonesia chỉ ghi nhận 1.261 ca nhiễm trong ngày, nhưng nước này vẫn dẫn đầu khu vực về ca bệnh với 4.229.813 trường hợp và 142.763 ca tử vong. Trong khi số ca nhiễm mới ở Campuchia ổn định quanh mức 200 ca ngày, với 267 ca mới, mở ra hy vọng sẽ mở cửa lại nền kinh tế xã hội trong khoảng 10 ngày tới.
Video đang HOT
Dòng xe cộ tấp nập trên cầu Penang, Malaysia ngày 11/10 sau khi lệnh cấm đi lại liên bang được dỡ bỏ sau 9 tháng. Ảnh: Bernama
Campuchia bắt đầu tiêm mũi tăng cường trên toàn quốc
Ngày 11/10, Campuchia đã khởi động chiến dịch tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh chiến dịch tiêm phòng cho 10 triệu người trưởng thành tại nước này đã hoàn thành trên 99%.
Phát biểu tại lễ khởi động chiến dịch tiêm phòng mũi tăng cường, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cho biết vaccine là yếu tố cơ bản trong chiến dịch chống dịch của Campuchia và nước này cam kết tiêm phòng cho tất cả người dân càng sớm càng tốt để đạt miễn dịch cộng đồng, tiến tới mở cửa du lịch trong nước, du lịch quốc tế và các lĩnh vực kinh tế-xã hội sớm nhất có thể.
Theo thống kê của Campuchia, 99,24% người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) tại nước này đã được tiêm phòng ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 và hơn 95% trong số đó đã tiêm đầy đủ hai mũi.
Học sinh khử khuẩn tay và đo thân nhiệt trước khi vào lớp học tại Phnom Penh, Campuchia ngày 15/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ Y tế Campuchia, ngày 12/10 là ngày thứ 11 số ca mắc mới COVID-19 tại Campuchia dao động quanh mức 200 ca/ngày, thấp hơn nhiều so với mức trên 800 ca/ngày vào cuối tháng 9/2021.
Báo Khmer Times cùng ngày dẫn lời đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Campuchia Li Ailan cho biết tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 ở mức cao là cơ sở tốt để Campuchia tính tới mở cửa trở lại nền kinh tế và xã hội một cách an toàn và có trách nhiệm.
Tuy nhiên, theo bà Li Ailan, chỉ vaccine thôi là chưa đủ mà cần kết hợp tiêm phòng với các biện pháp phòng dịch và năng lực chăm sóc sức khỏe. WHO đang làm việc để đưa ra các khuyến nghị về chính sách và hỗ trợ kỹ thuật hướng tới sống chung an toàn với dịch COVID-19 cũng như các dịch bệnh khác trong tương lai.
Indonesia mở cửa hàng không quốc tế từ 14/10
Indonesia vừa cán mốc tiêm 150 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trở thành quốc gia đứng thứ năm thế giới về tổng số liều vaccine đã được tiêm. Số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày ở Indonesia đã giảm khoảng gần 30 lần, hiện trung bình 1.700 ca mới/ngày. Với nhận định rằng COVID-19 tại Indonesia có thể trở thành bệnh đặc hữu vào năm 2022, chính phủ nước này đã xây dựng lộ trình chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu, chuẩn bị lộ trình "bình thường mới" để triển khai khi đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Banda Aceh, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo lộ trình này, vào ngày 14/10, các cửa khẩu hàng không quốc tế của Indonesia sẽ mở lại đón du khách từ 18 quốc gia, trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và New Zealand. Khi 70% dân số tiêm đủ 2 liều, biên giới sẽ được mở hơn nữa. Để hoàn thành mục tiêu này, quốc gia Vạn đảo sẽ hoàn tất tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi trước lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới.
Trước mắt, Indonesia có kế hoạch mở cửa thí điểm đảo du lịch Bali cho du khách nước ngoài từ giữa tháng này. Thời gian cách ly đối với các trường hợp nhập cảnh Indonesia sẽ được rút ngắn từ 8 ngày xuống còn 5 ngày.
Trong một diễn biến khác, ngày 11/10, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan cho biết quốc gia này sẽ hoàn tất tiêm chủng phòng COVID-19 cho người cao tuổi trước lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới.
Ông Luhut cho biết Tổng thống Joko Widodo cùng ngày đã chỉ đạo về chiến lược chuẩn bị cho Giáng sinh và Năm mới, theo đó lưu ý các bộ ngành liên quan nâng cao cảnh giác trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang giảm mạnh.
: Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Batu, Malaysia, ngày 15/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong tuần qua, số ca mắc mới hằng ngày trên toàn Indonesia đã giảm 98,4%, trong khi số ca mắc mới tại hai hòn đảo Java và Bali đông dân giảm tới 98,9% so với mức đỉnh điểm. Bộ trưởng Luhut khẳng định yêu cầu tối thiểu để giảm PPKM từ cấp độ 3 xuống cấp độ 2 hoặc cấp độ 1 là tăng tỷ lệ tiêm chủng ở nhóm người cao tuổi. Tới ngày 10/10, tỷ lệ này đã đạt 40% tại Java và Bali, tăng 8% so với ngày 13/9 - thời điểm yêu cầu này được công bố.
Thái Lan đón khách quốc tế từ 1/11
Tại Thái Lan, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha vừa công bố kế hoạch mở cửa trở lại để đón du khách quốc tế đã tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19 đến nước này bằng đường hàng không từ các quốc gia được coi là có nguy cơ thấp từ ngày 1/11.
Thái Lan cũng thông báo mở cửa thêm 5 địa điểm du lịch, gồm Bangkok, Chiang Mai (các huyện Muang, Mae Rim, Mae Taengvà Doi Tao), Prachuap Khiri Khan (huyện Hua Hin), Phetchaburi (huyện Cha-am) và Chon Buri (các huyện Pattaya, Bang Lamung và Sattahip) cho du khách từ đầu tháng 11 với điều kiện cho tới thời điểm đó tại những khu vực này không có ổ dịch COVID-19 lớn nào. Kế hoạch này được triển khai theo mô hình "Hộp cát Phuket" thực hiện từ tháng 7 và đã mang về 2,33 tỷ baht (68,83 triệu USD) cho nền kinh tế Thái Lan.
Thủ tướng Prayuth trước đó từng cam kết tái mở cửa đất nước ngay trong tháng 10 và tuyên bố đẩy nhanh chiến dịch triển khai vaccine để đạt mục tiêu 70% dân số được tiêm chủng. Đến nay, 48% người dân Thái Lan đã được tiêm ít nhất một liều vaccine, trong khi 30% đã tiêm đủ hai liều.
Các vũ công biểu diễn tại một ngôi đền ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 12/10, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) công bố thêm 9.445 ca mắc mới và 84 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên hơn 1,73 triệu ca, trong đó có 17.835 ca tử vong. Theo CCSA, số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 ở Thái Lan đang có xu hướng ổn định sau nhiều tháng nước này áp đặt lệnh phong tỏa ở nhiều khu vực. Cho đến nay, hơn 61 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm ở Thái Lan. Hơn 33% dân số nước này đã tiêm phòng đầy đủ, trong khi ít nhất 50% dân số đã tiêm ít nhất một mũi vaccine.
Philippines đang dần mở cửa thủ đô
Philippines cũng đang dần mở cửa thủ đô. Bộ Y tế Philippines cho biết các nhà hàng và dịch vụ chăm sóc cá nhân ở vùng đô thị Manila được phép tăng gấp đôi công suất hoạt động, lên mức 20%. Các phòng tập gym cũng được nối lại hoạt động, nhưng chỉ mở cửa cho những khách hàng đã được tiêm chủng ngừa đầy đủ. Các động thái nới hạn chế và mở cửa bắt đầu được thực hiện trong bối cảnh Philippines nỗ lực phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống cảnh báo theo cấp độ và phong tỏa quy mô nhỏ được áp dụng từ 16/9 vẫn sẽ được duy trì đến ngày 15/10, giúp các hoạt động diễn ra linh hoạt hơn và thêm nhiều doanh nghiệp tái mở cửa.
Để chuẩn bị mở cửa đón khách quốc tế, Philippines đang xem xét khả năng áp dụng mô hình "Hộp cát Phuket", đẩy nhanh việc tiêm chủng cho lao động ngành du lịch và giảm bớt các hạn chế đi lại. Tính đến ngày 14/9, Philippines đã cấp "Tem du lịch an toàn" cho 3 điểm đến và hơn 200 cơ sở lưu trú.
Nhân viên đeo khẩu trang, sử dụng tấm nhựa chắn phòng lây nhiễm COVID-19 tại văn phòng ở Taguig, Philippines, ngày 15/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thứ trưởng Du lịch Philippines Verna Buensuceso cho biết nước này đang xây dựng các hành lang du lịch tại châu Á, ví dụ như "làn đường xanh" với Hàn Quốc, Nhật Bản đưa khách bay thẳng tới các điểm đến ở Philippines. Những chuyến bay charter chở khách du lịch sẽ được áp dụng các quy trình chuyên biệt. Philippines cũng đang nghiên cứu khả năng tích hợp các loại giấy thông hành COVID-19 phổ biến hiện nay như Thẻ IATA hay Chứng nhận tiêm phòng COVID-19 của Liên minh châu Âu.
Lào lo ngại gia tăng ca tử vong trong nhóm chưa tiêm vaccine
Ngày 12/10, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, số ca tử vong vì dịch COVID-19 tại nước này tiếp tục tăng thêm 3 ca lên tổng số 33 ca. Như vậy, chỉ trong hai ngày, Lào có 7 ca tử vong vì COVID-19, trong đó chủ yếu là người chưa tiêm vaccine phòng bệnh và có bệnh lý nền.
Thông báo của bộ trên cũng xác nhận 549 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có tới 540 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào hiện là 29.398 ca. Đáng chú ý, số ca cộng đồng tại thủ đô Viêng Chăn tiếp tục tăng cao với 387 ca, cho thấy dịch có nguy cơ lây lan trên diện rộng.
Một tuyến phố bị phong tỏa để phòng dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 20/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trước tình hình trên, Bộ Y tế Lào đã lập kế hoạch ứng phó để đáp ứng yêu cầu điều trị và cách ly, đồng thời đẩy mạnh tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các nhóm đối tượng theo kế hoạch. Bộ này cũng kêu gọi mọi người dân thuộc mọi thành phần xã hội chung tay thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh xảy ra một đợt bùng phát dịch mới.
Bên cạnh đó, Ủy ban Chuyên trách về phòng ngừa COVID-19 của Lào tiếp tục kêu gọi người dân, đặc biệt là người cao tuổi và người có bệnh nền, khẩn trương đến các cơ sở y tế để tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Lào thêm 309 ca mắc mới, 4 ca tử vong do COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Bộ Y tế Lào ngày 11/10 cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 309 ca mắc mới COVID-19, trong đó có tới 303 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 28.850 trường hợp. Một...