Lào khẩn trương truy vết người tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Lào đang khẩn trương truy vết những người tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm cho một người dân Viêng Chăn tại một điểm xét nghiệm dã chiến. Ảnh: Phạm Kiên/Pv TTXVN tại Lào
Phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn dẫn thông báo của Bộ Y tế Lào ngày 21/9 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 331 ca mắc mới COVID-19, trong đó có tới 296 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Bộ này cho biết khu vực thủ đô vẫn là điểm nóng về dịch COVID-19 khi ghi nhận số ca lây nhiễm cộng đồng trong một ngày cao nhất cả nước với 176 ca, trong đó chủ yếu là ở ổ dịch nhà máy may được phát hiện từ ngày 18/9. Ngoài ra, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn tiếp tục gia tăng tại một số tỉnh như Champasak, Khammuan… Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 19.730 ca, trong đó có 16 người tử vong.
Trước tình hình trên, Sở Y tế Viêng Chăn đang khẩn trương truy vết người tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm cộng đồng gần đây nhằm nỗ lực khống chế nguy cơ dịch bùng phát trên diện rộng. Hiện cơ quan chức năng đang tăng cường phun khử trùng tại các địa điểm có liên quan đến ca mắc COVID-19 và kêu gọi những người từng tiếp xúc gần với bệnh nhân đến ngay trung tâm dã chiến trên địa bàn thủ đô để lấy mẫu xét nghiệm.
Video đang HOT
Đồng thời, Chính quyền thủ đô Viêng Chăn cũng yêu cầu các siêu thị và cửa hàng tiện lợi đóng cửa trong giai đoạn thành phố phong tỏa để phòng ngừa dịch bệnh. Các chợ thực phẩm có thể mở cửa và chỉ được bán sản phẩm nông nghiệp, đồ tươi sống, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch. Các trạm xăng có thể hoạt động bình thường nhưng phải đóng cửa trước 18h hằng ngày.
Lo ngại nguy cơ dịch bệnh lan rộng, nhiều tỉnh của Lào cũng có lệnh phong tỏa trở lại để phòng dịch COVID-19. Chính quyền tỉnh Huaphan vừa ban hành lệnh phong tỏa, ngừng mọi hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh. Người muốn ra vào tỉnh Huaphan cần tiêm đủ vaccine và cách ly 14 ngày; trong khi người đến từ vùng đỏ phải cách ly 21 ngày.
Chính quyền tỉnh Xieng Khuang, tỉnh Champasak cũng vừa ra lệnh phong tỏa những địa phương có báo cáo ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong khi đó, tỉnh Salavan vẫn duy trì lệnh phong toả từ ngày 10/9. Bên cạnh đó, các lễ hội tôn giáo, hoạt động tập trung đông người ở các tỉnh cũng bị cấm. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là truy tố theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, một số tỉnh của Lào cho phép trường học không nằm trong vùng đỏ được mở cửa trở lại, với điều kiện phải tuân thủ chặt chẽ quy định phòng ngừa dịch bệnh như tỉnh Huaphan, Xieng Khuang, Attapeu, Savannakhet. Đối với các trường học chưa thể mở cửa trở lại, giáo viên và học sinh được khuyến khích dạy và học trực tuyến, sử dụng các nền tảng điện tử cũng như cơ sở dữ liệu mà Bộ Giáo dục và thể thao phát triển để đảm bảo không bị chậm chương trình, cũng như dần thích ứng với điều kiện bình thường mới.
Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại một số nước châu Á
Bang New South Wales, tâm điểm trong làn sóng bùng phát dịch tồi tệ nhất tại Australia, lại chứng kiến số ca mắc mới COVID-19 gia tăng.
Người dân được xét nghiệm COVID-19 tại Sydney, Australia. Ảnh: AAP/TTXVN
Theo đó, bang này đã ghi nhận 1.022 ca mắc mới trong ngày 21/9, cao hơn so với con số 935 ca của ngày trước đó. Ngoài ra, bang New South Wales cũng ghi nhận thêm 10 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong trong đợt dịch mới nhất này lên mức 255 ca.
Tại nước láng giềng New Zealand, giới chức y tế nước này thông báo đã ghi nhận 14 ca mắc biến thể Delta trong bối cảnh Auckland -thành phố lớn nhất nước này- hạ mức cảnh báo từ cấp độ 4 xuống cấp độ 3 từ nửa đêm 21/9.
Với số liệu trên, tổng số ca mắc COVID-19 trong đợt bùng phát dịch lần này tại New Zealand đã lên tới 1.085 ca, thành phố Auckland đã duy trì mức cảnh báo cấp độ 4 - mức cao nhất trong biện pháp phong tỏa, trong hơn 1 tháng qua. Theo mức cảnh báo này, các trường học, hoạt động kinh doanh không thiết yếu vẫn phải đóng cửa.
Trong khi đó, các địa phương khác tại nước này sẽ duy trì mức cảnh báo cấp độ 2 với việc hoạt động kinh doanh và trường học được phép mở cửa. Quy định đeo khẩu trang là bắt buộc tại một số cơ sở nhất định và các cuộc tụ tập không được phép vượt quá 50 người. Kể từ khi đại dịch bùng phát từ năm ngoái, New Zealand đã ghi nhận tổng cộng 3.739 ca mắc.
Trong khi đó, Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc ngày 21/9 thông báo Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 42 ca lây nhiễm trong cộng đồng, tất cả đều tập trung tại tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam nước này.
Ngoài ra, Trung Quốc đại lục cũng ghi nhận 30 ca mắc mới nhập cảnh, tập trung chủ yếu tại tỉnh Vân Nam. Kể từ khi dịch bùng phát tới nay, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 95.810 ca mắc COVID-19, trong đó gồm 4.636 ca tử vong.
Ngày 20/9, Malaysia cũng thông báo đã ghi nhận 14.345 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này kể từ khi dịch bùng phát lên mức 2.112.175 ca.
Nước này cũng ghi nhận thêm 301 ca tử vong mới, nâng tổng số bệnh nhân không thể qua khỏi do COVID-19 kên 23.744 ca.
Tại Ấn Độ, thống kê mới nhất của Bộ Y tế nước này đã ghi nhận tổng số ca mắc là 33.504.534 ca. Ấn Độ cũng ghi nhận thêm 252 ca tử vong mới. Hầu hết số ca mắc mới và tử vong mới đều tập trung tại bang miền Nam Kerala.
Trên 2,6 triệu ca mắc, 57.000 ca tử vong do COVID-19 trong tuần qua Trong bản tin dịch tễ học hằng tuần được công bố vào ngày 30/6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã có thêm hơn 2,6 triệu ca mắc COVID-19 và 57.000 trường hợp tử vong được ghi nhận trên thế giới trong tuần qua. Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Manaus, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN Bản tin cho...