Lào ghi nhận 2 ca bệnh COVID-19 đầu tiên
Với 2 ca ở Lào do Bộ Y tế nước này công bố chiều 24-3, toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á đều đã ghi nhận ca bệnh COVID-19.
Lào là quốc gia cuối cùng ở Đông Nam Á ghi nhận ca nhiễm virus corona – Ảnh: Laotian Times
Chiều 24-3, Bộ Y tế Lào xác nhận vừa có 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên.
Cả 2 người đều là công dân Lào. Một người là nữ hướng dẫn viên du lịch đưa nhóm khách châu Âu đi quanh nước Lào. Người còn lại là nhân viên khách sạn.
Tính đến sáng ngày 24-3, Lào vẫn là quốc gia Đông Nam Á duy nhất chưa có ca nhiễm virus corona nào. Malaysia đứng đầu về số ca nhiễm với 1.518 ca và Indonesia đứng đầu về số ca tử vong với 49 ca, theo Reuters.
Video đang HOT
Theo báo Laotian Times, Lào đã xét nghiệm hơn 100 trường hợp nghi nhiễm, và các chuyên gia thống nhất rằng virus có khả năng đã lây lan qua biên giới Lào nhưng chưa bị phát hiện.
Chính phủ Lào cũng nhận được những lời khen cho việc ban bố các biện pháp phòng dịch như đóng cửa trường học và địa điểm công cộng, đóng cửa biên giới cũng như xây dựng cơ sở khám bệnh cho người nhiễm COVID-19 từ trước khi có ca nhiễm nào được ghi nhận.
Hôm qua, 23-3, hàng ngàn người lao động Lào tràn ngập các trạm kiểm soát biên giới Thái – Lào, mong về nước trước khi biên giới Lào đóng cửa.
MINH KHÔI
Pháp thực nghiệm lâm sàng thuốc chữa Covid-19
Nghiên cứu cho thấy việc kết hợp kháng sinh và thuốc sốt rét cho kết quả khả quan nhưng cần thử nghiệm nhiều hơn và người dân không nên tự ý điều trị .
Theo Novinite, các nhà khoa học Pháp vừa công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng về sự kết hợp của hai loại thuốc hydroxychloroquine và azithromycin nhằm chống lại virus SARS-Cov 2 mới. Nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí International Magazine of Antimicrobial Agents.
Đến nay, không có thuốc đặc trị nào được công nhận chữa hết Covid-19. Hàng trăm thử nghiệm lâm sàng trên toàn thế giới đang cố chứng minh tác dụng của các loại thuốc trên thị trường với virus SARS-Cov 2.
Hiện chưa có loại thuốc nào được công nhận đặc trị được Covi-19. Ảnh: Getty.
Các nghiên cứu được thực hiện xoay quanh hai nhóm thuốc là remdesivir, một loại thuốc tiêm tĩnh mạch có hoạt tính kháng virus. Nhóm thứ hai là thuốc chống sốt rét gồm chloroquine và hydroxychloroquine.
Trong phòng thí nghiệm, cả ba loại thuốc trên đều có thể chống lại các loại virus corona mới. Trong đó, chloroquine được sử dụng như loại thuốc chính để chống lại virus gây Covid-19 được Trung Quốc khuyến nghị. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng vẫn luôn cần thiết.
Vì vậy, các nhà khoa học Pháp đã thử nghiệm lâm sàng và so sánh kết quả của phương pháp chỉ sử dụng hydroxychloroquine và kết hợp với kháng sinh azithromycin để điều trị Covid-19. Việc thực nghiệm diễn ra tại Viện Bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới, Đại học Marseille, Pháp.
Nghiên cứu được thực hiện trên 30 bênh nhân trưởng thành, những người có và không có triệu chứng Covid-19 nhưng đã được xét nghiệm dương tính với SARS-Cov 2. Có 16 người không đồng ý thử nghiệm thuốc mới được xếp vào cùng nhóm. Nhóm này được điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn.
Kết quả thực nghiệm 30 người cho thấy việc kết hợp hai loại thuốc hydroxychloroquine và azithromycin cho hiệu quả tốt hơn (đường màu xanh).
14 bệnh nhân còn lại được cho uống 200 miligam hydroxychloroquine sulfate 3 lần/ngày trong 10 ngày liền. Ngoài hydroxychloroquine, sau người trong số họ bổ sung 500 miligam azithromycin/ngày trong 2 ngày đầu. Sau đó, lượng azithromycin được giảm xuống còn 250 miligam/ngày trong 4 ngày tiếp theo.
Kết quả, 6 bệnh nhân dùng kết hợp hydroxychloroquine và azithromycin có biểu hiện rất tốt. Trong ngày thứ 5 điều trị, tất cả 6 bệnh nhân đều được xét nghiệm âm tính. Nhiều ngày sau đó, kết quả xét nghiệm của 6 người này cũng âm tính.
Những bệnh nhân chỉ dùng hydroxychloroquine đã không khỏi bệnh. Vào ngày thứ 8, một bệnh nhân bắt đầu dùng kết hợp azithromycin. Đến ngày thứ 9, kết quả xét nghiệm của người này là âm tính với Covid-19.
Các nhà khoa học lưu ý đây chỉ là thử nghiệm rất nhỏ nhưng kết quả của nó rất đáng khích lệ. Tuy vậy, cần lưu ý các loại thuốc này là thuốc kê đơn chỉ sử dụng khi có chỉ định, theo dõi và hướng dẫn của thầy thuốc để phòng ngừa hoặc điều trị sốt rét cấp tính, diệt amip ngoài ruột, điều trị viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, phản ứng dị ứng với ánh sáng (da nhạy cảm với ánh sáng).
Bộ Y tế Việt Nam đã cảnh báo việc người dân tự ý mua thuốc chứa hoạt chất chloroquin/hydroxychloroquin để điều trị, dự phòng Covid-19 có thể gây nguy hiểm tính mạng do thuốc có một số tác dụng phụ nghiêm trọng.
Gần 100.000 người trên thế giới hết bệnh COVID-19 Trung Quốc là quốc gia có số người khỏi bệnh COVID-19 cao nhất thế giới, với 72.703 người. Kế đến là các nước Iran, Ý, Hàn Quốc. Những đứa trẻ Syria đang chỉ tay vào bảng hướng dẫn 7 bước ngăn lây lan COVID-19 tại một trại dành cho những người không có chỗ trú ẩn ở tỉnh Aleppo, Syria ngày 22-3 -...