Lao động nước ngoài phải đóng BHXH: Cần có chính sách linh hoạt
Bộ LĐTBXH đang lấy ý kiến về dự thảo nghị định mức đóng bảo hiểm xã hội ( BHXH) bắt buộc đối với công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Dự kiến từ 1.1.2018, đối tượng này phải đóng BHXH bắt buộc.
Quyền lợi như lao động trong nước
Theo Vụ BHXH (Bộ LĐTBXH), dự thảo nghị định áp dụng với đối tượng là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên; có giấy phép lao động, hay chứng chỉ hành nghề, hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Người lao động nước ngoài nêu trên phải tham gia 5 chế độ BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, gồm: Ốm đau, thai sản, chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Đặc biệt, người lao động nước ngoài cũng được hưởng chế độ BHXH một lần.
Hơn 82.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. (Ảnh chụp một công dân Anh đang dạy tiếng Anh cho học sinh ở Hà Nội. Ảnnh: Minh Nguyệt
Theo thông tin từ Bộ LĐTBXH hiện có hơn 82.000 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, chủ yếu là lao động kỹ thuật, chuyên gia, hưởng mức lương cao. Cũng như lao động Việt Nam đang làm việc tại quốc gia khác phải đóng BHXH thì quy định lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam cũng là điều cần thiết, thể hiện sự công bằng về mặt chính sách”. Bà Nguyễn Thị Lan Hương – chuyên gia lao động, việc làm
Dự thảo nghị định cũng quy định mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng là 8% lương vào quỹ hưu trí và tử tuất. Chủ doanh nghiệp đóng tối đa bằng 18% tháng lương chi trả cho lao động, gồm 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Video đang HOT
Dự thảo nghị định cũng quy định: Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Ông Phạm Trường Giang – Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐTBXH) cho biết, dự thảo sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 12.6.2017.
Lo tăng các chi phí đầu vào
Anh Lee Chang Min (quốc tịch Hàn Quốc) – chuyên gia kỹ thuật của Công ty TNHH Hanaro TNS Việt Nam đang làm việc tại TP.Hồ Chí Minh cho biết, hiện anh đã tham gia đóng BHXH tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu Việt Nam có quy định về đóng BHXH thì anh sẽ chấp hành.
“Tuy nhiên, tôi không hiểu rõ lắm về các quy định pháp luật của Việt Nam. Từ trước đến nay, những khoản bảo hiểm, hay giấy tờ, hồ sơ… liên quan tới thủ tục tại Việt Nam đều do công ty đứng ra bảo lãnh và làm hết” – anh Lee Chang Min nói.
Ông Trịnh Quốc Cường – nguyên Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty Yamaha Việt Nam cho rằng, người lao động có thể không cảm thấy phiền phức bởi họ không phải trực tiếp làm thủ tục mà được công ty lo hết. Nhưng cùng lúc phải đóng BHXH ở hai nước có thể khiến cho thu nhập của họ bị giảm đi. Với những công ty sử dụng nhiều lao động nước ngoài thì đây quả thực là khó khăn bởi điều này làm tăng các chi phí đầu vào.
“Không nên quy định lao động nước ngoài phải đóng BHXH bắt buộc mà chỉ nên để tự nguyện. Nếu bắt buộc phải đóng BHXH thì nên có sự tách biệt rõ ràng thành hai loại lao động cụ thể: Lao động kỹ thuật làm việc lâu dài và lao động chỉ làm việc trong một thời gian ngắn từ 1 – 6 tháng. Đồng thời cũng cần quy định rõ chế độ, quyền lợi mà họ được hưởng sau này để tránh sự phản ứng trái chiều” – ông Cường nói.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương – chuyên gia lao động, việc làm lại cho rằng đây là một chính sách tốt. “Xu hướng hiện nay ở tất cả các quốc gia trên thế giới lao động nước ngoài vào làm việc đều phải tham gia BHXH. Tuy nhiên theo khuyến cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì không nên yêu cầu lao động đóng BHXH quá nhiều. Phải tạo điều kiện để họ được tham gia BHXH linh hoạt, đảm bảo quyền lợi cho lao động dù họ làm việc ở bất kể đâu” – bà Hương nói.
Cũng theo bà Hương, nếu có sự hợp tác giữa các quốc gia để lao động được tham gia BHXH cùng một hệ thống thì sẽ thuận lợi cho lao động. Kiểu như lao động Việt Nam đang tham gia BHXH ở trong nước khi sang Đức làm sẽ tiếp tục đóng BHXH ở Đức và dừng đóng ở Việt Nam. Khi về nước họ lại tiếp tục được chuyển BHXH về nước để đóng tiếp.
Theo Bộ LĐTBXH, số lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam cũng như lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao do một số yếu tố như Hiệp định thương mại tự do, hội nhập khu vực, phát triển kinh tế và dòng chảy tự do của lao động có tay nghề giữa các nước thành viên ASEAN. Vì vậy, việc bổ sung quy định đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là cần thiết.
Theo Danviet
Nữ lao động người Việt ở Angola bị cướp phóng hỏa thiêu chết
Đại sứ quán Việt Nam tại Angola và Hội Người Việt Nam tại Angola đau buồn báo tin chị Hoàng Thị Văn mất hồi 22 giờ ngày 7.12 tại tỉnh Huam (Angola) do bị cướp sát hại
Ngày 11.12, người thân và cán bộ UBND thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết đã nhận được thông tin từ Angola báo về: Chị Văn (29 tuổi, quê thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tử vong ở Angola do bị cướp sát hại.
"Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của người Việt, Đại sứ quán và Hội Người Việt Nam tại Angola xin gửi lời chia buồn tới gia đình chị Văn và kêu gọi lòng hảo tâm của toàn thể cộng đồng người Việt tại Angola quyên góp, giúp đỡ để sớm đưa thi hài chị Văn về nước theo nguyện vọng của gia đình".
Theo lao động quê Hà Tĩnh, Nghệ An ở Angola báo về, đêm 30.11, khi chị Văn cùng bạn là anh Nguyễn Văn Vinh (quê xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và một người bạn người Angola đang nghỉ trong khu nhà trọ thì bị nhóm cướp ập vào. Bọn cướp đã trói chị Văn, anh Vinh và một lao động quốc tịch Angola để đòi tiền. Tuy nhiên, do trước đó chị Văn, anh Vinh đã gửi tiền về quê nên không có tiền đưa cho bọn cướp. Kẻ cướp đã tẩm xăng, phóng hỏa đốt.
Đại sứ quán Việt Nam tại Angola và Hội Người Việt Nam tại Angola cũng đã đau buồn báo tin và kêu gọi đóng góp để đưa thi hài chị Văn trở về quê nhà.
Do bị trói nên cả ba người không thể vùng dậy chạy mà kêu cứu. Khi đám cháy bốc lên, một số lao động cùng quê chị Văn, anh Vinh đã chạy đến cứu và đưa cả ba người đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, do bị bỏng quá nặng chị Văn đã mất tại bệnh viện vào đêm 7.12, còn anh Vinh và lao động quốc tịch Angola đang nguy kịch. Hiện thi thể chị Văn đang để ở bệnh viện tại tỉnh Huam.
Ông Nguyễn Đình Kỷ, Chủ tịch UBND thị trấn Thiên Cầm, cho biết hoàn cảnh gia đình chị Văn ở quê nhà khó khăn. Người thân mong muốn đưa thi thể chị Văn về quê an táng theo phong tục địa phương nhưng hiện không đủ tiền chi phí để đưa thi thể về.
Được biết chị Văn đi lao động "chui" ở Angola nhiều năm nay và không có bảo hiểm.
Như vậy, từ đầu năm 2016 đến nay có tới 5 lao động quê Hà Tĩnh bị tử vong ở Angola do bị cướp bắt, bị cướp đánh, đốt, bị sốt xuất huyết, sốt rét.
Theo Đắc Lam (Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh)
Nỗi lo mất việc vì... cách mạng 4.0 Cả nước có tới 54 triệu lao động, nhưng có tới gần 70% làm việc phi chính thức, lao động chân tay. Nếu không có sự chuẩn bị nhằm nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề, nhiều khả năng sẽ bị robot thay thế trong cách mạng về công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) tới đây. Công nhân dễ mất việc...