“Lao động chấp nhận tăng ca là bước đường cùng”
Lao động chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy những hệ lụy lâu dài từ việc tăng giờ làm thêm. Nếu tăng ca liên tục, lao động sẽ bị vắt kiệt sức. Đây chính là lý do khiến các công nhân chỉ làm việc tới 35-40 tuổi là bị cho thôi việc.
Đây là thông tin trong khảo sát về tiền lương, thời gian làm thêm của Viện Công nhân và Công đoàn thực hiện từ tháng 3 – 4.2017, công bố trong Hội thảo Điều kiện lao động, thời giờ làm việc và năng suất lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng Chương trình Better Work tổ chức ngày 23.5.
Ông Bùi Minh Tiến – Phó viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn – cho biết, nghiên cứu được tiến hành trên 2.550 lao động (hơn 62% lao động nữ), trong đó trực tiếp lấy ý kiến của gần 1.400 lao động thuộc 70 doanh nghiệp và điều tra ngoài khu trọ với gần 1.200 lao động thuộc hơn 20 doanh nghiệp trong các ngành công thương, nông nghiệp, khai khoáng trong cả nước.
Tăng giờ làm thêm khiến lao động bị kiệt sức. (Nguồn: Internet)
“Kết quả về tiền lương có tới gần 33% lao động được khảo sát cho biết, thu nhập của họ thấp, phải chi tiêu tằn tiện, sống kham khổ, 12% trong số này cho biết, thu nhập và tiền lương không đủ sống và phải làm thêm, chỉ có 16% là thu nhập có dư (chủ yếu là công nhân mỏ, khai khoáng). Sau từ 5-7 năm làm việc họ có thể tiết kiệm tiền để mua được một căn nhà ở quê” – ông Tiến nói.
Chính vì thu nhập không đủ sống nên một số lao động “muốn” làm thêm để tăng thu nhập, lo cho gia đình. Những lao động này đều cho biết, thực ra họ không mong muốn làm thêm nhưng vì thu nhập thấp không đủ sống nên phải làm.
Khảo sát này cũng cho thấy có tới 97% doanh nghiệp tăng thời gian làm thêm của người lao động. Thu nhập thực tế của người lao động chỉ tăng trên tiền lương cơ bản khoảng 1 triệu đồng.
Video đang HOT
Ông Mai Đức Chính – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – cho rằng: “Lao động chấp nhận tăng ca là bước đường cùng. Ngoài lương cơ bản khoảng 3,5 – 4 triệu đồng thì lao động cộng thêm khoảng 1 triệu đồng tiền tăng ca, 50.000 đồng tiền hỗ trợ chỗ ở, tiền đi lại…, được khoảng 5 triệu đồng. Thu nhập có thể tăng lên một chút, nhưng hệ lụy tới sức khoẻ rất lớn”.
Do vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn có quan điểm nhất quán đề nghị không nâng giờ làm thêm.
Ông Lại Văn Chiến – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh – cho biết, đặc thù của tỉnh là ngành khai khoáng phát triển, lao động chủ yếu làm trong các xưởng khai khoáng. Lương của lao động có thể cao hơn (khoảng 14-16 triệu đồng), nhưng môi trường làm việc quá vất vả. Chính vì vậy, giờ mà tăng giờ làm thêm thì lao động sẽ kiệt sức.
“Hiện mỗi dây chuyền khai thác than có 18-19 lao động làm việc, nhưng đã có 8-9 người nghỉ việc do môi trường làm việc quá khắc nghiệt, lao động dễ mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. Chưa tăng giờ làm thêm mà lao động khai thác mỏ đã nghỉ hết, giờ tăng thì chắc chẳng ai dám làm ở ngành này” – ông Chiến nói.
Bà Nguyễn Ngọc Ngà – Hội Y học lao động – viện dẫn về một thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về thời giờ làm việc của các nước phát triển đều dưới 49 giờ/tuần. Tại Hàn Quốc số giờ tăng ca không quá 49% tổng số giờ làm việc chính thức, tương tự Úc là 20%, Mỹ là 18%.
“Tăng thời giờ làm thêm sẽ khiến lao động bị kiệt quệ, không còn sức lao động. Lao động sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh tật về cơ xương khớp, tim mạch, sức khoẻ tâm thần… Do vậy, lao động chấp nhận tăng ca bởi nếu không tăng ca họ sẽ bước vào con đường cùng do thu nhập không đủ sống” – bà Ngà nói.
Dự thảo Luật Lao động sửa đổi có nhiều điểm được sửa đổi và đang lấy ý kiến. Trong đó, hai vấn đề nóng được người lao động quan tâm nhất chính là vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu và tăng giờ làm thêm. Theo đó, đơn vị này đưa phương án tăng thời gian làm thêm lên 400 giờ/năm.
Theo Danviet
Đi làm thêm về, nam sinh viên tử vong do va chạm xe tải
Nam sinh viên đang trên đường đi làm thêm về trong trời mưa thì va chạm với xe tải, tử vong tại chỗ.
Khuya 21-6, anh Kh. (24 tuổi, quê Nghệ An) điều khiển xe máy lưu thông trên đường Tân Sơn theo hướng từ đường Trường Chinh về đường Quang Trung trong lúc trời mưa khá lớn.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh H.Tâm
Khi đến trước số nhà 567 Tân Sơn (phường 12, quận Gò Vấp, TP.HCM) thì va chạm trực diện với xe tải. Cú va chạm mạnh khiến anh Kh. ngã ra đường, văng xa nhiều mét, tử vong vì chấn thương nặng. Chiếc xe máy bị hư hỏng nặng phần đầu, nhiều bộ phận vỡ nát, gãy rời.
Nhiều người thân của nam sinh viên đã đến hiện trường thương khóc dưới trời mưa. Ảnh H.Tâm
Nhiều người thân của nạn nhân đã đến hiện trường kêu khóc dưới trời mưa khiến nhiều người dừng lại bày tỏ tiếc thương. Theo người dân, sau khi va chạm xảy ra, người tài xế xe tải đã rời khỏi hiện trường. Lực lượng chức năng sở tại đã nhanh chóng có mặt, khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân.
Theo người nhà, anh Kh. đang là sinh viên tại một trường đại học trên địa bàn TP.HCM, sau khi đi làm thêm về thì gặp tai nạn đau lòng.
Trong tối cùng ngày, tại huyện Củ Chi một nam thanh niên tử vong sau khi lao xe máy vào đuôi xe container. Ảnh: H.Tâm
Cũng trong tối cùng ngày, một vụ tai nạn đã xảy ra trên địa bàn huyện Củ Chi khiến một thanh niên tử vong.
Thông tin ban đầu, khoảng 20 giờ, nam thanh niên (khoảng 20 tuổi) điều khiển xe máy lưu thông trong làn ô tô trên Quốc lộ 22 hướng từ ngã tư An Sương về cầu vượt Củ Chi. Khi còn cách giao lộ Hồ Văn Tắng khoảng 500 m thì đâm vào đuôi xe container đang dừng trên làn ô tô sát dải phân cách. Cú đâm trực diện khiến nam thanh niên ngã xuống đường tử vong tại chỗ. Tại hiện trường, xe máy cắm chặt vào phần đuôi xe container bị hư hỏng nặng. Lực lượng chức năng huyện Củ Chi có mặt thu thập thông tin, điều tra nguyên nhân. Đến hơn 22 giờ cùng ngày, các phương tiện đã được di dời.
NGUYỄN TÂN
Theo_PLO
Hai sinh viên đại học đi làm thêm trộm iPhone, máy tính Lợi dụng việc đi làm thêm tại một công ty giao hàng nhanh, hai sinh viên đại học là Tài và Trí đã lên kế hoạch làm chìa khóa nhà kho, đặt nhiều hàng vào địa chỉ ảo rồi đột nhập trộm 19 iPhone và hai máy tính.Công an quận 7, TP.HCM vừa tạm giữ Võ Minh Trí (22 tuổi) và Võ Hồng...