Lao dốc mạnh, giá dầu chạm đáy 7 tháng
Giá dầu thế giới giảm gần 3% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, trong đó giá dầu WTI xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4.
Cụ thể, khép lại phiên này tại thị trường New York (Mỹ), giá dầu Brent Biển Bắcgiảm 2,15 USD, hay 2,9%, lên 72,89 USD/thùng. Trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,62 USD, hay 2,5%, và được giao dịch ở mức 63,69 USD/thùng, mức đóng phiên thấp nhất kể từ ngày 9/4 – TTXVN đưa tin.
Giá dầu hiện đã giảm 17% so với mức đỉnh thiết lập hồi đầu tháng 10 – Ảnh: Internet
Tháng 10 vừa qua, cả hai loại dầu trên đều ghi nhận các mức giảm theo tháng (tính theo tỷ lệ phần trăm) cao nhất kể từ tháng 7/2016, trong đó giá dầu Brent giảm 8,8% còn giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giảm gần 11%.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu sụt giảm phiên này là nỗi lo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu yếu đi giữa lúc sản lượng khai thác của các nước sản xuất dầu lớn đang tăng mạnh.
Theo hãng tin Reuters, thông tin về sản lượng dầu kỷ lục của Mỹ và Nga, cùng với việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) nâng sản lượng, đã dẫn tới việc giới đầu tư bán tháo “vàng đen”.
Ngoài ra, dầu cũng chịu áp lực mất giá từ mối lo ngày càng lớn về nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa được giải quyết. Xung đột thương mại được cho là đã bắt đầu có ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi.
Video đang HOT
Giá dầu hiện đã giảm 17% so với mức đỉnh thiết lập hồi đầu tháng 10. Giới phân tích dự báo dầu sẽ tiếp tục bị bán mạnh trong những phiên sắp tới. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc giá dầu không thể tăng dù đồng USD xuống giá trong phiên ngày thứ Năm, và cũng không tăng nổi theo sự hồi phục của thị trường chứng khoán Phố Wall.
“Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế”, ông Gene McGillan, Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu thị trường thuộc Tradition Energy, nhận định.
Hôm thứ Tư, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết sản lượng dầu thô của nước này đạt kỷ luc 11,35 triệu thùng/ngày trong tháng 8, đồng thời dự báo mức sản lượng sẽ tiếp tục tăng. Nga hiện đang khai thác dầu với tốc độ 11,41 triệu thùng/ngày, còn một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy xu hướng của OPEC từ năm 2016 đến nay là khai thác ngày càng nhiều dầu.
Sản lượng dầu cao đang lấn át những lo ngại rằng thị trường sẽ không thể bù đắp cho việc lượng dầu xuất khẩu của Iran sụt giảm, khi lệnh trừng phạt của Mỹ bắt đầu có hiệu lực vào tuần tới.
Bên cạnh đó, dầu cũng đang chịu áp lực trước những lo ngại gia tăng về khả năng kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung vẫn chưa được giải quyết và bắt đầu ảnh hưởng đến các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Anh Minh (tổng hợp)
Theo thuonghieuvaphapluat.vn
Giá dầu "bốc hơi" gần 11% trong tháng 10
Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, chốt tháng giảm tệ hại nhất kể từ tháng 7/2016.
Giá dầu WTI và dầu Brent hiện đều thấp hơn khoảng 11 USD/thùng so với mức đỉnh của 4 năm thiết lập hôm 3/10 - Ảnh: CNBC.
Giá dầu thô WTI giao dịch tại thị trường New York đóng cửa với mức giảm 0,86 USD/thùng, tương đương giảm 1,3%, còn 65,31 USD/thùng. Trong tháng 10, giá dầu WTI sụt 10,8%.
Tại thị trường London, giá dầu Brent chốt phiên giảm 0,44 USD/thùng, còn 75,47 USD/thùng. Mức giảm của giá dầu Brent trong tháng 10 là gần 9%.
Giá dầu WTI và dầu Brent hiện đều thấp hơn khoảng 11 USD/thùng so với mức đỉnh của 4 năm thiết lập hôm 3/10, khiến tháng 10 là tháng giảm giá tệ nhất của cả hai loại dầu này kể từ tháng 7/2016.
Thị trường tài chính toàn cầu bán tháo trong tháng 10, khiến dầu không nằm ngoài xu hướng mất giá chung của các tài sản khác. Ngoài ra, "vàng đen" còn chịu áp lực giảm giá từ nỗi lo suy giảm nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Trong phiên ngày thứ Tư, tâm lý giới đầu tư dầu lửa được cải thiện phần nào khi thị trường chứng khoán thế giới tăng điểm khá mạnh.
Chứng khoán Trung Quốc đi lên sau khi cơ quan chức năng nước này đưa ra thêm những lời hứa về hỗ trợ thị trường. Chứng khoán Mỹ tăng phiên thứ hai liên tiếp nhờ lực cầu bắt đáy cổ phiếu công nghệ và một số báo cáo tài chính khả quan.
Ngoài ra, số liệu từ Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của nước này tuần qua tăng ít hơn dự báo cũng là một nhân tố nâng đỡ giá dầu.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu tăng 3,2 triệu thùng trong tuần qua. Dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất cũng giảm, trong khi tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Mỹ trong 4 tuần trở lại đây đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, thị trường vẫn đang lo ngại về khả năng sụt giảm nguồn cung dầu từ Iran sau khi Mỹ bắt đầu tái áp đầy đủ các biện pháp trừng phạt đối với ngành dầu lửa của nước này kể từ ngày 4/11.
Số liệu thống kê từ các cơ quan chính phủ cho thấy nhập khẩu dầu Iran bởi các khách hàng chính ở khu vực châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất 32 tháng trong tháng 9, khi những nước như Trung Quốc, hàn Quốc và Nhật Bản giảm mạnh việc mua dầu Iran vì lo ngại lệnh trừng phạt của Mỹ.
"Quan điểm giá dầu tăng vẫn chủ yếu dựa vào lệnh trừng phạt đối với Iran bắt đầu từ tháng 11, và sự suy giảm sản lượng dầu tiếp diễn ở Venezuela", ông William O'Loughlin, nhà phân tích đầu tư thuộc Rivkin Securities, nhận định.
Mặc dù vậy, nguồn cung dầu từ các quốc gia khác vẫn đang tăng lên. Nhóm 3 nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới là Nga, Saudi Arabia và Mỹ, khai thác 33 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 9 - theo dữ liệu của Refinitiv. Mức sản lượng này tăng 10 triệu thùng/ngày so với hồi đầu thập kỷ.
Trong đó, sản lượng dầu của Nga đã đạt mốc 11,41 triệu thùng/ngày, mức cao chưa từng có kể từ khi Liên Xô tan rã - nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters.
Diệp Vũ
Theo vneconomy.vn
Saudi Arabia hứa cung đủ, giá dầu giảm mạnh nhất 3 tháng Giá dầu thế giới giảm hơn 4% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, dưới áp lực từ sự giảm điểm của chứng khoán toàn cầu và cam kết của nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới Saudi Arabia rằng sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu. Sau đợt tăng vào đầu tháng, giá dầu đang đối...