Lao đầu kiếm tiền để rồi… vợ ngoại tình và con từ mặt
Tôi là người đàn ông thất bại, thất bại cay đắng trong cuộc sống gia đình khi con từ mặt ba, vợ chồng sống ly thân.
Tôi là một người con xứ Nghệ, sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo. Quê tôi sinh ra nghèo, khó khăn tới mức lũ trẻ đến nay vẫn không đủ ăn đủ mặc tới trường, người già rúm ró trong những bộ đồ mỏng tang ngày đông giá rét.
Tôi còn nhớ những ngày lạnh cắt da cắt thịt, cả nhà tôi 5 anh em và mẹ kéo nhau ra đồng cấy lúa. Chân lạnh tím, lưng rã rời, đi từ 5 giờ sáng đến tận 1 giờ chiều mới được nhét vào bụng vài miếng khoai. Tôi nghẹn ngào nhìn đứa em vì đói vì mệt quá mà xỉu ngay trên ruộng. Mẹ hốt hoảng bế em lên bờ xoa bóp, chị Hai chạy vội về nhà lấy ít nước sôi ra cho em uống… Tất cả những hình ảnh đó vẫn ám ảnh trong tâm trí tôi đến tận bây giờ – khi tôi đã là một người đàn ông hơn 40 tuổi đời.
Gần 20 tuổi, vì nhà quá nghèo, tôi xin cha mẹ vào Nam làm thuê kiếm sống. Mới đầu, vào làm ở một xưởng gỗ, tôi vừa làm vừa đi học thêm với ước mong đổi đời và giúp đỡ gia đình ở quê. Tiền công không được bao nhiêu nhưng bù lại tôi được ông bà chủ quý trọng và tin tưởng vì có ý chí vươn lên.
Một cậu trai quê nghèo khó dám xa gia đình vào Nam lập nghiệp và còn không ngại khó ngại khổ đi học thêm buổi tối nữa. Ông chủ thấy vậy nên quý tôi lắm. Ông thường giao cho tôi làm thêm một số việc như đi giao hàng, nhập gỗ về để tôi kiếm thêm phụ vào tiền học và gửi về quê.
Nghe tôi kể về gia cảnh, ông thương tôi lắm bởi ông cũng từng phải khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, từ anh thợ đóng bàn ghế thuê đầu đường. Và ông cũng có ý gả cô con gái út cho tôi.
Năm 24 tuổi, tôi học nghề xong và bày tỏ muốn được làm đúng ngành mình học. Ông thương tôi chịu khó lại có đam mê với nghề thuốc nên xin cho tôi vào làm ở một viện tỉnh và còn cho tôi vay vốn mở hiệu thuốc giữa trung tâm thị xã. Thời đó, thầy thuốc như tôi hiếm và được nể trọng lắm. Tôi nhanh chóng lên tay nghề nhờ được sự dạy bảo của bác sĩ Đăng, bạn thân của ông chủ tôi. Rồi tôi học thêm và kiếm được tấm bằng bác sĩ đa khoa sau này.
Sau đó vài năm, nhờ tiếng tăm và sự tận tâm của mình, hiệu thuốc của tôi dần đông khách và được sự tin tưởng của người dân trong vùng. Nhiều bệnh nhân sau khi khám và chữa trị tại viện, được sự chăm sóc nhiệt tình của tôi đã thân tình, tin tưởng và thường xuyên nhờ tôi tư vấn bệnh. Cuộc sống, kinh tế của tôi dần ổn định và khấm khá.
Đến 30 tuổi thì tôi lấy Vân, con gái ông chủ trước đây của tôi. Có thể nói, tôi cưới cô ấy một phần cũng vì tấm ân tình với ông chủ cũ chứ chưa thực yêu thương cô ấy.
Cuộc sống của đôi vợ chồng mới cưới có nhiều bỡ ngỡ. Vân là tiểu thư quen sống trong nhung lụa nên tôi rất mệt mỏi khi phải chiều chuộng những đòi hỏi thái quá của cô ấy.
Video đang HOT
Có những đêm thức trắng trực ở bệnh viện, đã mệt mỏi lắm vì mất ngủ rồi, về nhà vợ lại càu nhàu khiến tôi bức bối và cãi vã. Những lần đó vợ tôi đều thể hiện tính trẻ con chạy về ngoại kể tội tôi.
Đứa con đầu chào đời, cô ấy suốt ngày ở nhà chăm con nhưng vẫn thường nhèo nhẽo gọi tôi về vì… một mình buồn. Dù lúc đó có bệnh nhân cần cấp cứu, cô ấy vẫn dọa ôm con về ngoại, đe tự tử nếu tôi không về. Có lúc Vân còn lấy chính đứa con trai của chúng tôi ra đe dọa tôi. Tôi thực sự quá mệt mỏi chỉ mong Vân sớm đi làm để tôi yên tâm công tác.
Nhiều lúc cũng vì tính trẻ con và tiểu thư đó của Vân mà gia đình tôi lục đục. Chẳng là bố tôi vì thương con dâu nghỉ làm ở nhà chăm con nên vào Nam chăm cháu. Vân không biết nể trọng còn thường xuyên hạnh họe bố chồng. Cô ấy dám hỗn láo chê nhà tôi nghèo, bố tôi vào hầu hạ chăm cháu là đúng. Nào là tôi lấy được cô ấy, nhà tôi được làm thông gia với nhà cô ấy là phúc ba đời… Nghe bố tôi kể mà tôi nghẹn đắng. Tôi chỉ muốn cho cô ấy mấy cái tát nhưng lại sợ cái tính trẻ con nổi lên, cô ấy lại làm ầm ĩ lên thì khổ cả bố, cả tôi.
Lần đó, vì tức quá nên tôi có quát mắng cô ấy không biết điều và nhỡ tay cho một bạt tai. Rồi cũng vì nóng quá mà tôi xách đồ đến cơ quan với lý do trực tăng cường. Mấy tuần tôi không về, Vân không rõ thế nào mà lại trở nên lầm lì, ít nói hẳn.
Không lâu sau đó, cô ấy đi làm trở lại – dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên của thị xã nên cô ấy quen biết nhiều cán bộ huyện tìm lên theo học. Thời gian đó, tôi lại được điều vào Quảng Nam công tác 4 tháng. Tôi ít về nhà nhưng vì yên tâm có bố chăm cháu nên cũng không thường xuyên về thăm vợ con, chỉ chú tâm làm để hoàn thành nhiệm vụ.
6 năm sau chúng tôi có đứa thứ hai. Tôi và vợ thường xuyên cãi nhau. Lúc này, bố tôi mới kéo tôi vào phòng nói chuyện. Ông bảo xin lỗi vì giấu kín mọi chuyện về vợ tôi. Ông cũng bảo chỉ vì muốn giữ hạnh phúc gia đình cho các con và vì ông thương cháu nên mới như thế.
Tôi hốt hoảng không rõ có chuyện gì mà bố tôi lại lạ lùng như vậy. Rồi tôi như chết điếng khi nghe bố kể từng câu từng chữ rằng, Vân – vợ tôi từng phản bội tôi. Cô ta từng dẫn bồ – là cán bộ mà cô ta dạy học về nhà và ăn ngủ với hắn ta, khi mà con trai tôi mới 9 tháng tuổi, lúc tôi đi công tác xa nhà.
Tôi trở nên lầm lì, không nói năng gì. Tôi hận Vân vì tôi là một người chồng toàn tâm toàn ý giành cho gia đình mà cô ấy dám phản bội.
Tôi cũng chán nản vì bố tôi, con dâu hư hỏng mà không cho tôi biết, để tôi bị cắm sừng nhục nhã như vậy.
Sau đó, tôi thường xuyên vắng nhà và có qua lại với vài người phụ nữ khác. Tôi làm vậy cũng chỉ vì mục đích trả thù vợ và cho cô ta tức điên lên như cảm giác lúc tôi biết bị phản bội. Tôi vẫn chấp nhận sống cùng vợ vì nghe theo lời khuyên của bố mẹ, chị em ở quê, để các con tôi có cha.
Thế nhưng, vợ tôi sau đó lại trở nên ghen tuông vô lối. Cô ta thuê thám tử điều tra, theo dõi giờ ăn, giấc ngủ, lịch sinh hoạt hằng ngày của tôi. Đỉnh điểm có lần cô ta còn thuê người đến đánh người đàn bà mà tôi đang cặp. Tôi muốn ly hôn ngay lập tức. Nhưng cô ta lại quỵ lụy van xin tôi, van xin vì con cái chưa trưởng thành.
Tôi hận Vân vì tôi là một người chồng toàn tâm toàn ý giành cho gia đình mà cô ấy dám phản bội.
Tôi lại nhẫn nhịn cho qua chuyện, để các con tôi học xong đại học, có công ăn việc làm mới tính đến chuyện ly hôn. Chúng tôi sống cùng nhà nhưng như mặt trăng – mặt trời, gặp không nhìn mặt nhau, cứ sống như người dưng vậy.
Còn các con tôi, chúng nghe theo mẹ chúng. Vợ tôi không biết đã tiêm nhiễm vào đầu chúng những thứ gì mà đến nay gặp tôi, chúng còn không chào. Chúng đâu biết, chính mẹ của chúng đã phản bội tôi.
Bây giờ, tôi mới thực sự nhận ra, mình là một người đàn ông thất bại hoàn toàn. Vợ chồng sống ly thân, con cái từ mặt ba. Đau đớn nhất là hai thằng con của tôi, chúng đâu biết, ba nó vất vả sớm hôm làm là vì tương lai của chúng.
Thế nhưng giờ đây, về nhà gặp ba chúng nó còn không thèm chào lấy một câu. Tôi bất lực. Tôi chán nản và quyết định ly hôn, về quê sống cuộc đời đạm bạc cùng các cháu của tôi. Tôi đã quá đau khổ rồi. Theo mọi người, tôi quyết định như vậy có đúng đắn không?
Theo ĐSPL
Con dâu bày kế để 'moi' tiền mẹ chồng
Khi sắm xe, lúc lại xin tiền mua sữa cho bé, chị Huyền xúi anh Tiến tìm mọi cách 'đào mỏ', không cho chị chồng hưởng lợi.
Cuộc chiến "câu" tiền mẹ chồng
Cả hai vợ chồng chỉ là nhân viên văn phòng, lương ba cọc ba đồng nên với anh Tiến, chị Huyền, tiền luôn là vấn đề nóng bỏng. Bố mẹ vẫn còn khỏe mạnh nhưng anh chị vẫn thường xuyên thì thụt với nhau bàn tính chuyện sẽ "xử" ngôi nhà mà cả gia đình đang sống như thế nào. Chị Huyền có quan điểm nhà to hay bé không quan trọng, quan trọng là có chỗ chui ra, chui vào và túi tiền nặng trịch. Vì vậy, chị tính khi bố mẹ mất, chị sẽ bán ngôi nhà này, mua một căn hộ. Số tiền còn lại, chị kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm.
Anh Tiến chỉ có một chị gái nên chị Huyền chắc chắn, các cụ sẽ cho anh thừa kế toàn bộ ngôi nhà. Chị chồng được hưởng tiền mặt hoặc vàng bạc. Nhưng chị không cam lòng nhìn khoản tiền lớn vào tay chị chồng dù anh Tiến sẽ được phần hơn. Chị giải thích: "Mình được cái nhà thật đấy nhưng bao giờ nhà mới thực sự vào tay mình? Còn lâu. Trong khi, bà ấy đã được lĩnh tiền đều đặn". Thế là chị lên kế hoạch kích chồng "câu" tiền của mẹ.
Từ đó diễn ra cảnh lúc thì anh vay mẹ tiền mua xe máy, khi thì anh xin mẹ tiền mua liền một lúc 20 hộp sữa cho con... Mà ai cũng biết, anh vay nhưng chẳng biết ngày nào trả. Thấy em trai cật lực "câu" tiền của mẹ, chị Tiên (chị gái anh Tiến) đứng ngồi không yên. Vừa lo cậu em tiêu tiền quá trán, vừa lo mẹ sẽ dồn hết tiền cho em, chị cũng "chơi chiêu". Chị chưa thực sự muốn mua mảnh đất ở Gia Lâm nhưng vì cần cái cớ tiêu tiền, chị quyết định "ôm" đất. Mẹ chị chẳng có lý do gì để từ chối cho con gái vay tiền để làm việc chính đáng như vậy. Trong khi đó, chị Huyền biết chị chồng có ý đồ thì đêm ngày nghĩ kế xui chồng tiếp tục "câu tiền" bố mẹ.
Cũng vì lợi lộc, gia đình anh Sơn, chị Ngọc có tới bốn anh em nên "cuộc chiến" tranh giành tiền có vẻ khốc liệt hơn. Ai cũng cố gắng tìm ra lý do thích hợp để bố mẹ xuất tiền. Vừa đau đầu tìm lý do thích hợp, chị Ngọc vừa nỗ lực lấy lòng mẹ chồng. Chị thường xuyên mua quà tặng bà, đưa bà đi thăm thú chùa chiền, đi mát-xa... Bằng sự chăm sóc đầy tính toán, chị được mẹ chồng yêu chiều nhất. Và các đề xuất xin tiền của chị thường được bà duyệt sớm nhất.
Kết thúc "cuộc chiến" bằng cách nào?
Mẹ anh Tiến rất tinh ý. Bà sớm nhận ra các con đang lao vào cuộc chiến bòn rút tiền của bà. Bà quá hiểu tính con trai nên biết anh Tiến là người cù lần, anh không đủ khả năng nghĩ ra nhiều mưu kế như vậy. Bà chắc chắn, chị Huyền là người đứng đằng sau mọi chuyện. Bà âm thầm tìm hiểu và biết được chị Huyền dùng tiền của bà để ăn chơi và gửi về quê. Bà đoán, nếu bà làm to chuyện, chắc chắn, cuộc hôn nhân của con trai sẽ gặp nhiều sóng gió. Do đó, dù rất giận chị nhưng vì các con, bà phải hành động ngược lại điều bà mong muốn.
Bà kéo con dâu ra tâm sự. Bà khuyên các con nên sống đoàn kết, yêu thương nhau hơn là chỉ nghĩ đến chuyện tài sản, tiền nong. Chị Huyền nghe bà nói vậy cũng hiểu ra và hối hận, chủ động chấm dứt cuộc chiến "câu" tiền của mẹ. Về phía anh Tiến, từ khi không bị vợ thúc ép, xúi bẩy, anh cũng chẳng nghĩ tới chuyện vòi vĩnh mẹ nữa. Và anh cảm thấy cuộc sống bình yên hơn rất nhiều.
Gia đình anh Sơn, chị Ngọc không có được may mắn như vậy. Vì quá đông người, mỗi người lại một ý nên chuyện tranh giành tiền nong sớm khiến gia đình anh chao đảo. Ai cũng cho rằng mình được nhận ít tiền hơn nên có thời điểm cả bốn gia đình nhỏ cãi nhau ỏm tỏi. "Đỉnh điểm" của cuộc chiến là lúc bốn anh em quyết định từ mặt nhau.
Nhưng vì "có máu có xót", sau một thời gian "cửa không qua, nhà không lại", anh Sơn thấy nhớ các em vô cùng. Anh mất nhiều đêm suy nghĩ và rút ra kết luận: "Thực ra, bốn anh em trai sống với nhau, mọi chuyện đều rất yên ổn. Tình hình chỉ rối tung khi bốn nàng dâu xuất hiện. Bà nào cũng mắc bệnh ghen tị nên xúi bẩy chồng làm bậy. Anh em tôi có muốn thế đâu nhưng các bà ấy nói nhiều quá nên đành phải ngheo theo. Rồi mọi việc cứ bị cuốn vào guồng mà chúng tôi không thể dứt ra được". Bây giờ, anh Sơn quyết tâm tìm cách hàn gắn tình cảm anh em và kiên quyết với vợ: "Cấm không được xúi bẩy, chia rẽ tình cảm gia đình. Nếu còn tiếp tục, tôi sẽ ly dị".
Theo Afamily