Mẹ chồng cũ bị bệnh, muốn con dâu cũ đưa các cháu về sống cùng
Tôi không muốn nhưng chị thuyết phục con tôi cần có chỗ học yên tĩnh, cần được ngủ trên giường đàng hoàng, cần có tình cảm gắn bó khăng khít với nhà nội… nên tôi cũng phân vân.
Chị Thanh Tâm yêu quý!
Hơn 30 tuổi, tôi mới lấy chồng. Người ấy đẹp trai, dẻo miệng, đã có 1 đời vợ và 2 con trai, cả 2 con đều sống với vợ cũ. Chúng tôi đến với nhau chỉ đăng ký kết hôn, làm vài mâm cơm mời họ hàng, bạn bè thân thiết, không có tổ chức rềnh rang.
Sau đám cưới 2 năm, tôi mới sinh con trai. Nhưng đó cũng là lúc tôi phát hiện chồng cặp bồ. Vì anh ta ngày càng trắng trợn, dẫn cả bồ về nhà trong lúc tôi đi làm nên tôi không chịu nhẫn nhịn nữa, quyết định ly hôn khi con tôi mới hơn 3 tuổi. Giờ cháu đã học lớp 2.
Mấy năm qua, tôi vẫn giữ mối quan hệ gần gũi với gia đình chồng cũ. Thỉnh thoảng, tôi vẫn cho con về thăm bà nội. Khi bố chồng cũ tôi ốm nặng, qua đời, tôi cũng xin nghỉ phép chăm ông và cùng cả nhà lo hậu sự cho ông trọn vẹn.
Các dịp nghỉ hè, tôi vẫn cho con trai tôi đi nghỉ cùng gia đình chị gái chồng cũ và bà nội. Nếu sắp xếp nghỉ phép được, tôi cũng đi cùng mọi người.
Sau khi ly hôn, tôi đưa con về nhà bố mẹ đẻ sống cùng ông bà và em trai, trong căn hộ gần 60m2. Sau đó, em trai cưới vợ và có con, mẹ con tôi kê đệm ngủ ngoài phòng khách. Nhưng bố mẹ và các em thoải mái nên tôi cũng không ra ngoài thuê nhà.
Video đang HOT
Gần đây, chị gái chồng cũ có liên lạc với tôi, bảo chị định sửa lại nhà 2 tầng cũ của bố mẹ và đưa mẹ chồng cũ của tôi bị Parkinson về đó chăm sóc. Chị bảo mẹ con tôi về đó ở cho bà vui mà điều kiện sống của 2 mẹ con cũng tốt hơn.
Tôi không muốn nhưng chị thuyết phục con tôi cần có chỗ học yên tĩnh, cần được ngủ trên giường đàng hoàng, cần có tình cảm gắn bó khăng khít với nhà nội… nên tôi cũng phân vân. Mong chị Thanh Tâm tư vấn thêm cho tôi để tôi lựa chọn được cách tốt nhất!
Tôi xin được giấu tên.
Chị thân mến!
Thanh Tâm hiểu chị đang đối diện với một quyết định rất khó khăn, nhất là khi lòng chị không muốn nhưng bị phân vân với các lợi ích của con trai. Việc cân nhắc ở lại nhà bố mẹ đẻ hay chuyển đến nhà của gia đình chồng cũ là một quyết định sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của cả mẹ con chị trong tương lai.
Để đưa ra quyết định phù hợp nhất, chị cần xem xét những lợi ích khi chuyển đến nhà của gia đình chồng cũ. Chị và con sẽ có không gian riêng tư, điều kiện sống tốt hơn. Việc sống cùng bà nội giúp con trai chị có thêm tình cảm gia đình, đặc biệt là với bà nội. Đồng thời, chị cũng có cơ hội chăm sóc mẹ chồng cũ, giúp bà có cuộc sống tốt hơn.
Song song với việc đó, chị cũng cần tỉnh táo phân tích những thách thức có thể gặp phải. Mặc dù chị đã cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với gia đình chồng cũ nhưng việc sống chung nhà khi không còn có ràng buộc pháp lý và tình cảm, có thể dẫn đến những xung đột không đáng có.
Thêm nữa, việc sống trong ngôi nhà từng có những kỷ niệm không vui có thể gây áp lực tâm lý cho chị. Chị có thể mất đi sự tự lập khi sống chung với mẹ chồng cũ, không nỗ lực phấn đấu tự đứng vững trên đôi chân của mình để chăm lo cho 2 mẹ con có cuộc sống tốt nhất có thể.
Hiện tại, mẹ chồng cũ lại bệnh nặng, chị làm sao có thể chăm sóc cho bà, lo cho cuộc sống của bà, kể cả khi có người giúp việc hỗ trợ bà riêng?
Sau đó, hãy nói chuyện với con trai về quyết định này và lắng nghe ý kiến của cháu. Chị cũng có thể chia sẻ với những người bạn thân hoặc người thân trong gia đình để có thêm góc nhìn.
Nếu quyết định chuyển, hãy lên kế hoạch cụ thể về sự thay đổi này và cách thức mọi người sẽ cùng nhau thích nghi với cuộc sống mới.
Đồng thời đặt ra những ranh giới rõ ràng về không gian sống, ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, đóng góp công việc nhà, trách nhiệm và quyền lợi của mẹ con chị khi sống ở đây… để tránh những hiểu lầm không đáng có.
Quyết định này hoàn toàn thuộc về chị. Hãy chọn lựa dựa trên những gì chị cảm thấy tốt nhất cho bản thân và con trai. Dù quyết định như thế nào, hãy luôn nhớ rằng, chị xứng đáng có một cuộc sống hạnh phúc và bình yên.
Ly hôn tròn 8 năm, tôi bật khóc khi mẹ chồng cũ gọi tới nhà rồi đưa ra lời đề nghị
Tôi xúc động trước tình cảm của mẹ chồng cũ, bà đã làm một việc mà ít người đó là lo cho con dâu cũ.
Tôi ly hôn cách đây vừa tròn 8 năm, từ đó đến nay tôi sống cảnh làm mẹ đơn thân, một cuộc sống giản dị nhưng rất đỗi bình an. Nguyên nhân của đổ vỡ thì nhiều lắm, nhưng chung quy lại đó vẫn là sự thiếu hòa hợp giữa hai vợ chồng. Tôi là người phụ nữ sống khép mình, luôn nghĩ cho gia đình, nên cũng có phần kém năng động. Còn chồng sôi nổi, thích giao du, ăn nhậu...
Hai vợ chồng không chịu áp lực về kinh tế, nhưng lại áp lực bởi lối sống của nhau. Tôi không chịu được chồng và anh ta cũng vậy không chấp nhận được người vợ mà anh ta cho rằng nhạt nhẽo. Đã nhiều lần cố gắng hòa hợp, nhưng kết quả lại không được như mong muốn. Chúng tôi ly hôn trong sự nhẹ nhàng, giải thoát cho nhau.
Sau khi ly hôn, chồng tôi lấy vợ mới sau đó 1 năm. Bây giờ hai vợ chồng anh ta đã ở riêng, không sống cùng nhà bố mẹ chồng như trước đây của tôi. Có cuộc sống mới, chồng tôi dĩ nhiên đã quên ngay hai mẹ con tôi, rất ít khi gặp con và cũng quên ngay trách nhiệm chu cấp tiền nuôi con. Tôi nuôi con, không quá vất vả, chỉ là lo cho tương lai của con sẽ không đầy đủ cả bố lẫn mẹ để phát triển toàn diện.
Điều khiến tôi trăn trở sau ly hôn đó là thương mẹ chồng, bà sống một mình suốt từ đó đến nay. Bố chồng tôi mất sớm, nên mẹ chồng vất và nuôi con, tưởng rằng cuộc đời sẽ đỡ vất vả hơn khi con trai cưới vợ, nào ngờ chỉ vài năm là ly hôn. Ngày tôi thông báo ly hôn, mẹ chồng tôi lặng người và khóc, bà đã biết ngày đó sẽ đến, nhưng vẫn hụt hẫng.
Mẹ chồng tôi thương cháu, thương cả con dâu, chính bà là người động viên tôi tự tin với quyết định ly hôn của mình. Khi sống ở nhà chồng, tôi và mẹ chồng rất hợp nhau. Tôi cũng hiểu là mẹ chồng chỉ có con trai duy nhất, bà rất thương yêu nên tôi san sẻ tình yêu đó với bà, chăm sóc chồng và gia đình. Vậy nên, ly hôn rồi nhưng từ đó đến nay hai mẹ con tôi vẫn thường xuyên qua chơi thăm mẹ chồng cũ. Mỗi lần tới chơi, bà vui lắm, còn đi chợ nấu cơm đãi cháu nội nhiều món ngon. Tôi còn thấy mẹ chồng cũ lên khóc vì thương cháu, tiếc khi gia đình rơi vào cảnh chia cắt. Bà sống một mình, nên mỗi khi ốm đau tôi lại qua chơi và chăm sóc cho bà. Mẹ chồng cũ kể, con trai bà có cuộc sống mới, gia đình cũng khá giả, nhưng luôn trong cành lục đục. Vợ mới là người ghê gớm, thiếu trách nhiệm với gia đình bên chồng. Cô ta một năm cũng chỉ ghé qua thăm mẹ chồng chỉ vài lần, mỗi lần tới cũng cho ít quả, ngồi một lúc rồi lại đi ngay. Dù có cháu nội mới, nhưng cũng không thực sự tình cảm vì bà cháu ít khi gặp nhau. Có gặp, cháu cũng không theo bà, coi như người xa lạ nên nhiều khi rất buồn.
Mẹ chồng cũ của tôi sức khỏe ngày một yếu đi, bà có nguyện vọng những năm tháng cuối đời sẽ được thấy cảnh tôi và chồng cũ tái hợp. Mẹ chồng tôi nghĩ rằng con trai không hạnh phúc bên vợ mới, dễ xảy ra cảnh ly hôn thêm một lần nữa. Bà dặn tôi, Nếu ai thật lòng mà phù hợp thì đón nhận để đi bước nữa, không thì nếu chồng cũ có muốn quay lại thì hãy mở lòng cho cơ hội. Cách đây một tuần, mẹ chồng cũ có gọi tôi tới chơi, bà bày tỏ nguyện vọng và đưa ra lời đề nghị: "Mẹ già yếu rồi, chắc cũng không sống được lâu đâu. Mẹ luôn coi con như là con đẻ và mãi là con dâu ngoan của mẹ. Mẹ đang dự tính làm thủ tục chia đôi căn nhà này, cho con một nửa, cho con trai một nửa. Con cứ nhận lấy, sau này mẹ mất rồi con có thể dùng đến". Nghe xong, tôi bật khóc vì xúc động, tôi cảm nhận được tình cảm ấm áp mà mẹ chồng cũ đã dành cho mình. Tôi không màng đến vật chất vì cuộc sống của hai mẹ con tôi còn đang ổn. Mẹ chồng cũ của tôi luôn yêu thương, mong những điều tốt đẹp nhất với hai mẹ con tôi. Tôi cũng rất thương mẹ chồng, mong được phụng dưỡng bà đến lúc bà mất. Tôi đang băn khoăn, không biết có nên đón nhận món quà quý giá và rất thành ý của mẹ chồng? Hãy cho tôi lời khuyên!
Con dâu mặc váy ngắn đi làm, cả nhà chồng tổ chức họp gia đình Sống trong gia đình 3 thế hệ, tôi cảm thấy mệt mỏi khi làm bất cứ việc gì. Không người này thì người kia ý kiến, đánh giá khiến tôi chỉ muốn ra ngoài ở riêng. Tôi bước chân vào nhà chồng khi đang mang bầu 3 tháng. Mặc dù trước đó đã nói rõ với chồng rằng mình không muốn sống chung,...