Lào Cai khẩn cấp tìm người tới hàng loạt quán Karaoke có liên quan F0
Ngày 30/11 Sở y tế tỉnh Lào Cai đã có thông báo khẩn truy vết những địa điểm có liên quan tới F0 là một nhân viên quán Karaoke.
Sở Y tế Lào Cai tìm người trên xe khách Hà Sơn – Hải Vân tuyến Hà Nội – Lào Cai, xe biển kiểm soát: 24F.00025, thời gian: khoảng từ 16h30 đến 21h30 ngày 22/11.
Thông báo nêu rõ, sau khi ghi nhận có 01 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 là nhân viên quán Karaoke tại thành phố Lào Cai, để kiểm soát, phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ mắc Covid-19, Sở Y tế tỉnh Lào Cai thông báo khẩn tìm người có mặt tại các địa điểm sau:
1.Xe khách Hà Sơn – Hải Vân tuyến Hà Nội – Lào Cai, xe biển kiểm soát: 24F.00025, thời gian: khoảng từ 16h30 đến 21h30 ngày 22/11.
2. Khách sạn An Bình, địa chỉ tại 353 Hồng Hà, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, thời gian: khoảng từ 22h00 ngày 22/11/2021 đến 18h00 ngày 29/11.
3. Quán cơm Bầu Bạn, địa chỉ 304C phố Hồng Hà, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai,thời gian khoảng từ 23h00 ngày 22/11/2021 đến 01h00 ngày 23/11.
4. Quán Karaoke Ruby, địa chỉ 251 phố Hồng Hà, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai. Thời gian: Khoảng từ 13h55 đến 15h15 ngày 23/11/2021, khoảng từ 19h57 đến 21h42 ngày 24/11/2021,khoảng từ 21h00 ngày 26/11/2021 đến 00h00 ngày 27/11/2021,khoảng từ 23h00 ngày 28/11 đến 00h00 ngày 29/11.
5. Quán Karaoke Nguyệt Ánh, địa chỉ 096 đường An Dương Vương, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai,thời gian từ 23h00 ngày 25/11 đến 02h00 ngày 26/11.
6. Quán Karaoke Maxx, địa chỉ 032, đường Nguyễn Huệ, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai,thời gian: 21h00 đến 22h00 ngày 27/11.
7. Quán Rock King Coffee Koi, địa chỉ 190 phố Duyên Hải, tổ 7, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai,thời gian: khoảng từ 19h00 đến 20h00 ngày 28/11/2021.
Video đang HOT
Sở Y tế đề nghị, những trường hợp có mặt tại các địa điểm, theo khung ngày, giờ như trên cần liên hệ ngay cơ quan y tế gần nhất để khai báo và tư vấn hỗ trợ: Sở Y tế tỉnh Lào Cai: 0969.841.414 – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai: 0822.188.137 – Bộ Y tế: 1900.9095.
UBND thành phố Lào Cai cũng đã có quyết định, kể từ 10 giờ ngày 30/11, tạm dừng hoạt động tất cả các cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường, massage, internet trên địa bàn.
Riêng các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn các phường Cốc Lếu, Lào Cai, Kim Tân, Duyên Hải và các cơ sở kinh doanh trên đường Lương Khánh Thiện (phường Duyên Hải) tổ chức đưa 100% nhân viên của cơ sở đến các trạm y tế trên địa bàn phường để tiến hành test nhanh SARS-COV-2 trong ngày 30/11.
Các cơ sở kinh doanh trên chỉ được tổ chức hoạt động trở lại khi có chỉ đạo mới của UBND thành phố Lào Cai.
Tất cả các quán ăn, quán cà phê có ca bệnh F0, F1 di chuyển đến ăn, uống, trong ngày 30/11 đưa 100% nhân viên đến ngay trạm y tế gần nhất để tiến hành test nhanh SARS-COV-2.
Đồng thời yêu cầu Chủ tịch UBND xã, phường của thành phố Lào Cai chỉ đạo các thôn, tổ dân phố, tổ COVID-19 cộng đồng rà soát 100% các nhà trọ, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú trên địa bàn yêu cầu khách trọ tham gia dịch vụ kinh doanh Karaoke đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố tiến hành test nhanh SARS-COV-2.
Chuyển đổi số nhìn từ những nông dân livestream bán hàng ở vùng cao: 30 phút bán 8 tạ quýt
Ma Thị Chú (ở xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, Lào Cai) rất mơ hồ về khái niệm chuyển đổi số, nhưng bản thân cô cũng như nhiều nông dân khác ở xã đã trực tiếp tham gia quá trình chuyển đổi số từ 2 năm nay, thông qua việc bán hàng livestream trên mạng.
30 phút bán gọn 8 tạ quýt
Những ngày này, các vườn quýt ở Mường Khương đang chín rộ. Nếu trước kia bà con phải thu hoạch, mang quýt xuống chợ huyện hoặc chờ thương lái đến vườn thu mua, thì nay nhiều hộ đã có cách làm khác là tự livestream bán hàng, chốt đơn nhanh chóng qua mạng.
Ma Thị Chú chính là một trong những người đầu tiên mạnh dạn bán hàng kiểu này, cô bảo: "Những năm trước khi quýt vườn nhà chín, em chỉ đăng lên mạng cho vui thôi, nhưng nhiều người comment hỏi mua, rồi họ yêu cầu chụp ảnh, quay video. Từ đó em nghĩ tại sao không livestream trực tiếp cho khách xem".
Ma Thị Chú trong buổi livestream bán quýt, ảnh cắt từ clip. FB Ma Thị Chú
Thế là 2 năm nay, Ma Thị Chú tập trung xây dựng fanpage, trang Facebook cá nhân để bán hàng. Ngoài sản phẩm của gia đình, cô còn hỗ trợ bán thêm nhiều sản phẩm khác của bà con nông dân trong xã.
Ông Giàng Quốc Hưng - Bí thư Huyện ủy Mường Khương (Lào Cai) cho biết, thời gian qua, chính quyền và người dân tích cực, chủ động xây dựng và tham gia các sàn giao dịch điện tử để kết nối các mặt hàng nông sản của địa phương đến với các địa bàn trong nước cũng như nước ngoài. Nhờ đó, các mặt hàng nông sản của địa phương đã giải quyết tốt đầu ra, đảm bảo đời sống của nhân dân.
Page (trang) chuyên bán hàng của Chú có hơn 17.000 lượt người thích, hơn 32.000 lượt người theo dõi, chính vì thế Chú bán hàng cứ "vèo vèo". Mỗi lần livestream bán quýt, Chú đều "chốt đơn" đều đặn 5-6 tạ, cao điểm có thể lên tới 8 tạ quýt/ngày. Quả thực là những con số trong mơ.
Toàn huyện Mường Khương hiện có khoảng 650ha quýt, trong đó có
250ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Bán hàng qua mạng đang giúp địa phương tiêu thụ được khoảng 800 tấn trên tổng số 3.000 tấn thu hoạch của cả huyện. Con số này cho thấy hiệu quả của việc làm mà trước đây kể cả Ma Thị Chú cũng như nhiều nông dân khác không mấy tin tưởng.
Chị Bùi Thị Hoa (ở thị trấn Tủa Chùa, Tủa Chùa, Điện Biên) livestream bán hàng tại chợ phiên. Ảnh: T.L
Cũng không rành "chuyển đổi số" là gì, nhưng từ 2 năm nay, nông dân huyện Tủa Chùa (Điện Biên) đi chợ phiên cuối tuần, ngoài hàng hóa ra, họ không thể thiếu điện thoại di động. Trước đây chị Bùi Thị Hoa đi chợ chủ yếu để trao đổi hàng hóa, hoặc bán những sản phẩm nhà chị có: măng, mật ong, các loại nông sản khô...
Nhưng chợ phiên chỉ họp ngày cuối tuần, còn hàng thì tồn quanh năm. Từ đó, chị Hoa nghĩ nên giới thiệu các sản phẩm đó trên trang cá nhân. Nhưng cách quảng bá đơn thuần trên Facebook cá nhân cũng không có hiệu quả cao.
Chị bắt đầu tham gia các hội nhóm chuyên trao đổi, buôn bán nông sản. Chị chọn cách livestream để nhiều người biết đến sản phẩm của mình hơn. Không ngờ cách tiếp cận này được nhiều người đón nhận, học theo. Nhờ đó các đơn hàng của chị cũng ngày một nhiều hơn.
Đa phần người đi chợ phiên Tủa Chùa đều mang theo điện thoại thông minh có kết nối internet để tiện cho việc livestream, bán hàng. Ảnh: TL
Giờ đây cứ đến phiên chợ cuối tuần thì không chỉ có chị Hoa mà rất nhiều nông dân, tiểu thương khác cũng lựa chọn cách tiếp cận với khách hàng thông qua mạng xã hội, thay vì trông chờ khách đến mua trực tiếp. Mỗi người một kiểu giới thiệu khác nhau, một cách quảng bá khác nhau, nhưng họ đều dựa trên nền tảng mạng xã hội, thông qua việc kết nối internet và kết nối các hội nhóm mua bán trên không gian mạng.
Chính điều này đã làm nên sự khác biệt ở một phiên chợ vùng cao, nơi mà trước đây, trong suy nghĩ của nhiều người chỉ đơn thuần là phiên chợ mua bán, trao đổi nông sản, thực phẩm của nông dân các dân tộc thiểu số. Vì thế ngoài những lợi ích về thúc đẩy phát triển kinh tế, nó còn mang màu sắc văn hóa độc đáo, thu hút sự tò mò, hiếu kỳ của nhiều du khách.
Đừng để nông dân 1 mình
Theo Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, để kinh doanh trên nền tảng số, nông dân phải giỏi từ kỹ năng bán hàng, chụp ảnh, viết bài, trả lời trên mạng và điều quan trọng là chữ tín. Chuyên gia về bán lẻ Vũ Vinh Phú cho rằng: "Mất lòng tin là mất tất cả, chính vì vậy để có thể xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình, duy trì lượng khách hàng ổn định và ngày càng mở rộng, chất lượng sản phẩm là yếu tố tiên quyết, nhất là với hàng nông sản".
Tuy nhiên, "quãng đường" đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử của người nông dân cũng còn không ít gian nan. Cụ thể, nông sản phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về chất lượng, kiểm định hàng hóa do các sàn đặt ra, đồng thời "vòng đời" ngắn ngủi của hàng nông sản cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc lên sàn gặp khó khăn.
"Cần cải thiện những điểm hạn chế này để có thể thúc đẩy việc đưa hàng nông sản lên sàn thương mại điện tử. Đây không chỉ là kênh tiêu thụ nông sản đầy tiềm năng mà còn là "tấm vé" để gián tiếp xuất khẩu hàng nông sản ra thị trường thế giới"- ông Phú nhấn mạnh.
Ông Lê Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cũng khẳng định: Sẽ cử người đến tận nơi đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ người dân làm quen với thương mại điện tử, hướng dẫn từ cách chụp ảnh sản phẩm, viết content quảng cáo, lựa chọn kênh bán, livestream...
Các nhân viên bưu điện hướng dẫn, đào tạo bà con trở thành một chủ doanh nghiệp, chủ động nắm thông tin thị trường, mở rộng kênh phân phối, quảng bá hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng và biết kinh doanh online thực thụ.
Sa Pa truy vết đoàn du khách Thanh Hóa có F0 Tối ngày 24/11, UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) có thông báo rà soát người tới 3 địa điểm ở Sa Pa mà F0 người Thanh Hóa từng ghé qua. Ngày 21/11, đoàn khách Thanh Hóa 5 người nghỉ tại khách sạn Công Đoàn (Sa Pa), trong đó có một khách được xác định mắc Covid-19. Tối ngày 24/11, UBND thị xã...