Lãnh đạo thi trượt chuyên viên chính: Đoạn trường ai trải mới hay!
Đề thi, cách thi chuyên viên chính không phù hợp với yêu cầu công việc, không góp phần nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức.
Kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức hành chính từ chuyên viên lên chuyên viên chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2019 có tới 38 cán bộ, công chức thi trượt.
Thông tin này khiến nhiều người tin rằng đây là kết quả trung thực nhất về kỳ thi. Tuy nhiên, điều đó không nói lên năng lực, trình độ của các cán bộ, công chức bị trượt trong kỳ thi này. Bởi, thực tế, nhiều người đã từng tham dự kỳ thi này cho rằng, việc thi thố không đánh giá, xếp hạng được năng lực cán bộ; giữa làm việc thực tế và thi cử nhiều khi cách xa nhau “vạn dặm”; có những người thi vào những nội dung không phục vụ cho bất kỳ công việc nào của họ. Đơn cử, thời đại công nghiệp 4.0 rồi nhưng cán bộ, công chức vẫn phải làm những bài thi tin học văn phòng, soạn thảo văn bản…
Ảnh minh họa
Những kỳ thi kiểu như vậy vừa tốn kém, vừa vô bổ nhưng nhiều người vẫn phải lao vào thi, xếp hàng đợi thi, có người phải cậy nhờ quen biết can thiệp để được thi… Sao lại phải đi thi? Đi thi để làm gì? Câu trả lời đơn giản là các tiêu chí, tiêu chuẩn về bổ nhiệm lãnh đạo hiện nay đều yêu cầu phải là chuyên viên chính; nhiều người xếp lương hết ngạch cũng phải thi chuyển ngạch nếu không sẽ rất thiệt thòi… Việc đi thi chỉ là để hoàn chỉnh hồ sơ, giấy tờ.
Rất chia sẻ với những người thi trượt, bởi chắc chắn họ phải chịu nhiều điều tiếng, áp lực ở địa phương, cơ quan; thậm chí có địa phương đưa ra khỏi qui hoạch những cán bộ không thi đạt chuyên viên chính… Cho nên, rất nhiều người đã phải “sống – chết” thi cho đỗ và thi cử có lẽ đã trở thành một mảnh đất màu mỡ để kiếm chác. Còn mục đích của chủ trương tìm được người tài để phục vụ hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước phần nào đã thất bại.
Thực tế, nhiều người đã thi qua chuyên viên chính, rồi lên đến chuyên viên cao cấp nhưng trình độ, năng lực chuyên môn lại không có gì thay đổi, chất lượng công việc thì “vẫn y nguyên”. Về nguyên tắc, nếu là chuyên viên chính thì yêu cầu công việc phải cao hơn, nặng nề hơn chuyên viên thế nhưng nhiều đơn vị lại không có thước đo cụ thể, chính xác về vấn đề này, nên nhiều khi đến tuổi, đến năm, đủ tiêu chuẩn thì đi thi chuyên viên chính chứ không phải người đó có năng lực vượt trội hơn đồng nghiệp mà được đi thi.
Video đang HOT
Bây giờ tiêu chí, tiêu chuẩn thi chuyên viên chính, nâng ngạch đã cao và khắt khe hơn trước nhưng ở từng đơn vị, cơ quan lại không xây dựng được vị trí việc làm nên nhiều khi chuyên viên chính lại đảm nhiệm những việc đơn giản hơn chuyên viên, thậm chí hiệu quả công việc còn không bằng chuyên viên.
Vẫn biết việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ là cần thiết nhưng nếu cách làm và hiệu quả không đạt chúng ta cần mạnh dạn gạt bỏ và thay đổi. Nếu còn duy trì hình thức thi cử như hiện nay thì việc ra đề thi, tổ chức thi phải thực sự thiết thực, hiệu quả, đừng để những cán bộ, công chức phải tham gia một kỳ thi không phục vụ gì nhiều cho công việc mà lại gây căng thẳng và áp lực vô cùng./.
Theo VOV
Quốc hội : Thay thế cán bộ, công chức, viên chức tham nhũng
Quốc hội yêu cầu xử lý nghiêm các sai phạm, xem xét thay thế kịp thời cán bộ, công chức, viên chức tham nhũng, vi phạm các quy định trong thực thi công vụ.
Chiều 27/11, với 446/447 đại biểu tán thành (chiếm 92,34%), Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Kịp thời thay thế cán bộ tham nhũng, không đáp ứng công việc
Đối với lĩnh vực Nội vụ, Quốc hội yêu cầu tiếp tục thực hiện theo lộ trình việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo chủ trương của Đảng và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm trong hệ thống cơ quan nhà nước, làm cơ sở sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, tinh giản biên chế và thực hiện cải cách tiền lương.
Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, phân loại đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với các nội dung theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
" Rà soát, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, nhất là quy định về trình độ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng, thi, xét nâng ngạch, thăng hạng viên chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhằm bảo đảm đánh giá đúng trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức và phù hợp với thực tiễn, gắn với vị trí việc làm" - Nghị quyết nêu rõ.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong công tác cán bộ; xử lý nghiêm các sai phạm, xem xét thay thế kịp thời cán bộ, công chức, viên chức tham nhũng, vi phạm các quy định trong thực thi công vụ, không đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
Trong năm 2019, xử lý dứt điểm những bất cập về hợp đồng đối với giáo viên và nhân viên y tế; chỉ đạo sát sao đối với việc thực hiện tinh giản số lượng người làm việc trong ngành giáo dục, y tế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, song vẫn phải bảo đảm đủ khả năng cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho xã hội.
Sớm có cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý
Đôi vơi lĩnh vực công thương, Quốc hội yêu cầu hoàn thành Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong năm 2020; năm 2021, hoàn thành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Điện lực, bảo đảm phát triển cân đối nguồn điện giữa các vùng, miền, giữa nguồn và lưới điện; khẩn trương rà soát, xử lý những bất cập trong quy hoạch, đầu tư và vận hành các dự án điện, đặc biệt là các dự án điện mặt trời.
Đề xuất cơ chế, giải pháp để sớm đưa vào vận hành các dự án điện trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 bị chậm tiến độ, bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong năm 2020 và các năm tiếp theo, không để xảy ra thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; tập trung các nguồn lực, giải pháp về công nghệ để xây dựng, nâng cấp lưới điện truyền tải, trạm biến áp; khẩn trương hoàn thiện các quy định để huy động nguồn lực xã hội tham gia xây dựng hệ thống truyền tải điện đồng bộ với phát triển nguồn điện; năm 2020, mở rộng thị trường bán buôn điện cạnh tranh, thí điểm để chủ đầu tư các nhà máy điện gió và điện mặt trời bán điện trực tiếp cho khách hàng, tiến tới hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2023.
Quốc hội yêu cầu khẩn trương kiểm tra, đánh giá để có cơ sở nghiên cứu sửa đổi quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý; nghiên cứu, sửa đổi quy trình bán điện mặt trời đối với các hộ ở vùng nông thôn; tiếp tục huy động nguồn lực triển khai chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo.
Xử nghiêm việc lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc đường lối
Đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông, Quốc hội yêu cầu rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về an ninh mạng; chủ động phối hợp, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong việc xác định danh tính người sử dụng dịch vụ, xử lý các thông tin sai sự thật, thông tin tin xấu, độc, thông tin mạo danh, tin giả; chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, báo chí.
Bên cạnh đó, cần phải có giải pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm việc lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc chủ trương, đường lối và phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, lừa đảo, đánh bạc, quảng cáo không đúng sự thật, thông tin gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
" Sớm ban hành văn bản quy định về xử lý vấn đề tin giả, về bảo vệ thông tin cá nhân; kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các loại tội phạm trên không gian mạng; tiếp tục triển khai các giải pháp hiệu quả để xử lý tình trạng "sim rác", "tin nhắn rác", "cuộc gọi rác". Khẩn trương ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng; thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng truyền thông xã hội trong nước; có chính sách phát triển các doanh nghiệp số Việt Nam" - Nghị quyết nêu rõ.
NHẠC DƯƠNG
Theo vtc.vn
Giảm quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển công chức Bộ trưởng Nội Vụ Lê Vĩnh Tân yêu cầu giảm quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng, nâng ngạch công chức; thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân vừa ký quyết định ban hành Kế hoạch xây dựng các nghị định nhằm quy định chi tiết các nội...