Lãnh đạo thế giới quyết ngăn khủng bố chiếm vật liệu hạt nhân
Lãnh đạo từ hơn 50 nước hôm qua cam kết ngăn “những chủ thể phi quốc gia” bao gồm những kẻ khủng bố giành được các vật liệu hạt nhân và phóng xạ khác.
Thuỷ quân lục chiến Mỹ trong cuộc diễn tập bảo vệ lực lượng chống khủng bố. Ảnh: Wikipedia
“Cần làm nhiều việc hơn nữa để ngăn các chủ thể phi quốc gia giành được các vật liệu hạt nhân và phóng xạ khác, có thể dùng cho những mục đích thâm độc”, Kyodo dẫn tuyên bố chung phát sau Hội nghị An ninh Hạt nhân ở Washington D.C hôm qua viết.
Các lãnh đạo cũng cam kết nuôi dưỡng môi trường quốc tế hoà bình và ổn định bằng cách giảm nguy cơ khủng bố hạt nhân và tăng cường an ninh hạt nhân.
Theo AP, phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết đến nay, chưa có kẻ khủng bố nào có trong tay vũ khí hạt nhân hay “bom bẩn”, nhờ nỗ lực của thế giới trong việc bảo đảm an toàn cho vật liệu hạt nhân. Nhưng ông cho biết đã có những âm mưu: al-Qaeda tìm cách thu thập vật liệu hạt nhân, Nhà nước Hồi giáo (IS) đã triển khai vũ khí hoá học và những kẻ cực đoan liên quan đến các vụ tấn công Paris và Bỉ bị phát hiện theo dõi một quan chức hạt nhân hàng đầu của Bỉ.
Ông Obama chắc chắn nếu “những kẻ điên” trong IS giành được vật liệu hạt nhân, chúng sẽ sử dụng để giết hại càng nhiều người càng tốt. Ông kêu gọi các lãnh đạo không tự mãn trước nguy cơ thảm họa và gọi IS là nhóm cực đoan hoạt động mạnh mẽ nhất đe doạ hành tinh.
Video đang HOT
Trọng Giáp
Theo VNE
IS âm mưu gieo rắc "ác mộng hạt nhân" toàn thế giới
Một nhà nghiên cứu thuộc ĐH Harvard cho biết, có thể IS đang âm mưu thực hiện một cuộc khủng bố hạt nhân.
Vụ giết nhân viên bảo vệ tại một cơ sở hạt nhân Bỉ chỉ hai ngày sau cuộc tấn công ở Brussels, cùng với bằng chứng gián điệp IS đã theo dõi các nhà nghiên cứu hạt nhân ở đó, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng bố hạt nhân tàn khốc.
Theo Matthew Bunn - điều tra viên chính của Dự án Quản lý Nguyên tử tại ĐH Harvard, mối đe dọa về một thảm họa hạt nhân đang hiện hữu trước mắt. Bỉ đã chứng kiến nhiều sự kiện đáng ngờ liên quan đến vật liệu và cơ sở hạt nhân.
Vào tháng 8-2014, một nhân viên tại lò phản ứng Doel-4 đã mở một van và xả hết nước trong tua-bin đựng chất bôi trơn. Hành động này làm tổn thất ít nhất 100-200 triệu USD. Sau đó, các nhà chức trách Bỉ phát hiện ra một người đàn ông tên Ilyass Boughalab đã bỏ việc tại lò phản ứng Doel-4 để đến Syria tham gia Nhà nước Hồi giáo tựng xưng (IS).
Khủng bố dường như từng có ý định tấn công nhà máy hạt nhân trong vụ khủng bố gần đây Brussels. (Ảnh minh họa)
Tháng 11, ngay sau khi cuộc tấn công Paris xảy ra, nhà chức trách Bỉ đã bắt giữ một người đàn ông tên Mohammed Bakkali và phát hiện các đoạn video theo dõi một chuyên gia thuộc cơ sở nghiên cứu hạt nhân SCK-CEN ở Mol (Bỉ). Theo điều tra, các cảnh quay được thực hiện bởi Ibrahim và Khalid el-Bakraoui, hai trong số các tên ném bom tự sát trong cuộc tấn công gần đây ở Brussels.
Ngày 24-3, một nhân viên bảo vệ được tìm thấy bị bắn chết tại Viện nguyên tố phóng xạ quốc gia Bỉ ở Fleurus. Tuy nhiên, công tố viên Bỉ tuyên bố cái chết không liên quan đến khủng bố và bác bỏ thông tin rằng mạng lưới an ninh đã bị phá hủy.
Những trường hợp trên là bằng chứng rõ rệt cho thấy IS đang âm mưu tạo ra một "thành phố ma" như Fukushima ngay giữa Châu Âu. Dù là bằng cách tấn công một cơ sở hạt nhân, kích nổ bom thông thường với các vật liệu phóng xạ, hay thậm chí là tự chế tạo một quả bom phân hạch chứa uranium.
Nhưng, để làm được điều này, chúng sẽ cần rất nhiều chuyên gia để phá vỡ lớp bảo mật và các biện pháp bảo vệ của nhà máy. Ngay trước cuộc tấn công Brussels, SCK-CEN đã triển khai quân đội vũ trang đến bốn cơ sở hạt nhân của Bỉ.
Bom "lậu"
Thử nghiệm mô phỏng khủng bố kích nổ bom phóng xạ ở Portland (Mỹ) vào tháng 10-2007.
Nhưng tăng cường an ninh tại các cơ sở hạt nhân vẫn chưa đủ. "Chất liệu phóng xạ có sẵn ở nhiều địa điểm. Chúng có thể dễ dàng được ăn cắp trong các bệnh viện, khu công nghiệp,... thay vì tại trung tâm SCK-CEN" - ông Bunn viết.
Những vật liệu hạt nhân có thể cho phép kẻ khủng bố biến một vụ nổ thông thường thành một thảm họa khiến cả khu vực bị nhiễm độc phóng xạ. Điều này làm tăng đáng kể chi phí dọn dẹp và nguy cơ lâu dài về sau. Năm 1987, bốn người đã chết ở thành phố Goiânia (Brazil) sau khi tiếp xúc với muối Cesium từ rác thải y tế.
Ông Bunn lưu ý rằng các vật liệu chế tạo bom lậu tồn tại trong "hàng chục ngàn các nguồn phóng xạ ở hơn 100 quốc gia trên thế giới". Theo ước tính của Trung tâm Hạn chế vũ khí hủy diệt hành loạt James Martin, trong năm 2013 và 2014, đã có 325 sự cố các chất phóng xạ bị mất hoặc đánh cắp.
Thành phần quan trọng nhất của một quả bom hạt nhân là uranium được làm giàu. Đối với nhiều chuyên gia, việc đánh cắp uranium đã làm giàu từ SCK-CEN sẽ là một mục tiêu rất khó khăn và "dường như xa vời" với IS.
Tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây của chính phủ, việc này có khả năng sẽ xảy ra. Sau vụ bắt cóc chuyên gia hạt nhân Bỉ, mưu đồ chế tạo bom hạt nhân của IS đang thể hiện ngày càng rõ rệt.
Bích Huyền
Theo_PLO
Ảnh mới nhất về thành phố hoang vì thảm họa Chernobyl Khach du lich băt đâu co thê trơ lai thanh phô Pripyat gân nha may điên hat nhân Chernobyl, 30 năm sau tham hoa hat nhân tai đây. Thanh phô Pripyat, gân nha may điên hat nhân Chernobyl ơ Ukraine, bi bo hoang tư sau tham hoa hat nhân ngay 26/4/1986. Thanh phô bị bỏ hoang Pripyat vân la khu vưc cach ly...