Lãnh đạo quốc gia, tài không đợi tuổi: Những lãnh đạo tuổi “băm”
Ở cái tuổi “băm mấy” thiên hạ còn đang loay hoay củng cố sự nghiệp, nhiều người đã leo lên chiếc ghế lãnh đạo quốc gia. Tất nhiên đó là “hàng hiếm”.
Tham vọng “ tuổi băm”
Ông Taavi Rõivas bước vào Dinh Thủ tướng Estonia khi mới 34 tuổi – Ảnh: AFP
Dẫu chỉ mới kinh qua 36 mùa xuân, ông Taavi Rõivas đã có hơn một năm rưỡi kinh nghiệm “hành nghề” Thủ tướng Estonia. Ông ngồi vào ghế thủ tướng lúc mới 34 tuổi. Dẫu còn ít kinh nghiệm chính trường nhưng Rõivas đã chọn ngay một nhân vật thuộc loại sừng sỏ nhất trên chính trường thế giới để làm đối thủ: Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thủ tướng Estonia tuyên bố rằng an ninh quốc gia là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông trước mối đe dọa từ Nga.
Người đàn ông trẻ tuổi còn có tham vọng theo đúng kiểu của người trẻ tuổi: biến Estonia thành “đất nước Bắc Âu mới” bằng cách thúc đẩy đầu tư nước ngoài và duy trì tăng trưởng kinh tế. Theo lời Thủ tướng Rõivas thì văn hóa Estonia rất gần với văn hóa Thụy Điển và Phần Lan. Nhưng để “gần” ở đẳng cấp kinh tế thì hẳn còn cần lắm kỳ công!
Vị vua mê chơi
Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani là nhà lãnh đạo mê thể thao – Ảnh: Reuters
Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani của Qatar mê chơi nhiều môn thể thao khác nhau, trong đó có đánh cầu lông và thụt bida (trên mạng từng xuất hiện clip nhà vua chơi 2 môn này với cựu tư lệnh quân đội Ai Cập Mohammed Hussein Tantawi). Chẳng những mê chơi cho bản thân mình, quốc vương của xứ sở dầu mỏ còn từng giữ ghế chủ tịch Ủy ban tổ chức Asian Games lần thứ 15 tại Doha (Qatar), lãnh đạo Qatar tổ chức giải Vô địch bơi thế giới của Liên đoàn bơi quốc tế (Fina) 2014.
Ông hiện là thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế, cùng lúc đang nỗ lực vận động để tổ chức Thế vận hội 2020 tại Doha. Quỹ đầu tư Qatar thì đang sở hữu câu lạc bộ bóng đá Pháp không ngại vung tay Paris Saint-Germain…
Tất cả những điều trên sẽ trở thành dễ hiểu khi biết quốc vương Tamim lên ngôi khi chỉ mới 33 tuổi (vào năm 2013). Đến nay, ở tuổi 35, ngoài việc sở hữu những danh hiệu thể thao cao quý (năm 2006, báo Ai Cập Al-Ahram đã bầu chọn ông là “nhân vật thể thao tiêu biểu nhất ở thế giới Ả Rập”), quốc vương Tamim còn sở hữu một kho tàng cá nhân đồ sộ khác: 8 đứa con. Ấy là nhờ sự góp sức nhiệt tình của 3 bà vợ cả thảy (vẫn còn thiếu 1 theo giới hạn cho phép ở nhiều nước Hồi giáo).
Video đang HOT
Đức vua ở xứ sở hạnh phúc
Quốc vương Bhutan Jigme Khesar cưới vợ khi đang ngồi trên ngai vàng – Ảnh: Reuters
Chính thức lên ngôi vào năm 28 tuổi nhưng thật ra Quốc vương Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuk đã ngồi ở ngai vàng từ lúc 26 tuổi. Dẫu có muộn màng hơn vua cha đến 10 năm, người lên ngôi năm mới 16 tuổi, quốc vương Jigme Khesar vẫn là một trong những vị vua trẻ nhất quả đất. Lúc đó, nhà vua còn chưa kịp cưới vợ khiến bao cô gái Bhutan mải nuôi giấc mộng hoàng cung cho tới khi ông rước cô sinh viên thường dân Jetsun Pema về dinh, cài lên đầu chiếc vương miện hoàng hậu.
Nhà vua cưới vợ là sự kiện hạnh phúc ở đất nước xem tổng hạnh phúc quốc gia là thước đo cho sự thành đạt, trong khi cả thế giới hồng hộc chạy theo tổng sản phẩm quốc dân.
Ở Bhutan, chỉ số hạnh phúc là quan trọng nhất – Ảnh: Reuters
31 tuổi làm thủ tướng
Lúc nhận nhiệm sở Thủ tướng Georgia hồi năm 2013, ông Irakli Garibashvili mới 31 tuổi, trở thành nhà lãnh đạo chính phủ trẻ nhất châu Âu. Chỉ mới trước đó không lâu, người ta còn chưa biết ông là ai cho đến 2012, lúc ông được Thủ tướng lúc bấy giờ là Bidzina Ivanishvili bổ nhiệm chức Bộ trưởng Nội vụ.
Thủ tướng Georgia, ông Irakli Garibashvili – Ảnh: AFP
Trước đó, Garibashvili đã tốt nghiệp tại học Sorbonne (Pháp) và dành hết thời gian làm việc trong “đế chế” kinh doanh của người mà ông chịu ơn, tỉ phú Ivanishvili.
Lãnh đạo tối cao 8X
Sẽ là thiếu sót lớn nếu thiếu cái tên Kim Jong-un khi nói về những nhà lãnh đạo trẻ trên thế giới, bởi ông chính là nhà lãnh đạo quyền lực nhất (trong phạm vi quốc gia) dù lúc lên cầm quyền (năm 2011) chưa tròn 30 tuổi. Chỉ riêng danh hiệu nhà lãnh đạo tối cao hẳn đã nói lên điều đó. Ngoài ra, ông còn đứng đầu nhà nước, đứng đầu đảng duy nhất, đứng đầu quân đội ở Triều Tiên…
Kim Jong-un, nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên – Ảnh: AFP
Cũng rất khó để biết tuổi chính xác của nhà lãnh đạo tối cao này, bởi ở một đất nước toàn chuyện bí mật như Triều Tiên, tuổi lãnh đạo cũng là một bí mật. Dựa trên nhiều tài liệu khác nhau, người ta chỉ đoán ông sinh năm 1983 hoặc 1984, tức năm nay khoảng 31 hoặc 32 tuổi.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Tuổi nào dễ làm lãnh đạo quốc gia nhất?
Đa phần các nhà lãnh đạo trên thế giới hiện nay ở độ tuổi U60, thậm chí có vị đã gần trăm tuổi. Nhưng nếu bạn là con vua hoặc sống ở... Triều Tiên, mọi chuyện có thể khác.
Ông Kim Jong-un và phu nhân - Ảnh: Reuters
Kim Jong-un: người đàn ông của những kỷ lục
Trong danh sách 10 nhà lãnh đạo quốc gia trẻ nhất hiện nay của The Richest Lifestyle, ông Kim Jong -un, nhà lãnh đạo của Triều Tiên, đang đứng đầu bảng.
Lên cầm quyền từ năm 2011, ông Kim Jong-un nghiễm nhiên trở thành lãnh đạo trẻ nhất thế giới; đến bây giờ, ông Kim vẫn trụ vững ở ngôi hạng đó, khi ông chỉ mới chừng 31 hoặc 32 tuổi.
Thêm một "kỷ lục" nữa trong câu lạc bộ lãnh đạo chính phủ U40: chỉ có ông Kim là nghiễm nhiên được tặng không chiếc "thẻ hội viên" nhờ truyền thống cha truyền con nối ở Triều Tiên. Hầu hết các lãnh đạo cực trẻ khác ở những phần còn lại của thế giới phải vật lộn vất vả qua các kỳ bầu cử. Nhiều người có một điểm chung: đều là thủ tướng của chính phủ liên minh cầm quyền, đồng nghĩa với được sự tín nhiệm của nhiều đảng phái trong chính phủ, cùng lúc cũng đồng nghĩa với việc họ đang đứng đầu những nội các dễ "sinh sự" hơn và cũng dễ tan rã hơn.
Nếu mở rộng danh sách ra cả các quốc gia quân chủ, danh sách lãnh đạo từ 40 tuổi trở xuống nằm tầm tầm ở con số 10, theo thống kê của The Richest Lifestyle. Trong số những người đứng đầu vương triều, quốc vương Bhutan, ông Jigme Khesar Namgyel Wangchuck là gương mặt trẻ trung nhất.
Quốc vương Bhutan, Jigme Khesar Namgyel Wangchuck rất được thần dân yêu mến - Ảnh: Reuters
Ông Jigme Khesar từng là lãnh đạo trẻ nhất hành tinh khi bắt đầu trị vì Bhutan vào năm mới 26 tuổi (2006) và chính thức lên ngôi vào năm mới 28 tuổi. Nhưng tới 2011, quốc vương trẻ tuổi đã bị ông Kim Jong-un "soán ngôi" (lúc này quốc vương Jigme đã 31 tuổi).
91 tuổi vẫn làm tổng thống
Ở bên kia thái cực, tuổi tác lãnh đạo quốc gia có khuynh hướng tăng lên nếu bạn di chuyển xuống phía nam bán cầu, trong đó ngôi vị "vô địch thế giới" thuộc về Tổng thống Zimbabwe, ông Robert Mugabe. Thành tích chói sáng của ông: ngồi yên ở vị trí đầu tàu đất nước dẫu đã ở cái tuổi 91. Thành tích này càng vượt trội hơn khi đem so sánh với tuổi thọ trung bình của người dân Zimbabwe: 60,8 tuổi với phụ nữ và 58,8 tuổi với đàn ông.
Ông Mugabe càng trở nên "đặc biệt" nữa khi "đấu" với cả thế giới: không có lấy một thành viên thứ 2 trong câu lạc bộ lãnh đạo U-100 mà "bầu bạn" với ông Mugabe. Nhà lãnh đạo cao tuổi thứ 2 thế giới (84 tuổi) là ông Raul Castro của Cuba, người từng tuyên bố sẽ về hưu vào năm 2018. Đứng thứ 3 trong danh sách lãnh đạo "kỳ cựu" nhất hành tinh là Thủ tướng Azerbaijan, ông Artur Rasizade, năm nay 80 tuổi.
Ở tuổi 91, Tổng thống Mugabe của Zimbabwe vẫn quyết tại vị - Ảnh: Reuters
Nếu tạm rời khỏi 2 đầu thái cực trên biểu đồ tuổi tác lãnh đạo mà đi đến quãng giữa, con số phổ biến nhất nằm giữa 50 - 60 tuổi. Đặc biệt ở phương Tây, U-60 là lúc người ta "chín muồi" nhất để làm lãnh đạo quốc gia. Trong danh sách này có cả Tổng thống Mỹ Barack Obama (54 tuổi) và Thủ tướng Canada Stephen Harper (56 tuổi).
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Không còn tin ai, Kim Jong-un giao trọng trách quốc gia cho em gái Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa trao cho em gái trọng trách, đó là điều hành và phát triển các hoạt động quảng bá hình ảnh cho vị lãnh đạo trẻ tuổi này. Đây có thể gọi là sự thăng chức kịch tính đối với Kim Yo-jong, em gái Kim Jong-un. Kim Yo-jong sẽ ngồi vào ghế lãnh đạo cơ quan...