Lãnh đạo phường giải thích việc có người phải trả lại tiền hỗ trợ
Vừa về đến nhà sau khi kí nhận tiền hỗ trợ đợt 3, người đàn ông nhận được cuộc gọi từ tổ dân phố, yêu cầu thu hồi lại tiền với lý do “chi nhầm”.
Báo Thanh Niên đưa tin, mới đây, một người đàn ông tên M., ngụ tại phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM đã phản ánh về bất cập trong việc chi trả gói hỗ trợ đợt 3 tại địa phương.
Theo anh M., hồi đầu tháng 10, tổ phó tổ dân phố nơi anh sinh sống đã gửi thông báo anh ra nhận tiền hỗ trợ đợt 3.
Bà con xếp hàng chờ nhận hỗ trợ đợt 3 tại TP.HCM. (Ảnh: Công An Nhân Dân)
“Tôi đến một chỗ gần đó, tại đây có 2 nữ cán bộ phát tiền. Tôi lấy giấy CMND ra đối chiếu rồi ký vào tờ danh sách nhận hỗ trợ và nhận 1 triệu đồng rồi ra về. Vừa về tới nhà thì tổ phó gọi tôi, bảo là tôi có tên trong một danh sách đang hưởng lương tháng 8/2021 nên không được hỗ trợ và kêu tôi quay lại trả tiền.” – anh M. chia sẻ.
Anh M. sau đó đã đến trả lại tiền và đồng thời yêu cầu được hủy chữ kí ban đầu vì trên thực tế không có nhận tiền. Song lúc này cán bộ chi trả nói rằng sẽ không lập biên bản hay giấy tờ gì với anh M. và nếu muốn hủy chữ kí thì cần lên phường.
2 ngày sau, tổ phó tổ dân phố gửi một danh sách đang hưởng lương vào nhóm chat. Những người có tên sẽ thuộc diện không được nhận hỗ trợ và trong đó có anh M.
Người đến nhận tiền phải xuất trình CMND hoặc CCCD. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Người Sài Gòn rưng rưng nước mắt khi nhận tiền hỗ trợ.
Anh M. thừa nhận việc có được nhận lương tháng 8/2021. Nhưng anh không khỏi thắc mắc tại sao tên lại có trong danh sách nhận hỗ trợ và chỉ vừa mới kí tên nhận tiền xong đã bị “đòi” lại tiền.
Liên quan đến sự việc này, lãnh đạo UBND phường 7, quận Tân Bình ngày 15/10 đã có những chia sẻ với báo Thanh Niên. Cụ thể, vị lãnh đạo cho biết, danh sách hỗ trợ được phường xét duyệt sẽ gửi về phần mềm quản lý để đối chiếu, lọc ra những ai không thuộc diện hỗ trợ như có hưởng lương tháng 8, đóng bảo hiểm xã hội…
Tuy nhiên, danh sách mà phần mềm gửi lại UBND phường chưa lọc ra hết. Do đó mới xuất hiện trường hợp như anh M. vẫn có tên trong diện nhận hỗ trợ là nhầm lẫn.
Cán bộ phát tiền đối chiếu thông tin trước khi trao tiền hỗ trợ cho bà con. (Ảnh: VOV)
Nếu rà soát lại và phát hiện trước thì sẽ không chi cho những trường hợp này. Còn nếu đã chi rồi mới phát hiện ra thì cán bộ phường phải làm thủ tục để thu hồi.
“Ví dụ, có người dân phản ánh họ và hàng xóm đều hưởng lương hưu nhưng hàng xóm nhận được hỗ trợ, còn họ thì không. Khi nhận được phản ánh này, mình sẽ đi xác minh lại. Nếu đúng như phản ánh thì phải giải thích cho người dân hiểu, làm thủ tục thu hồi khoản chi vì hưởng lương hưu sẽ không được hỗ trợ.” - lãnh đạo UBND phường 7 nói.
Video đang HOT
Theo UBND phường 7, để thu hồi, tổ công tác địa phương phải xuống báo với dân là họ không thuộc diện hỗ trợ, lập biên bản giải thích vụ việc để bà con đồng ý, kí tên gửi lại tiền. Bà con sẽ kí trả trong biên bản thu hồi chứ không thể hủy chữ kí ban đầu.
Nhiều người phấn khởi sau khi nhận được tiền hỗ trợ. (Ảnh: Đảng Bộ TP.HCM)
Nếu không lập biên bản mà thu hồi tiền là không đúng quy định. Vì vậy, bà con hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp với tổ dân phố hoặc UBND phường để xác minh và giải quyết.
Hiện TP.HCM vẫn đang tiếp tục chi tiền đợt 3 cho bà con thuộc diện hỗ trợ. Mọi người có thể chủ động nắm bắt thông tin liên quan đến đối tượng chi trả để tránh nhầm lẫn và biết cách giải quyết trong trường hợp gặp sai sót.
F0 'mắng' bệnh nhân cho tiền, từ chối nhận lương tình nguyện
"Bữa giờ chăm sóc bệnh nhân, có người dúi cho 500, người cho hẳn 1 triệu, có người còn tháo cái nhẫn vàng tầm 2 chỉ ra dúi vào tay để cám ơn tôi chăm sóc.
Nhưng tôi "mắng" họ để họ hiểu, chúng tôi làm vì tự nguyện chứ không phải vì tiền", anh Nguyễn Hồng Kỳ cho biết.
Chăm sóc bệnh nhân lại nhớ đến mẹ đã mất
Anh Nguyễn Hồng Kỳ, 34 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM, là chủ một cửa hàng phá lấu bò. Ngày 3/8, anh Kỳ cùng vợ được ra viện sau gần một tháng điều trị COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 4, Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Những ngày trong viện, nhìn cảnh các y bác sĩ ngày đêm vất vả, nằm ngủ dưới nền đất, mặc đồ bảo hộ cả ngày chăm sóc bệnh nhân, anh Kỳ nung nấu ý định trả ơn những người đã giúp anh vượt qua "cửa tử".
"Trong một lần đi chợ, nhìn những đoàn xe dài chở các bệnh nhân đi cách ly, trong lòng tôi thôi thúc một cái gì đó. Tôi suy nghĩ và quyết định đi làm tình nguyện viên giúp đỡ các bệnh nhân, hỗ trợ cán bộ y tế chỉ trong vòng 5 phút", anh Kỳ nhớ lại.
Hai ngày sau, vào ngày 16/8, anh Kỳ bắt đầu ngày làm việc đầu tiên tại Bệnh viện dã chiến số 4 với nhiệm vụ rất đặc biệt: Động viên tinh thần, lan tỏa sự lạc quan, năng lượng tích cực cho những F0 đang điều trị tại đây.
Hành trang lên đường quay lại Bệnh viện dã chiến của anh Nguyễn Hồng Kỳ. Ảnh: NVCC
"Các cô chú tập thở đi, hít sâu vào!", "Đúng rồi, bà phải tập thở nhiều nhé. Cháu là F0 khỏi bệnh, giờ "bất tử" rồi, các cô chú lạc quan lên ạ" là những câu Kỳ thường xuyên nói với các bệnh nhân để "lây" tinh thần phấn chấn cho mọi người.
Thời gian đầu, chưa biết cách chăm sóc các bệnh nhân ở đây, anh Kỳ quan sát cách làm của các điều dưỡng làm theo, từ đó nắm được quy trình và trở nên thuần thục. Một thời gian ngắn sau, anh được vào hỗ trợ tại phòng Hồi sức cấp cứu.
Thầy thuốc F0 không rời về tuyến sau
Công việc của Kỳ lúc này là chăm sóc các bệnh nhân có hoàn cảnh neo đơn, không có người thân. Từ đây, Kỳ như một điều dưỡng chuyên nghiệp, từ phục vụ bữa ăn, đút từng muỗng cháo cho bệnh nhân, đến đổ bô vệ sinh.
Vừa thay tã bỉm, lau chùi cơ thể cho bệnh nhân, massage, Kỳ liên tục thăm hỏi họ mặc dù nhiều khi "tôi cứ trò chuyện với các cô chú dù không biết các cô chú có nghe được hay không".
Có những bữa, bệnh nhân ăn xong miếng cháo là "nhổ phì phì" dù đang đeo máy trợ thở nhưng anh vẫn kiên nhẫn đút từng muỗng, chờ họ nuốt kĩ rồi đút tiếp.
"Các bệnh nhân lớn tuổi ở đây làm tôi nhớ đến người mẹ đã mất của tôi, ngày xưa cũng nằm bệnh như vậy. Tôi cảm giác rằng chăm sóc những bệnh nhân này cũng như là chăm sóc mẹ của mình vậy", anh Kỳ xúc động nói.
Nguyễn Hồng Kỳ đút từng muỗng cháo cho bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: NVCC
Làm tình nguyện viên bằng cái Tâm, không nhận lương
Tính đến ngày hôm nay, anh Kỳ đã tham gia công tác tình nguyện ở Bệnh viện Dã chiến số 4 được tròn 38 ngày.
Mỗi ngày Kỳ vào phòng Hồi sức cấp cứu 2 ca/ngày. Hôm nào có nhiều bệnh nhân, anh rất vất vả. Tuy nhiên, theo tình nguyện viên này "đuối chẳng qua là do mặc bộ đồ phòng hộ quá nóng thôi. Chứ nếu không có bộ đồ bảo hộ này thì chục người tôi cân khoẻ re".
Quá trình hỗ trợ bệnh nhân nặng ở đây, anh Kỳ được nhiều người thương quý bởi anh đặt hết tâm huyết vào bệnh nhân để chăm sóc kỹ càng.
"Bữa giờ chăm sóc bệnh nhân, có người dúi cho 500, người cho hẳn 1 triệu, có người còn tháo cái nhẫn vàng tầm 2 chỉ ra dúi vào tay để cám ơn tôi chăm sóc nhưng tôi "mắng" họ để họ hiểu, chúng tôi làm vì tự nguyện chứ không phải vì tiền. Thậm chí tôi còn từ chối nhận lương từ chương trình ATM F0 của Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tại bệnh viện này.
Tôi làm vì cái tâm của tôi muốn giúp đỡ các bệnh nhân nên việc nhận tiền nó nằm ngoài suy nghĩ của tôi và tôi thấy tất cả các y bác sĩ, điều dưỡng ở đây cũng đều như vậy", anh Kỳ chia sẻ thật lòng.
Những ngày ở viện, anh Kỳ không ngần ngại giúp các bệnh nhân lau rửa, thay tã, masage và trò chuyện, truyền niềm lạc quan sống cho họ. Ảnh: NVCC
Theo anh Kỳ, những ngày ở bệnh viện dã chiến này, anh có quá nhiều kỷ niệm. Vui có, buồn có nhưng chủ yếu là kỷ niệm buồn. Bởi lẽ, nhiều bệnh nhân được anh Kỳ chăm sóc từ những ngày đầu vào viện, tưởng như họ đã vượt qua được vậy mà cuối cùng phải từ bỏ sự sống do có bệnh nền và chuyển biến nặng.
Một trong những bệnh nhân mà Kỳ ấn tượng nhất trong suốt những ngày chăm sóc vừa qua là người phụ nữ tên Bạch Yến (60 tuổi, còn gọi là "cô Yến"). Mặc dù đã có tuổi nhưng "cô Yến" vẫn lưu giữ vẻ đẹp của một thời xuân sắc.
Theo anh Kỳ, sức khoẻ của "cô Yến" diễn biến như biểu đồ hình sin, lúc khoẻ vẫn tự ăn, tự đi vệ sinh, lúc mệt thì nằm li bì, bỏ ăn uống.
Quá trình chăm sóc cho "cô Yến", anh Kỳ biết được sự thật "cô Yến" vốn là người chuyên đẻ thuê, cô có hàng chục người con nhưng lúc nằm viện không có một ai bên cạnh.
Thương "cô Yến", anh Kỳ dự định sau này "cô Yến" khỏi bệnh sẽ chăm sóc cô nốt phần đời còn lại. Nhưng niềm mong mỏi của anh Kỳ không thành hiện thực. "Cô Yến" đã qua đời vào ngày 28/8. Nhận được thông báo từ bác sĩ, anh Kỳ vội vàng mặc nhanh bộ đồ bảo hộ để vào gặp mặt cô lần cuối nhưng không kịp. Cái "ôm" cuối cùng anh có thể dành cho cô là đưa xác cô vào phòng lạnh.
"Có những người chúng ta chỉ gặp 1 lần trong đời, chỉ tiếp xúc thật ngắn ngủi - buổi sáng vừa khoẻ mạnh cười nói - buổi chiều đã lặng lẽ ra đi. Có những người đã theo ta gần cả tháng trời để chống chọi và giành giật sự sống, tưởng chừng là kì tích nhưng lại "bỏ cuộc" để ta 1 mình lặng lẽ nhìn người khác đưa đi",
Đó là những dòng nhật ký anh Kỳ viết trên tài khoản facebook "Nguyễn Hồng Kỳ - F0man" sau khi chứng kiến sự ra đi của "cô Yến".
Tham gia vào đội ngũ chống dịch, ngày ngày phải tiếp xúc với các bệnh nhân COVID-19 là hết sức nguy hiểm, chưa kể lại phải xa gia đình trong một khoảng thời gian dài thế nhưng Kỳ cho biết, anh không hề cảm thấy mệt. Bản thân anh còn cảm thấy vui vì giúp đỡ được nhiều người.
Hơn 1 tháng làm tình nguyện viên trong bệnh viện với những trải nghiệm quý giá, Nguyễn Hồng Kỳ trở nên trưởng thành và bản lĩnh hơn. Anh tự thấy trân trọng và yêu thương cuộc sống, gia đình. Ảnh: NVCC
Hồng Kỳ tâm sự, vào đây, anh mới thấy hết nỗi vất vả của các nhân viên y tế. Một bác sĩ có ngày phải nhận được gần 100 cuộc điện thoại để tư vấn cách trị bệnh, nhận bệnh từ chỗ này, chỗ kia, chuyển viện cho các bệnh nhân nặng để kéo dài sự sống.... Họ mệt mỏi đến mức gục ngủ mà không cần nằm mùng, mặc cho muỗi cắn.
"Tôi thấy công việc của mình dù chỉ là góp được một phần nhỏ thôi nhưng mà cũng đỡ được cho cán bộ y tế để họ tập trung vào công việc cứu giúp những bệnh nhân nặng, giành giật sự sống còn cho đồng bào".
Nơi ở của anh Nguyễn Hồng Kỳ cùng các bác sĩ, điều dưỡng của BV Dã chiến số 4. Trong đó, một bác sĩ quá mệt nằm ra giữa nhà mà không cần bắt mùng. Ảnh: NVCC
Hơn 1 tháng làm tình nguyện viên trong bệnh viện với những trải nghiệm quý giá ở nơi sinh tử tính bằng giây, Kỳ trở nên bản lĩnh, kiên nhẫn và trưởng thành hơn. Anh tự thấy mình cần biết trân trọng và yêu thương cuộc sống, gia đình.
Khi PV Sức khỏe và Đời sống hỏi về dự định sắp tới sau khi hoàn thành nhiệm vụ tình nguyện viên tại Bệnh viện dã chiến số 4, Kỳ cho hay anh sẽ tiếp tục tham gia các công tác tình nguyện, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, anh sẽ nghỉ bán phá lấu bò để quay trở lại công việc kinh doanh đồ điện gia dụng trước đây hoặc tìm công việc mới phù hợp hơn.
Tổ trưởng dân phố 'nhầm biểu mẫu' khi lập danh sách hỗ trợ Tổ trưởng dân phố dùng biểu mẫu ký nhận tiền để lập danh sách hỗ trợ trường hợp khó khăn do Covid-19 khiến gần 50 hộ dân hiểu lầm "phường bắt ký tên nhưng không phát tiền". Chị Lê Thị Thanh Mai, 46 tuổi, khu trọ số 54, đường số 1 thuộc tổ 6, khu phố 1, phường Tăng Nhơn Phú B (TP...